Sứ mệnh to lớn
Giáo dục là phương tiện để giúp chúng ta trở thành người có văn hóa, bảo đảm cho sự trường tồn của một dân tộc, một quốc gia.
Ảnh minh họa.
Chính vì thế mà giáo dục mang một sứ mệnh to lớn “là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm chấn hưng văn hóa cần phải bắt đầu từ giáo dục mang tính toàn diện, sâu sắc.
Nền tảng tinh thần vững chắc
Xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là quan điểm chủ đạo và xuyên suốt của Đảng ta. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, trong đó con người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được vẫn còn những biểu hiện lệch lạc, lai căng và xuống cấp về văn hóa trong đạo đức, văn hóa ứng xử… chính những điều này kéo theo nhiều hệ lụy trong sự phát triển của xã hội.
Chấn hưng văn hóa là trách nhiệm của các cấp, ngành, của toàn thể nhân dân. Trong đó, vai trò quan trọng và cần bắt đầu từ các nhà trường. Bởi trước khi có ý thức tự giáo dục thì con người cần được giáo dục. Giáo dục trong nhà trường là quá trình xuyên suốt qua các cấp học để giúp con người phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; hình thành thế giới quan đúng đắn, nhân sinh quan tích cực.
Để bảo đảm phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
Chương trình GDPT 2018 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho học sinh.
Video đang HOT
Tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục
Giáo dục gồm một hệ thống các bậc học, ở mỗi bậc học có một mục tiêu riêng. Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 bậc tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt, có các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo.
Trường Tiểu học Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã cụ thể hóa từng việc so với những mục tiêu đã đề ra.
Trước hết, nhà trường đã phát huy được sức mạnh đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và huy động sức mạnh trong nhân dân cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo để hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường, đáp ứng các yêu cầu dạy học theo chương trình mới, bảo đảm cho các em học sinh được học tập, vui chơi trong một môi trường khang trang, hiện đại, rộng rãi, vệ sinh và thoáng mát tạo nên những dấu ấn riêng trong lòng phụ huynh và học sinh.
Nhà trường quan tâm đến phát triển đội ngũ thông qua việc tuyển dụng, cử đi học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn tay nghề, hội thảo, hội thi, diễn đàn… qua đó tạo nên lớp thầy cô giáo có đủ trình độ, tay nghề, phẩm chất đạo đức và tình yêu nghề nghiệp để truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh. Nhà trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học, xây dựng trường học hạnh phúc, cơ quan văn hóa.
Đối với học sinh, nhà trường bảo đảm dạy chuẩn kiến thức kĩ năng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên áp dụng – vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học mới, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học.
Nhà trường đã triển khai chương trình giáo dục một cách cụ thể về kiến thức, đạo đức, lối sống… xây dựng giá trị đặc trưng của văn hóa truyền thống địa phương. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh giữ gìn phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Có những kiến thức phù hợp với môi trường phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.
Trường Tiểu học Núi Đèo chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các bài học, các chuyên đề và các hoạt động hàng ngày để giáo dục tình đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vâng lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi; chăm lao động, biết chia sẻ công việc vừa sức của mình; nói lời hay làm việc tốt; mạnh dạn tự tin, bày tỏ những suy nghĩ và việc làm với người xung quanh…
Hàng ngày, học sinh được tham gia những công việc như: Làm một phút môi trường (học sinh sẽ thu gom giấy rác vào đầu giờ buổi sáng), chăm sóc bồn hoa cây cảnh, biết tự phục vụ những bữa ăn bán trú tại trường… giúp học sinh có thói quen tích cực làm việc và giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sạch đẹp; Phong trào “nói lời hay, làm việc tốt”, “đôi bạn cùng tiến”, “đọc và làm theo báo đội”, học sinh biết bày tỏ nguyện vọng của mình qua “hòm thư điều em muốn nói”.
Thông qua các hoạt động này giúp các em rèn các kỹ năng sống, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh hàng ngày thông qua phần mềm quản lí học sinh, có các thông báo kịp thời để phụ huynh nắm bắt được tình hình của con em mình.
Thông qua các chuyên đề nhà trường phối kết hợp để phụ huynh cùng tham gia để hiểu và gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh và các con. Cụ thể như chuyên đề: Ngày hội cha mẹ học sinh “Cùng con trưởng thành”, “Tự hào về nghề nghiệp của bố, mẹ”… bên cạnh đó, các em được phát triển về năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động của trường, lớp học, qua đó các em có kiến thức tham gia các kỳ giao lưu do các cấp tổ chức.
