Điều tra lại vụ cô giáo “cướp” vàng của người tình
Mặc dù bị tố dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nhân tình nhưng bị cáo liên tục kêu oan, cho rằng bị mớm cung.
Ngày 24/9, TAND TP Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Thị Ngọc Mai (SN 1980, trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) về tội cướp tài sản. Tại phiên xử, bị cáo Mai liên tục kêu oan, cho rằng bị mớm cung và cấp sơ thẩm xét xử không đúng.
Bị cáo Lê Thị Ngọc Mai tại phiên tòa phúc thẩm ngày 24/9.
Theo án sơ thẩm, Lê Thị Ngọc Mai và ông Trần Ngọc Ngữ (SN 1961, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) có quan hệ tình cảm với nhau mặc dù ông Ngữ đã có vợ.
Khoảng 19h ngày 8/10/2013, Mai đến xưởng than tổ ong – nơi ông Ngữ làm việc – để gặp mặt. Tại đây, giữa Mai và ông Ngữ xảy ra mâu thuẫn, Mai dùng tay đánh ông Ngữ nhiều cái. Sau đó, Mai giật sợi dây chuyền trên cổ ông Ngữ rồi cầm 2 con dao kề vào cổ ông Ngữ buộc tháo chiếc nhẫn vàng đeo trên tay. Mai lấy nhẫn bỏ vào túi sau đó ra về. Ông Ngữ đã đến cơ quan công an trình báo vụ việc.
Video đang HOT
Bản án sơ thẩm cho biết tại phiên xử, bị cáo Mai cũng không thừa nhận hành vi phạm tội. HĐXX sơ thẩm nhận định bị cáo Mai không khai báo thành khẩn, không ăn năn hối cãi và có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản trị giá hơn 16 triệu đồng của bị hại. Xử sơ thẩm, TAND quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã tuyên phạt 7 năm tù đối với bị cáo Mai.
Tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Mai cho rằng trong quá trình lấy lời khai tại cơ quan công an đã bị ép cung, mớm cung. Bị cáo Mai đề nghị tòa phúc thẩm triệu tập 1 công an viên và 1 điều tra viên đến tòa đối chất.
Bị cáo Mai cho biết thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo sắp lấy chồng. Do ông Ngữ còn thương yêu Mai nên đã nhiều lần đe dọa không cho Mai lấy chồng. Bị cáo thừa nhận có đánh và dùng dao kề vào cổ ông Ngữ nhưng không nhằm cướp tài sản. Việc lấy sợi dây chuyền và nhẫn vàng của ông Ngữ cũng là vô ý vì sợi dây chuyền bị đứt rơi xuống đất. Mai cũng cho hay sau đó ông Ngữ đã tự nguyện đưa nhẫn và dây chuyền cho bị cáo với ý định muốn níu kéo tình cảm. Ngoài ra, bị cáo Mai cũng khẳng định trước khi vụ án xảy ra, ông Ngữ đã đề nghị Mai quan hệ tình dục tại xưởng than nhưng bị từ chối nên hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Trong khi đó, ông Ngữ lại cho rằng lời khai của Mai là hoàn toàn bịa đặt. “Mai đã dùng dao kề vào cổ yêu cầu tôi đưa dây chuyền và nhẫn. Vì quá sợ hãi đến tính mạng nên tôi đã tháo ra và giao toàn bộ cho cô ấy” – ông Ngữ khai.
Sau gần 1 ngày xét hỏi, đại diện VKSND TP Đà Nẵng đã đề nghị HĐXX hủy bản án sơ thẩm vì còn quá nhiều tình tiết cần phải được làm rõ như nội dung các tin nhắn đe dọa của ông Ngữ gửi cho bị cáo Mai trước khi xảy ra vụ án, việc ông Ngữ có tự nguyện đưa tài sản cho bị cáo Mai để tiếp tục nối lại tình xưa…
TAND TP Đà Nẵng đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại toàn bộ vụ án để làm rõ bản chất của sự việc.
