Sự nghiệp để đời của GS Hà Văn Tấn – một trong ‘tứ trụ’ sử học Việt Nam
Một năm sau sự ra đi của GS. TS. NGND Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn là thành viên cuối trong bộ tứ sử học nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 20 qua đời ở tuổi 82.
GS. Hà Văn Tấn (trái) và GS. Trần Quốc Vượng trong bộ tứ lịch sử
Nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học phải chia tay người thầy trong giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học-GS. Hà Văn Tấn. Ông trút hơi thở cuối cùng tối 27/11 sau thời gian dài chống chọi bệnh tật.
Trong bộ tứ sử học Đinh Xuân Lâm – Phan Huy Lê – Hà Văn Tấn – Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn cũng là trường hợp đặc biệt, nhà nghiên cứu uyên bác nhưng đặc biệt do tự học và nghiên cứu.
Ông sinh năm 1937 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với đại thi hào Nguyễn Du). Đầu năm 1955, sau khi tốt nghiệp lớp 9, ông ra Hà Nội. Sau một năm vừa học vừa làm vất vả, ông vào học khoa Sử, ĐH Sư phạm. Năm 1957, ông tốt nghiệp đại học ở tuổi 20, ở lại trường làm cán bộ bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam, trường ĐH Sư phạm trực tiếp dưới sự điều hành của GS. Đào Duy Anh.
Suốt gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, ông bảo vệ luận án tiến sĩ, công bố 298 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước, và là tác giả, đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu.
GS. Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học – công nghệ (2000) và nhiều huy chương khác.
Video đang HOT
Đồng nghiệp và học trò luôn ngưỡng mộ GS. Hà Văn Tấn, nhất là ở khả năng tự học, ông thông thạo và sử dụng tốt chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc rồi còn tự tìm cách học tiếng Sanskrit (Phạn)- một thứ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại rất khó học thông qua tiếng Đức.
Đánh giá về người bạn cùng thời Hà Văn Tấn, GS. Phan Huy Lê viết: Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960 lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.
Không chỉ chuyên tâm nghiên cứu sử, sau này GS. Hà Văn Tấn chuyển sang lĩnh vực khảo cổ học và đạt được nhiều thành tựu khoa học. Các nhà khảo cổ hiện nay vẫn luôn nhắc về lời GS. Tấn dặn học trò: “Say mê không đủ, phải bền gan, và có chút ít liều mạng, liều mạng một cách nghiêm túc”.
Đáng tiếc nhất cho nền lịch sử và khảo cổ là năm 2001, GS. Hà Văn Tấn lâm bệnh nặng, không thể đi lại và ảnh hưởng tới trí nhớ. Tuy nhiên ông vẫn giữ được sự minh mẫn.
GS Hà Văn Tấn từng là Chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa Lịch sử (1982 – 2009); Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) (1988-2008).
NGUYÊN KHÁNH
Theo Tiền phong
Học viện CSND trao bằng tiến sĩ năm 2019
Chiều 18-11, tại Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) đã tổ chức lễ trao bằng tiến sĩ năm 2019 cho 55 tân tiến sĩ đã bảo về thành công luận án.
Tham dự buổi lễ có đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo các trường CAND và Công an các đơn vị, địa phương.
Về phía Học viện CSND có Thiếu tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện và các tân tiến sĩ năm 2019.
Lãnh đạo Học viện CSND trao bằng cho các tân tiến sĩ năm 2019
Năm 2019, số lượng tiến sĩ nữ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
Tại buổi lễ, Giám đốc Học viện CSND đã trao bằng cho 55 tân tiến sĩ đã bảo vệ thành công luận án; tặng giấy khen của Giám đốc Học viện CSND cho 10 nghiên cứu sinh là các tân tiến sĩ có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện.
Số lượng các tân tiến sĩ năm 2019 giảm mạnh so với các năm trước do quy chế chặt chẽ hơn
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND đã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các tân tiến sĩ, những người đã khắc phục mọi khó khăn, đồng hành cùng nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đồng thời khẳng định, các tiến sĩ được đào tạo tại Học viện CSND đã và đang có những đóng góp thiết thực đối với công tác tổng kết thực tiễn, góp phần xây dựng, phát triển lý luận CAND, làm phong phú hơn khoa học Công an theo chủ trương mà Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã đề ra.
Thiếu tướng Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND tặng Giấy khen cho các tân tiến sĩ có thành tích xuất sắc
Đồng chí Giám đốc Học viện cũng bày tỏ sự tin tưởng, các tân tiến sĩ sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao tinh thần, trách nhiệm; chủ động nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các cấp những vấn đề về chủ trương, đối sách, các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác tổng kết thực tiễn tại các đơn vị, nơi công tác.
Các tân tiến sĩ năm 2019 với đại biểu tham dự buổi lễ
Huyền Thanh
Theo CAND
Thường trực Ban Bí thư thăm trường THPT Dân tộc nội trú N'Trang Lơng Thay mặt Đảng và Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào trong trận lũ vừa qua. Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Tây Nguyên, sáng 10/8, ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và đoàn công tác...