Từ những việc làm nhỏ nhất nhà trường đã và đang tạo nên môi trường văn hóa mà ở đó giá trị tạo nên là những thế hệ học sinh tích cực, tự tin, năng động, có kiến thức, có ý thức, đạo đức, có tổ chức kỷ luật, sống yêu thương, chia sẻ, tự hào về quê hương đất nước. Nhà trường tin tưởng sẽ đào tạo ra những thế hệ học trò góp phần giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà.
Bình Phước: Cần nhiều hạng mục để thực hiện Chương trình mới
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngành Giáo dục tỉnh Bình Phước đã có lộ trình tiến hành rà soát, chuẩn bị các điều kiện để triển khai.
Học sinh mầm non tỉnh Bình Phước đến trường.
Bên cạnh những thành quả đạt được bước đầu, tỉnh Bình Phước cũng đang đối diện với những thách thức về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...
Thiếu khoảng 5.452 phòng học
Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh cho biết, tỉnh gặp một số khó khăn vướng mắc. Trong đó, để phục vụ cho năm học 2021 - 2022, tỉnh còn thiếu hơn 1.900 biên chế so với tổng biên chế được giao, trong đó 1.309 biên chế phục vụ cho việc đổi mới chương trình GDPT và 593 biên chế bậc mầm non.
Bên cạnh đó, qua rà soát, để thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình và mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh còn thiếu khoảng 5.452 phòng học và phòng chức năng, tổng kinh phí ước khoảng 3.970 tỷ đồng (gồm 767 phòng/690,3 tỷ đồng cho bậc học mầm non và 3.483 phòng/2.438,8 tỷ đồng cho bậc phổ thông); thiếu 1.227 hạng mục theo tiêu chí trường chuẩn. UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ các địa phương xây dựng 700 phòng (khoảng 490 tỷ đồng).
Mặt khác, các trường phổ thông trong toàn tỉnh đã được đầu tư phòng máy để dạy Tin học nhưng hiện tại phòng máy của nhiều trường đã sử dụng trên 5 năm và xuống cấp trầm trọng.
Trong bối cảnh tỉnh Bình Phước bắt đầu triển khai mô hình trường học thông minh ở các cấp học nên cần đầu tư phòng máy tính (với 40 máy tính/phòng cùng với bảng tương tác, phần mềm, học liệu, máy tính, camera hỗ trợ học trực tuyến, bàn ghế, hạ tầng công nghệ thông tin, phụ kiện...) với tổng kinh phí khoảng 500 tỷ đồng (3,2 tỷ đồng/phòng, 156 phòng cho 156 trường).
Ngoài ra, toàn tỉnh mới có 2/36 trường THPT có bể bơi, còn thiếu 34 bể bơi với kinh phí cần đầu tư khoảng 34 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu phổ cập môn bơi cho học sinh và phòng chống tai nạn đuối nước.
Khó... trong đạt chuẩn quốc gia
Liên quan quy định về trường đạt chuẩn quốc gia, đại diện UBND tỉnh Bình Phước cho hay: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhiều đơn vị trường học đã tiến hành sáp nhập để thực hiện chủ trương về tinh giản số lượng đơn vị sự nghiệp, số lượng bộ máy quản lý.
Trong khi các quy định hiện hành đều yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia phải đảm bảo điều kiện "Có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học, chương trình trung học" hoặc "hoạt động giáo dục ít nhất 5 năm (đối với bậc mầm non)".
Từ đó dẫn đến tình trạng các trường mới được sáp nhập không đủ điều kiện để kiểm định và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Liên quan chính sách đối với giáo viên, theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước, giáo viên hợp đồng theo Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 (thời hạn hợp đồng dưới 12 tháng) có mức lương quá thấp so với biến động giá cả và chi phí sinh hoạt hàng ngày nên không đủ trang trải cuộc sống.
Do đó, đội ngũ giáo viên mầm non (đặc biệt là giáo viên hợp đồng) chưa yên tâm làm việc, dẫn đến một số cơ sở giáo dục mầm non thiếu giáo viên, nhưng không hợp đồng được giáo viên.
"Từ tháng 5/2021 đến nay do dịch bệnh kéo dài, những cán bộ - giáo viên mầm non ngoài công lập có tham gia bảo hiểm đã được Nhà nước hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, nhà trường và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải ngừng hoạt động, đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non không được trả lương nên có nhiều khó khăn ảnh hưởng nhiều đến đời sống và giảng dạy", lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước nêu.
Đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông tại Nghệ An: Dạy học thật, thi thật, cam kết đầu ra Từ năm học 2021-2022, Nghệ An bắt đầu triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và thực hiện kế hoạch này. Nghệ An là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai mô hình đảm bảo chất lượng trong các cơ...