Sự thật đằng sau tác dụng thần kỳ của giấm táo
Giấm táo bắt đầu được quảng cáo có nhiều công dụng thần kỳ nhưng sự thật nó cũng có nhiều tác dụng phụ đáng sợ.
Tất cả chúng ta đều muốn khắc phục nhanh những thứ như nồng độ cholesterol và kiểm soát cân nặng, và khi giấm táo bắt đầu được quảng cáo có thể hỗ trợ giảm béo thần kỳ, đã có rất nhiều người nếm thử và bắt đầu thêm nó vào đồ uống.
Giấm táo được làm bằng cách kết hợp táo với men. Các men sau đó chuyển đổi đường trong táo thành rượu. Vi khuẩn sau đó được thêm vào hỗn hợp, lên men rượu thành axit axetic.
Dấm táo cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ đáng sợ. Ảnh: mashed
Axit axetic chiếm khoảng 5% hoặc 6% giấm táo. Nó được phân loại là “axit yếu”, nhưng vẫn có tính axit khá mạnh khi cô đặc. Ngoài axit axetic, giấm còn chứa nước, một lượng axit, vitamin và khoáng chất khác.
Một số nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra rằng axit axetic và giấm táo có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và giảm cân, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin và cải thiện mức cholesterol.
Các nhà khoa học cho biết, điều này cũng có tác dụng nếu được sử dụng với số lượng nhỏ hợp lý. Uống quá nhiều sẽ gặp phải một số tác dụng phụ kinh khủng như thức ăn khó tiêu hóa, ở trong dạ dày lâu hơn bình thường và góp phần gây đầy hơi và buồn nôn. Nó cũng có thể làm cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn, và có những vấn đề khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra giấm táo có thể làm hỏng men răng, gây bỏng thực quản và bỏng da, và có thể tương tác với một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc trị tiểu đường và thuốc lợi tiểu).
Các nghiên cứu dài hạn vẫn còn nhiều năm nữa nhưng người ta cũng nghĩ rằng giấm táo có thể góp phần vào việc mòn xương lâu dài và mức kali thấp.
Video đang HOT
Hầu hết mọi người có thể tiêu thụ một cách an toàn lượng giấm táo hợp lý bằng cách làm theo các hướng dẫn chung như hạn chế lượng ăn. Bắt đầu với một lượng nhỏ hơn và dần dần làm việc tối đa 2 muỗng canh (30 ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng cá nhân.
Giảm thiểu tiếp xúc với răng và axit axetic bằng cách thử pha loãng giấm trong nước và uống qua ống hút. Súc miệng với nước sau khi uống. Để ngăn ngừa tổn thương men răng, hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi đánh răng. Tránh giấm táo hoặc giới hạn số lượng ở mức 1 muỗng cà phê (5 ml) trong nước hoặc salad trộn nếu bị viêm dạ dày. Dị ứng với giấm táo rất hiếm, nhưng hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức nếu gặp phản ứng dị ứng.
Thanh Vân
Theo mashed, healthline.vietQ
Giấm táo tốt cho người bệnh tiểu đường và muốn giảm cân
Giấm táo là một trong những chất tự nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Đặc biệt là hiệu quả giảm cân tuyệt vời của nó nếu uống trước khi đi ngủ: cân nặng và vòng eo giảm được là khá ấn tượng.
Shutterstock
Ngoài ra, uống giấm táo trước bữa ăn đặc biệt làm giảm lượng đường trong máu, đây là tin tốt lành cho bệnh nhân tiểu đường, theo Health Notes và Live Strong.
Khoa học đã chứng minh uống 1 ly nước pha với một ít giấm táo trước khi ngủ giúp ổn định đường huyết trong suốt đêm.
Một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Diab Care của Mỹ, cho thấy một nhóm người kháng insulin sau một thời gian uống nước pha giấm táo, đã có thể ổn định mức insulin và tăng cường độ nhạy insulin.
Tiêu thụ thường xuyên giấm táo vào ban đêm góp phần làm giảm trọng lượng cơ thể nhờ hàm lượng a xít hữu cơ và các hợp chất chống ô xy hóa, do đó nó ảnh hưởng đến các quá trình hóa học liên quan đến quá trình trao đổi chất, theo Health Notes
Nhưng muốn phát huy vai trò giảm cân kỳ diệu của nó, cần kết hợp với chế độ tập thể dục hằng ngày.
Nói tóm lại, tiêu thụ giấm táo trước khi ăn và ngủ giúp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh nhân tiền tiểu đường cải thiện lượng đường trong máu và insulin.
Và nếu bạn đang cố gắng giảm cân, một vài giọt chất lỏng này có thể góp phần vào sự phát triển của quá trình trao đổi chất của bạn.
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, uống 1 muỗng canh giấm táo mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm trung bình 450 gram và 1,25 cm vòng eo. Kết quả thậm chí còn tốt hơn đối với những người uống 2 muỗng canh giấm cũng trong 12 tuần, giảm trung bình gần 1,8 kg và gần 2,5 cm vòng eo.
Một nghiên cứu đã thử nghiệm trên các tình nguyện viên mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Những người tham gia đã uống 2 muỗng canh giấm táo pha với nước hoặc trộn với phô mai trước khi đi ngủ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người uống giấm táo, có lượng đường trong máu thấp hơn vào buổi sáng so với khi họ uống nước trước khi ngủ.
Kết quả cho thấy lượng đường trong máu giảm có nghĩa là mức insulin giảm. Insulin là hoóc môn giúp biến một số thực phẩm ăn vào thành chất béo, theo Health Notes
Ngoài ra, tiêu thụ giấm táo khi đi ngủ cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, có thể giúp kiểm soát cân nặng.
Cách uống giấm táo để giảm cân
Lượng giấm táo dường như có tác dụng giảm cân là 1 - 2 muỗng canh (15 - 30 mL) mỗi ngày. Nên pha với nước hoặc đồ uống khác hoặc trộn vào món ăn, như món salad. Chỉ cần trộn với dầu ô liu và các loại rau yêu thích của bạn, theo Health Notes
Đối với người chưa quen, có lẽ nên bắt đầu với 1 muỗng cà phê mỗi ngày để xem khả năng chịu đựng của dạ dày.
Cần thận trọng khi uống giấm táo trước khi đi ngủ.
Mặc dù uống giấm táo trước khi đi ngủ được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người, đó là một loại a xít và có một số điều bạn nên ghi nhớ sau đây:
Ngăn ngừa kích ứng: Giấm táo không pha loãng có thể gây kích ứng họng và miệng. Vì vậy, hãy chỉ uống 1 - 2 muỗng mỗi ngày, pha loãng trong một ly nước.
Tránh sâu răng: Các a xít trong giấm có thể làm mòn men răng. Do đó, nên uống giấm táo với lượng vừa phải và pha loãng liều hằng ngày trong nước hoặc nước trái cây.
Giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như insulin hoặc thuốc lợi tiểu, gây giảm nồng độ kali trong cơ thể.
Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điều gì mới vào chế độ ăn uống của bạn, theo Health Notes
Theo thanhnien
Giấm táo có thể điều trị nhiễm trùng nấm men hay không? Khi bị nhiễm trùng nấm men âm đạo, thay vì đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, nhiều chị em đã áp dụng "bài thuốc thần kỳ" từ giấm táo. Vậy giấm táo có tác dụng chữa nhiễm trùng nấm men hay không? Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh do một loại nấm có tên là Candida...