Sự sàng lọc nghiệt ngã
Các trường đại học ngoài công lập đang đối diện với khó khăn rất lớn, đó là không tuyển được sinh viên. Nhiều trường đưa ra các chính sách “khuyến mãi” hấp dẫn, kể cả tặng học bổng toàn phần nhưng vẫn không thu hút được người học.
Đây là hậu quả của chính sách phát triển đại học tràn lan đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Trường đại học mọc lên như một phong trào thi đua của các địa phương, anh có tôi cũng có. Tình trạng này cũng tương tự như xây dựng sân bay, dự án khu dân cư tràn lan khắp cả nước. Nhiều tỉnh thi nhau xây dựng sân bay để rồi chịu cảnh hoang vắng đìu hiu, khách lèo tèo, thua lỗ và lãng phí ngày càng nặng nề. Các dự án khu dân cư cao cấp, thành phố sinh thái với đủ tên gọi lộng lẫy cũng chung một kịch bản.
Biệt thự căn hộ xây xong không có người ở, hoặc dang dở nửa chừng phải chịu phong rêu vì đứt gánh giữa đường.
Chuyện thành lập trường đại học và các dự án nêu trên tưởng như không có gì liên quan, nhưng hóa ra lại cùng chung một chữ “tầm nhìn”. Mà ai có đủ tư cách và quyền hạn để nhìn những chuyện này? Chẳng phải ai khác chính là các nhà quản lý. Họ “thản nhiên” ký các quyết định cấp phép, với tầm nhìn quá hạn chế, dẫn đến khủng hoảng thừa và những đối tượng tham gia đầu tư là nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Trước đó, để vượt qua cửa ải hành chính với đủ loại giấy phép họ đã đứt hơi, nên chỉ cần gặp cản ngại là không còn sức chống chọi. Ai chết thì chết, còn người ký các quyết định cấp phép vẫn sống khỏe.
Trở lại chuyện các trường đại học ngoài công lập, công bằng mà nói, có những trường không vì mục đích kinh doanh, mà vì muốn đóng góp cho nền học thuật nước nhà. Những người sáng lập có tâm huyết và trách nhiệm với xã hội, nhưng thực khó có cơ hội để chứng minh sự thành tâm và thực chất của mình. Sự bát nháo của “thị trường đại học” nhiều năm qua đã đánh mất niềm tin của phụ huynh và học sinh vào hai chữ “trường tư”. Cho nên, dù rất cố gắng, hệ thống này không xua đi được nỗi hoài nghi của cộng đồng về chất lượng đào tạo. Nó như một thứ định kiến xã hội mà để thay đổi cần phải có thời gian và sức chịu đựng của các nhà sáng lập.
Các trường đại học ngoài công lập còn phải đối phó với thách thức này nhiều năm và chắc chắn sẽ có nhiều trường phải đóng cửa vì không sức trụ lại. Sự sàng lọc nghiệt ngã ấy quả thực khó tránh khỏi trong cạnh tranh và tất nhiên chuyện mở trường dạy chữ cũng không thể nằm ngoài quy luật. Chỉ cay đắng một điều, rất có thể những trường có mục đích tốt đẹp thì chết yểu vì thiếu tiền, ngược lại những anh bát nháo lại sống sót. Bi kịch này e không chỉ xảy ra ở trong chuyện cạnh tranh của các trường đại học.
Video đang HOT
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
YÊU RÂU XANH P7: Kẻ tâm thần cưỡng hiếp bà lão 74 đến chết
Vụ án từng là nỗi cay đắng xót xa, nghiệt ngã khi hai kẻ thủ ác là nạn nhân chất độc da cam còn nạn nhân là một cụ bà 74 tuổi...
Dùng vũ lực, hiếp dâm bà lão trong đêm tối. (Ảnh minh họa).
Phiên tòa xét xử ngày 25/11/2011 diễn ra trong bầu không khí nặng trĩu.
Đứng trước vành móng ngựa là hai kẻ bị chất độc màu da cam, từ nhỏ tâm trí đã không được bình thường, minh mẫn. Hoàng Chí Hiếu (SN 1979, trú xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị) và Thái Văn Trường (SN 1977) được giám định chậm phát triển, tâm thần ở mức vừa phải.
Thời điểm xảy ra vụ án, đêm 15/12/2010, Hiếu rủ Trường đến đám cưới một nhà người quen trong thôn Đơn Duệ, Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Cả hai đã uống rượu để chúc mừng cô dâu, chú rể.
Trong trạng thái ngà ngà say, nửa tỉnh nửa mê, 23h, Trường rời khỏi đám cưới nhưng không về nhà. Lát sau, Hiếu cũng ra về và gặp Trường đang lang thang trên đường liên thôn. Dù Trường ở thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, chỉ biết Hiếu mà không phải bạn bè thân thiết nên chỉ chào hỏi xã giao.
Đúng lúc đó, cụ bà S. (74 tuổi, trú Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa) đi về ngang qua hai người. Đêm tối, đường không có ánh đèn, cả hai tên trong tình trạng không tỉnh táo nên đã đố nhau đó là "cô hay bà". Hiếu hỏi Trường, Trường cũng không biết. Thế là, để muốn nhìn rõ mặt, cả hai liền rượt đuổi theo với mong muốn "làm rõ" nghi vấn điên khùng ấy.
