Sự thật bất ngờ về làng chài “Hometown Cha-Cha-Cha phiên bản Việt” ở đảo Phú Quý: Vừa buồn cười lại vừa dễ thương!
Là một điểm chụp ảnh “ sống ảo” rất hot tại đảo Phú Quý, đằng sau khu làng chài được ví như “Hometown Cha-Cha-Cha” này còn ẩn chứa điều vô cùng thú vị.
Tới đảo Phú Quý, một trong những hoạt động mà các bạn trẻ không thể bỏ qua chính là đến các địa điểm chụp ảnh “sống ảo” nổi tiếng đã được dân tình truyền tai nhau. Trong đó, làng chài được ví như “Hometown Cha-Cha-Cha” được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Nơi này có khung cảnh đẹp như những thước phim, rất giống với những cảnh đẹp trong bộ phim Hometown Cha-Cha-Cha (2021).
Tới đảo Phú Quý, nhiều du khách đều rủ nhau đi bằng được tới khu làng chài này và chụp ảnh “sống ảo cháy máy”. Ấy thế nhưng, nơi này có một sự thật vô cùng thú vị mà không phải ai cũng biết.
Tại các làng chài trên đảo Phú Quý có rất nhiều góc chụp đẹp khiến người ta liển tưởng đến khung cảnh trong bộ phim Hometown Cha-Cha-Cha (2021) (Ảnh: Ngựa Vằn)
Thế nhưng, một thực tế mà nhiều người đã dần quen với việc chụp ảnh “sống ảo”, đó là đôi khi, cảm giác khi nhìn ở bên ngoài sẽ rất khác trong ảnh. Cụ thể, với một góc chụp “Hometown Cha-Cha-Cha” trên đảo Phú Quý như trên, lên ảnh rất “ảo” nhưng có một sự thật rất thú vị, đó là thật ra, đây không phải một địa danh du lịch rõ ràng, mà lại là… sân của một nhà dân. Cùng với đó, những mái nhà của người dân trên đảo Phú Quý đã tạo nên background chụp ảnh cực ảo diệu này.
Video đang HOT
Địa điểm chụp ảnh nổi tiếng trên đảo Phú Quý thật ra lại là… sân của một nhà dân trên đảo (Nguồn: TikTok @luubinh_sj)
Dù hơi buồn cười, thế nhưng địa điểm này cũng có những điều hết sức dễ thương. Một số du khách đến đây trải nghiệm cho biết, dù đây là nhà riêng của người dân nhưng hàng ngày khách du lịch vẫn kéo tới lũ lượt để chụp ảnh. Nhưng thay vì khó chịu hay tìm cách xua đuổi, chủ nhà lại vô cùng thoải mái. Bù lại, các du khách cũng bảo nhau rằng khi đến đây chụp nên giữ phép lịch sự, xin phép chủ nhà trước và hạn chế gây ồn ào hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của người dân nơi đây.
Sự thân thiện của người dân là điều khiến các du khách vô cùng ấn tượng khi tới đảo Phú Quý (Ảnh: Pine – Phubeoo)
Bên cạnh điểm chụp ảnh “sống ảo” này, khắp đảo Phú Quý còn có rất nhiều cảnh đẹp và những góc khác lên hình cũng rất “ảo”. Bạn có thể tham khảo các địa điểm như: Cây cô đơn, làng chài Tam Thanh, vịnh Triều Dương (ngắm hoàng hôn), dốc phượt (ngắm bình minh), cột cờ, gành hang, Dinh thầy Nại (Mộ thầy), chùa Linh Sơn, núi Cao Cát, phong điện Chi Nên, bờ kè bãi Lăng (ngắm hoàng hôn)…
Đảo Phú Quý còn rất nhiều cảnh đẹp khiến người ta mê mẩn (Ảnh: Ngựa Vằn, Pine – Phubeoo)
Đảo Phú Quý còn có tên gọi là Cù Lao Thu, Cù Lao Khoai Xứ. Đây là một đảo nhỏ nằm ngoài bờ biển Phan Thiết, Bình Thuận. Từ lâu, nơi này đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp nguyên sơ, chưa chịu nhiều tác động của con người nên vẫn giữ được nét mộc mạc, tự nhiên. Hiện nay, đảo Phú Quý đang ngày càng được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm điểm đến cho những chuyến du lịch, khám phá.