Theo B.Vân (Người Lao Động)
Dùng máy địa bức xạ quét cung đường ném xác chị Huyền
Ngày 6/12, các nhà khoa học đã đem máy địa bức xạ đi quét dọc hai bên đường theo lộ trình ném xác của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.
Giáo sư Vũ Văn Bằng (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), một trong số những nhà khoa học đang tích cực vào cuộc tìm kiếm nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cho biết vừa thực hiện xong giai đoạn 1 của việc tìm kiếm. Đó là đo đạc và phân tích số liệu dưới nước để gửi lên cơ quan công an. "Trong số hơn 40 vị trí có tín hiệu thi thể, chúng tôi đã lọc ra được khoảng 5 vị trí có dấu hiệu khả quan nhất", ông Bằng nói.
Giáo sư Bằng cũng cho biết, sau khi thực hiện xong công tác tìm kiếm dưới nước, ngày 6/12, ông cùng các nhà khoa học đem máy địa bức xạ quét dọc theo tuyến đường ném xác của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường để tìm kiếm dấu vết. Máy sẽ quét trùm hết hai bên đường, đặc biệt nhấn vào các điểm cống, hầm hố, kênh, mương để tìm kiếm dấu vết thi thể chị Huyền.
Đến 17h ngày 6/12, các nhà khoa học đã cơ bản quét xong các khu vực trong nội thành có trong đường ném xác chị Huyền. Giáo sư Bằng tiết lộ sẽ quét các đoạn đường mà bảo vệ Đào Quang Khánh (người đã giúp bác sĩ Tường thực hiện hành trình ném xác) vừa khai nhận.
Giáo sư Vũ Văn Bằng dùng máy địa bức xạ từ thứ cấp tìm kiếm thi thể người bị vùi lấp ở Thái Nguyên. Ảnh: Lê Tú.
Trước thông tin có giáo sư cho rằng máy địa bức xạ từ thứ cấp không đem lại hiệu quả tìm kiếm, giáo sư Bằng khẳng định: "Máy địa bức xạ từ thứ cấp đã được sử dụng trong nhiều trường hợp tìm kiếm thi thể vụ sập hầm mỏ, người bị vùi dưới cát ở lòng sông... Bất cứ nhà khoa học nào muốn nói gì cũng cần có căn cứ khoa học chứ không thể bỗng nhiên phủ định. Dù kết quả tìm kiếm có thế nào, đây cũng là công sức và sự nỗ lực hết mình của những nhà khoa học để giúp đỡ cơ quan chức năng và phía người nhà nạn nhân", ông Bằng nói.
Vị giáo sư quan ngại rằng, nếu thấy xác người, máy địa bức xạ sẽ chỉ phát ra tín hiệu, khó có thể nhận ra chính xác đâu là thi thể của nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Trước những thông tin giáo sư Vũ Bằng đưa ra, người nhà chị Huyền cho biết sẽ dùng mọi cách để tìm được thi thể. "Ngày hôm nay không tìm được, ngày mai gia đình chúng tôi lại tìm tiếp. Những vị trí được nhận định là có thể tìm thấy xác, gia đình sẽ thuê tàu sục, thổi cát rẽ ra để cho thợ lặn xuống tìm kiếm, cầu mong sẽ có kết quả", người nhà nạn nhân nói.
Theo Tri thức
Người bạn tù muốn viết tiểu thuyết về ông Nguyễn Thanh Chấn Đêm cuối cùng trước khi được trả tự do, chờ tái thẩm sau hơn 10 năm tù đày, ông Nguyễn Thanh Chấn và người bạn tù cùng phòng của ông là Đỗ Văn Toản (SN 1961) cùng nước mắt lăn dài Nghẹn ngào mãi không thốt được thành lời, ông Toản mượn cây bút bi, một tờ giấy viết vội vài dòng chia...