Hiếu chạy đến trước, cầm được tay bà lão và giật ngã xuống. Không làm chủ được bản thân lại bị cơn ma men đánh thức, cơn ác thú trỗi dậy, Hiếu bảo Trường giúp sức khống chế bà lão thực hiện hành vi đồi bại... Cụ bà tuổi cao, sức yếu, không có sức kháng cự trước hai người đàn ông khỏe mạnh nên dù kêu cứu cũng vô phương khi chuyện động trời xảy ra vào lúc đêm khuya, đường vắng, nhà nhà đã tắt đèn đi ngủ.
Một lúc sau, Trường nhận thấy cụ bà không còn giằng co, đặt tay lên mũi nhận thấy đã không còn thở, Trường liền bỏ đi, bỏ mặc Hiếu và bà cụ ở lại. Thỏa mãn xong thú tính, Hiếu sau đó cũng bỏ về nhà ăn ngủ như không hề có chuyện gì xảy ra. Hai con người với tâm lý không bình thường nên khi bị cơ quan điều tra công an tỉnh Quảng Trị hỏi làm rõ hành vi phạm tội, cả hai vẫn ngơ ngác như người vô can.
Trường và Hiếu trong phiên xử ngày 25/11. (Ảnh: VnMedia).
Lời khai trước tòa, Trường bảo không hiểu vì sao lại giúp Hiếu dù sự trợ giúp đó chẳng được lợi lộc gì. Hoàn cảnh của Trường cũng vô cùng khó khăn. Mồ côi cha từ khi mới 5 tháng tuổi, lại bị nhiễm chất độc màu da cam, hiện Trường còn bị suy thận độ 3, không làm chủ được cả việc tiểu tiện. Cố kìm nén nỗi đau, niềm thương cảm với đứa con riêng của vợ và là người ủy quyền đại diện hợp pháp của Trường trước tòa, ông rưng rức xin tha lỗi cho người con trai tội nghiệp "Cầu xin gia đình bị hại thương cảm, bớt căm phẫn và tha thứ cho con tôi..."
Còn về phần Hiếu cũng trong tình trạng tương tự. Bị tâm thần từ nhỏ, hay đập phá, la hét, người lúc nào cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn, đàn ông con trai sức vóc như vậy nhưng Hiếu chỉ có thể làm lao động được những việc giản đơn.
Trước tòa, Hiếu và Trường một mực khẳng định với HĐXX mình không bị làm sao, không đau ốm gì. Điều này khác với nhiều bị cáo khác. Họ có thể tìm mọi cách để chạy chọt kiếm bằng được tấm giấy chứng nhận sức khỏe, hay tâm thần để trốn tội. Còn người điên lại chẳng bao giờ nhận mình bị... khùng.
Hai kẻ ngây dại dù đã làm ra tội tày đình nhưng vẫn nửa tỉnh nửa mê, người đứng không vững còn kẻ cứ ngây ra, thỉnh thoảng lại cười vô hồn. Gia đình của cụ S. cũng không khỏi xót xa và thương cảm.
Các con của cụ nói trong đau đớn, dằn vặt: "Mẹ tôi có hai đứa con gái, chúng tôi lập gia đình ở xa nên không ở cạnh mẹ được thường xuyên. Vẫn biết các cậu ấy (hai bị cáo - P.V) đau ốm nhưng mẹ tôi chết oan uổng quá. Mạng người đã mất như hắt bát nước xuống đất, làm sao lấy lại được đây...".
Dù biết vậy, nhưng nỗi đau mất người thân khiến những người con của người bị hại vẫn bàng hoàng và đớn đau. Giá như khi vụ việc xảy ra có người đi đường ngăn cản, có lẽ mọi chuyện đã không thê thảm như vậy?
TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Hiếu 8 năm tù về tội "Giết người", 4 năm tù về tội "Hiếp dâm". Đồng phạm với Hiếu trong tội "Hiếp dâm", Trường bị tuyên phạt 1 năm tù và 7 năm tù về tội "Giết người".
Những người mắc bệnh tâm thần gây án luôn là nỗi nhức nhối cho toàn xã hội. Những cơn u mê khiến họ không làm chủ được bản thân, có thể ra tay làm hại người thân bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi có thêm hơi men trong người, nó dễ khơi phần con trong mỗi người.Vụ án khép lại dù không có lời lẽ phản đối gay gắt hay căm phẫn nhưng vẫn để lại nỗi ám ảnh, xót xa không nguôi cho nhiều người.
Theo xahoi
Foxconn "nghiệt ngã" với một công nhân bị tai nạn Foxconn, tập đoàn chuyên lắp ráp các sản phẩm của Apple, đã ép một công nhân bị thương tật nặng vì tai nạn lao động xuất viện để hoàn tất một thủ tục giám định sức khỏe theo quy định của luật lao động Trung Quốc, tin tức từ Reuters hôm 10.10. Anh Trương Đình Trần, 26 tuổi, công nhân người Trung Quốc...