Đừng quên điều này: Làng biển Phú Quý trong phát triển du lịch
Lâu nay khi nói đến du lịch đảo Phú Quý nhiều người thường đề cập đến một số nét sau: bãi biển hoang sơ, hải đặc sản tươi ròng, người dân mến khách, thân thiện...
Thảng hoặc, có vài bài viết nói đến yếu tố nông thôn mới, xem đây làm một trong những điều hấp dẫn, kêu gọi du khách đến với đảo...
Ảnh: Đình Hòa |
Điều này giống như tâm lý của đa số người Việt khi đến Trung Quốc đều muốn đặt chân lên Vạn Lý Trường Thành xây từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, trong đó có đoạn được Tần Thủy Hoàng xây từ năm 220 TCN. Được chụp một bức ảnh bên tường thành in dấu thời gian là niềm hạnh phúc, tự hào của nhiều người. Tương tự, tôi không rõ: có bao nhiêu khách du lịch Việt khi bước chân vào bảo tàng Sáp Singapore chú ý đến việc bảo tàng này dành một góc rất lớn để giới thiệu về làng chài nguyên thủy của Quốc đảo đầu thế kỷ XIX, trước khi thành quốc gia thịnh vượng ngày nay?...
Như vậy, yếu tố cổ xưa, bản thân nó là sự hấp dẫn với nhiều người. Điều này được minh chứng một cách rõ hơn khi có không ít du khách nước ngoài khi đến Mũi Né, bằng mọi cách xâm nhập vào những làng chài, tìm hiểu cách sống của dân địa phương. Nó giống như cảnh không ít du khách nước ngoài khi qua cầu Trần Hưng Đạo (Phan Thiết) đều không quên dừng lại, đưa máy ảnh lên, chụp những con thuyền gỗ neo đậu dọc bờ kè. Đối với họ đó là điều lạ. Là những con thuyền gỗ không còn tìm thấy ở nhiều bến cảng phương Tây. Nó khác hẳn với những con thuyền vỏ sắt, đầy đủ phương tiện đánh bắt họ từng thấy. Nó giống như cảnh từng đoàn du khách các nơi khi đến Bình Thuận đều không quên ghé thăm lâu đài rượu vang của Tập đoàn Rạng Đông (mô phỏng lâu đài thời phong kiến châu Âu). Trong suy nghĩ của nhiều người, họ muốn biết cái gọi lâu đài là thế nào? Nếu ai cũng hình dung ra lâu đài thế này, thế này, chắc hẳn rằng yếu tố hấp dẫn của lâu đài sẽ giảm và đương nhiên lượng người tìm tới cũng ít đi bởi chẳng ai muốn mua đường, mất thời gian cho điều gì đó mà mình không thấy bổ ích, hấp dẫn.
Vậy nên, nhìn về du lịch Phú Quý cần hướng đến việc khai thác yếu tố xưa cũ, đơn sơ, giản dị trong đời sống ngư dân, trong văn hóa của một vùng miền. Thử hình dung xem, nếu Phú Quý có một làng chài đúng nghĩa, được thiết kế bài trí một cách dân dã nhưng không kém phần lịch sự, trang nhã, cùng với đó là những người dân đã qua những khóa tập huấn về ứng xử văn hóa, về tiếp thị du lịch... thì loại hình du lịch Homestay ở Phú Quý sẽ có cơ hội phát triển. Khi ấy các làng chài theo phong cách xưa cũ ở Phú Quý sẽ dập dìu khách đến.
Làng chài An Hải điểm du lịch hút khách ở Phú Yên Làng chài An Hải ở Phú Yên mang đến không khí đặc trưng của một ngôi làng ven biển, thu hút du khách bởi vẻ đẹp riêng biệt. An Hải không phải là nơi được quá nhiều người biết đến dù con đường dẫn đến làng chài hội tụ khá nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Phú Yên như: Bãi Xép,...