Sự ra đi của Jony Ive và những vấn đề ẩn sau bộ phận thiết kế của Apple
Mới đây, Apple bất ngờ thông báo rằng Jony Ive, giám đốc thiết kế của Apple, sẽ chính thức rời công ty. Nhưng ngay sau đó, đã xuất hiện những chi tiết cho rằng sự ra đi của vị giám đốc này thực ra đã bắt đầu từ lâu.
Theo Mark Gurman của tờ Bloomberg, sau khi Apple Watch được ra mắt vào năm 2015, Ive đã bắt đầu rời khỏi vị trí lãnh đạo bộ phận thiết kế vì sự căng thẳng và nặng nề mà nó đem lại cho bản thân ông.
Trong khoảng thời gian đó, Ive đã từng trả lời trên New Yorker rằng ông đang trở nên “vô cùng, vô cùng mệt mỏi” và năm ra mắt Apple Watch là khoảng thời gian “khó khăn nhất” kể từ khi ông gia nhập Apple.
Để kéo dài thời gian gắn bó của Ive với công ty, Apple đã đồng ý thay đổi vai trò của ông thành Giám đốc thiết kế, chuyển trách nhiệm giám sát bộ phận thiết kế, cả phần cứng và phần mềm sang cho hai vị giám đốc điều hành Alan Dye và Richard Howarth.
Video đang HOT
Từ đó trở đi, Ive bắt đầu đến trụ sở Apple “chỉ 2 lần 1 tuần”, và nhiều cuộc họp với nhóm thiết kế của ông được cho là đã diễn ra tại San Francisco để vị giám đốc tiện di chuyển từ nhà của mình ở Pacific Heights đến, thay vì phải đến trụ sở của Apple ở Cupertino, California.
Đôi khi, Ive họp với nhóm thiết kế của mình tại nhà của họ, khách sạn hoặc các địa điểm khác, theo những người trong cuộc, thì Ive đã dành nhiều thời gian của mình tại một văn phòng và studio riêng tại San Francisco, giờ đã trở thành cơ sở kinh doanh của riêng ông với tên gọi LoveFrom. Trong suốt thời gian đó, Ive còn thường xuyên trở về thăm quê hương của mình, Luân Đôn, Anh.
Khoảng 2 năm trước, vào cuối năm 2017, Apple cho biết Ive đã quay lại vị trí lãnh đạo của mình, cùng lúc đó, Howarth và Dye cũng biến mất khỏi vị trí lãnh đạo. Nhưng sau đó, Ive vẫn chỉ đến văn phòng vài ngày một tuần.
Theo những nhân viên của Apple, họ khá lo lắng về người lãnh đạo mới của bộ phận thiết kế. Khi Ive rời đi, nhà thiết kế lâu năm của Apple, Evans Hankey đã lên nắm quyền điều hành bộ phận thiết kế phần cứng. Hankey, người đã có hơn 300 bằng sáng chế dưới tên mình, được đánh giá là một “trưởng nhóm tuyệt vời”, nhưng điều đó chưa đủ, họ cho rằng Apple “hiện thiếu một bộ não thiết kế thực thụ trong đội ngũ điều hành của mình, và đó là một mối lo ngại lớn”.
Hankey và Dye sẽ trực tiếp dưới quyền của Giám đốc điều hành Jeff Williams, người được cho là không mấy thiên về phần sản phẩm, thiết kế. Và đó thực sự là một nỗi lo cho tương lai của Apple, khi mà họ đang ngày càng bị vây quanh bởi những chỉ trích “cạn ý tưởng, thiết kế thiếu sự đổi mới”.
Một vị cựu giám đốc của Apple đã tiết lộ rằng: “Đội ngũ thiết kế được tạo thành từ những người sáng tạo nhất, nhưng bây giờ, lại có một rào cản về điều hành chưa từng có trước đây. Mọi người đang sợ phải đổi mới“.
Về số phận của Richard Howarth, Gurman đã tweet trên trang Twitter của mình rằng người đàn ông này không muốn quản lí đội ngũ thiết kế, trong khi “ Hankey được cho là một người quản lí tốt, nhưng lại không phải là một nhà thiết kế“. Toàn bộ nhóm thiết kế đã hoạt động dưới sự điều hành của Hankey, và “ cô ấy đã thay thế Ive sau khi Howarth bị giáng chức vài năm trước. Như vậy, cấu trúc điều hành thực sự cũng không thay đổi lắm“
Có nhiều ý kiến cho rằng, sự ra đi này sẽ khiến Apple thụt lùi so với những đối thủ lớn, nhưng cũng những ý kiến khác về “thời thế tạo anh hùng”, Ive thực sự là thiên tài ở thời của Tim Cook, nhưng đây là năm 2019, biết đâu, sự đổi mới sẽ tạo ra những giá trị mới cho Apple sau này.
Theo VN Review
Giá trị thị trường Apple bốc hơi 9 tỷ USD sau khi giám đốc thiết kế Jony Ive ra đi
Bạn có bao giờ tự hỏi Jony Ive và tài năng thiết kế của ông có giá trị như thế nào đối với Apple hay không? Đừng sốc nhé: ít nhất 9 tỷ USD!
Đó chính là con số giá trị thị trường mà Apple mất đi khi cổ phiếu của hãng tụt dốc hơn 1% trong phiên giao dịch mở rộng sau khi có thông tin giám đốc thiết kế Jony Ive rời đi để lập công ty riêng, và Apple sẽ là một trong những khách hàng trọng yếu của công ty mới đó.
Jony Ive bắt đầu dẫn dắt đội ngũ thiết kế của Apple vào năm 1996, và năm 2012, ông đảm nhận cả mảng thiết kế phần mềm của công ty. Nhà thiết kế này là một trong những cái tên có tầm quan trọng bậc nhất tại Apple trong suốt quãng thời gian gần 30 năm làm việc tại đây.
" Từ tầm nhìn của ông ấy về iMac, đến màn ra mắt và những biến đổi đáng kinh ngạc của iPhone, dấu tích của Ive đã khắc sâu vào DNA cốt lõi của Apple" - nhà phân tích Daniel Ives viết - " Ive sẽ để lại một khoảng trống lớn tại công ty, và rõ ràng vai trò của ông là không thể thay thế được".
Theo VN Review
Google ra công cụ biến lời nói thành chữ theo thời gian thực Google hợp tác với Đại học Gallaudet để thiết kế một ứng dụng dịch các từ được nói từ 70 ngôn ngữ và phương ngữ thành văn bản gần như trong thời gian thực. (Nguồn: MobileSyrup) Live Transcribe được thiết kế đặc biệt để giúp những người khiếm thính và khó nghe. Ứng dụng này sẽ tự động phiên âm lời nói trong...