Sự thật loài rắn trông như con giun với lời đồn ‘bị cắn là mất mạng’
Ở Việt Nam, loài rắn này có khắp 3 miền, kể cả các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM. Có lời đồn, đây là loài rắn kịch độc, nếu bị cắn trúng chắc chắn mất mạng.
Rắn giun (tên khoa học Typhlopidae) có thể được bắt gặp khắp nơi ở Việt Nam, từ miền Bắc cho tới miền Nam, thậm chí là ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM.
Đúng như tên gọi, rắn giun có bề ngoài rất giống giun đất với đầu và đuôi tròn, da màu nâu sậm, con trưởng thành dài không quá 23 cm. Tuy nhiên, rắn giun có vảy và không phân đốt, đặc điểm để phân biệt với giun đất.
Do tập tính sống trong đất như giun nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một cặp chấm nhỏ hầu như không có tác dụng quan sát. Vì thế ở nhiều nơi chúng còn được gọi là rắn mù. Chúng chủ yếu sử dụng lưỡi để dò đường. Thông qua chiếc lưỡi này, chúng có thể “nếm” không khí và đánh giá độ ẩm, sự lay động trong không khí, mùi của các sinh vật khác và nơi dẫn đến thức ăn.
Video đang HOT
Loài bò sát này ưa những khu vực đất xốp, ẩm ướt, có thảm thực vật phân hủy, là nơi chúng có thể tìm thức ăn là ấu trùng, trứng… của các loài côn trùng nhỏ như kiến, mối. Vì thế, người nông dân thường dễ bắt gặp chúng mỗi khi cuốc đất trên đồng.
Đặc biệt rắn giun là loài sinh sản đơn tính. Chúng không có con đực, toàn bộ rắn giun phát hiện được trong tự nhiên đều là rắn cái. Rắn cái đẻ từ 1-8 trứng kích thước 2×6 mm và con non nở ra từ trứng cũng là con cái có các đặc tính di truyền giống hệt con mẹ.
Dù có kích thước nhỏ bé nhưng khá nhiều người kinh sợ trước loài rắn này. Trong dân gian thường đồn đại rắn giun là loài rắn kịch độc, chỉ cần bị cắn trúng là cầm chắc cái chết. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Rắn giun khá hiền lành và không hề có nọc độc vì chúng không cần phải săn mồi. Thêm nữa miệng của chúng quá bé lại không có răng nanh nên không thể cắn người. Một con rắn giun trưởng thành chỉ dài khoảng hơn 20cm, nhỏ hơn cả một con giun đất cỡ lớn.
Rắn giun cũng từng được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Hoa Kỳ), Australia.
Giống như giun đất, rắn giun là loài hữu ích với con người. Chúng đào đất giúp cho đất tơi hơn, nhiều dinh dưỡng và thoáng khí, có lợi cho cây trồng.
Giun đất di chuyển thế nào trong lòng đất?
Giun đất là loài động vật ruột khoang, cơ thể phân đốt, sinh sống ở trong lòng đất, vậy giun đất di chuyển thế nào trong lòng đất?
Giun đất là loài sinh vật khá quen thuộc, đặc biệt ở những vùng nông thôn. Trung bình, giun đất dài từ 10-35 cm. Giun đất có vai trò quan trọng trong nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm. Dù là loài động vật không xương sống nhưng chúng vẫn có khả năng di chuyển trong lòng đất. Vậy giun đất di chuyển như thế nào?
Giun đất là loài động vật không xương sống nhưng chúng vẫn có thể di chuyển dễ dàng.
Giun chuẩn bị bò
Giun đất có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.
Trước tiên, giun đất phải mở rộng phần trước của cơ thể bằng cách sử dụng các cơ. Khi phần thân trước dài ra, một cấu trúc giống như lông cứng (được gọi là setae) sẽ thò ra khỏi phần trước của giun và tự cắm vào đất. Lúc này, các setae hoạt động như một mỏ neo để giun đất kéo phần sau của nó về phía trước.
Thu mình để phồng đầu, thu đuôi
Khi phần sau của cơ thể đã di chuyển về phía trước, giun đất sẽ thu các setae ở phần trước lại, và cắm các setae từ phần sau của nó vào đất. Bây giờ, setae từ phần sau lại hoạt động như một cái neo để giun đất đẩy phần trước của nó về phía trước. Quá trình này được lặp đi lặp lại giúp giun đất di chuyển. Có thể thấy, giun đất di chuyển được trong lòng đất là nhờ vào sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân.
Đặc điểm giun đất
Giun đất ăn mùn hữu cơ gồm thực vật, động vật nguyên sinh, ấu trùng, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Giun đất có các đặc điểm ngoài: cơ thể đối xứng hai bên, có khoang cơ thể chính thức. Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun dãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
Giun đất có thể nuốt chửng lẫn nhau.
Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân). Mình giun có chất nhờn, lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da và giảm ma sát khi chui trong đất. Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. Mắt của giun tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Giun là loài lưỡng tính. Trên mỗi con giun đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.
Tác dụng giun đất với đất và cây trồng
Giun đất được coi như "công nhân" giúp làm tơi xốp cho đất, giúp độ giữ nước trong đất tốt hơn. Đồng thời nhờ có giun đất, khoảng không trong đất làm cho rễ cây có thể tiếp xúc được với nhiều oxy. Chất thải từ giun đất là một loại phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Phân của giun đất có thể giúp cây trồng tránh được một số loại sâu bọ có hại.
Top 20 loài rắn ấn tượng nhất Việt Nam (1) Là nơi sinh sống của trên 200 loài rắn (phân bộ Rắn - Serpentes), Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học về loài rắn cao nhất thế giới. Cùng điểm qua những loài rắn độc đáo nhất trong số đó. Rắn sọc đốm đỏ (Oreocryptophis porphyraceus) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Cao...