Sự lột xác của súng trường AK qua 2 thế kỷ
Kể từ khi ra đời cách đây 75 năm và trở thành một trong những súng trường tấn công phổ biến nhất thế giới, AK của Nga đã có thay đổi như thế nào?
Súng trường là một trong những loại vũ khí xuất khẩu hàng đầu của Nga đến ngày hôm nay. Ảnh: DW
Tờ Russia Beyond (Nga) cho biết Chiến tranh Thế giới thứ hai đã mở ra một thời kỳ vũ khí mới, đó là súng trường tấn công. Loại súng này được coi là mạnh mẽ hơn so với súng tiểu liên và nhẹ, tiện lợi hơn so với súng trường dài tiêu chuẩn.
Đức là nước đầu tiên sử dụng loại vũ khí này trên các chiến trường. Trong những năm đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức ra mắt súng StG-44 bắn hoàn toàn tự động, trong khi đối thủ của Đức lại được trang bị súng tiểu liên cỡ nòng nhỏ hơn và súng trường bán tự động. Trước đó, chỉ có súng máy mới có khả năng phóng ra hỏa lực trên chiến trường tương tự như StG-44 đã thể hiện. StG-44 sử dụng đạn cỡ nòng 7.9233 mm và bắn được 600 phát đạn mỗi phút.
Từ đây, quân đội nhiều quốc gia nhận thấy cần phải phát triển phiên bản súng trường tấn công riêng dành cho binh sĩ càng sớm càng tốt. Liên Xô cũng không phải là một ngoại lệ
AK-47
Kỹ sư Mikhail Kalashnikov trong bức ảnh chụp năm 2002 bên khẩu AK-47 do anh sáng chế. Ảnh: DW
Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô yêu cầu mở các cuộc thử nghiệm loại súng trường tấn công mới dành cho Hồng quân. Họ muốn một loại vũ khí có thể đáp ứng các tiêu chí đặc biệt. Đầu tiên, đó cần là loại vũ khí có thể chịu được đầm lầy và bụi bẩn đồng thời vẫn có thể bắn 600 phát đạn mỗi phút. Thứ hai, vũ khí này phải dễ sử dụng. Cuối cùng, nó cần có chi phí rẻ và dễ dàng sản xuất hàng loạt.
Tất cả những yếu tố này đã được áp dụng vào chiếc AK-47 đầu tiên. AK-47 thậm chí có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 200 m.
Ông Vladimir Onokoy tại đơn vị hợp tác và kỹ thuật quân sự thuộc tập đoàn Kalashnikov chia sẻ: “Thiết kế khá đơn giản, việc bảo trì ở mức tối thiểu và dễ thực hiện, súng trường tương đối ngắn và tiện dụng. Đạn tầm trung đảm bảo tấn công hiệu quả ở hầu hết các khoảng cách chiến đấu thực tế. Và, quan trọng nhất, AK-47 đã mang lại cho những người lính tự tin đặc biệt vào vũ khí của họ”.
Đặc điểm chính của AK là loại đạn 7,62×39 mm mới, cho phép các kỹ sư kết hợp sức mạnh của súng trường với tốc độ bắn của súng tiểu liên ở thời điểm đó. Người sử dụng AK do vậy có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 100-200 m. AK cũng có ổ đạn 30 viên tạo điều kiện để binh sĩ mang thêm nhiều đạn ra chiến trường.
Phiên bản đầu tiên của AK-47 được đánh giá là khá thô sơ. Chúng đáp ứng được tiêu chí về độ tin cậy, sản xuất và hoạt động nhưng thiếu đặc tính về độ chính xác, bên cạnh đó là vẫn khá nặng và ban đầu gây không thoải mái cho người sử dụng.
Hồng quân Liên Xô đã sử dụng AK-47 từ năm 1949.
Video đang HOT
AKM
Một khẩu AKM. Ảnh: Russia Beyond
AKM được thông qua vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước với các đặc tính nổi trội khiến Kalashnikov nổi tiếng, đó là dễ sản xuất, bền bỉ và đáng tin cậy.
Ông Vladimir Onokoy phân tích: “Hai cải tiến chính của AKM là nhẹ hơn và dễ sản xuất hơn so với AK-47″. Cũng theo ông Onokoy, AKM dễ dàng chuyển giao công nghệ trong những nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw là Romania, Hungary, Ba Lan và Đông Đức.
Về cơ bản, các phiên bản AK-47 không có phanh họng súng, do đó, vũ khí “nhảy” trong tay binh sĩ khi bắn và không có khả năng bắn chính xác. Từ đây, các kỹ sư bổ sung một “bộ ổn định” cho súng trường AK để “làm dịu”, đồng thời tạo điều kiện để lắp đặt bộ phận giảm thanh trên vũ khí.
AKM được đánh giá là nhẹ hơn và có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 250 m. Hiện nay vẫn có nhiều quân đội trên khắp thế giới sử dụng AKM.
Khẩu AK-74. Ảnh: Russia Beyond
Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, các kỹ sư của Kalashnikov đã tìm cách cải tiến AKM. Ở thời điểm này, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng súng trường tấn công mới M-16, loại vũ khí này khá nhẹ và sở hữu loại đạn mới mở ra nhiều cơ hội cho binh sĩ trên chiến trường. Do đó, các kỹ sư Liên Xô quyết định tự tạo ra phiên bản vũ khí dựa trên loại đạn xung lực thấp mới.
Từ đây, AK-74 được hình thành, súng trường này sử dụng đạn 5,45×39 mm được cho có phạm vi hiệu quả hơn. Trước hết, cỡ nòng mới giúp súng trường hoạt động ổn định bởi 5,45×39 mới có độ giật ít và chính xác hơn 7,62×39 mm. AK-74 còn có phạm vi bắn xa hơn AKM tới 100 m.
Kalashnikov cũng tạo ra ổ đạn tay cầm và báng súng AK-74 bằng vật liệu polymer mới. Chúng khá bền so với vật liệu kim loại và gỗ được sử dụng trong các dòng AK trước và hỗ trợ giảm đáng kể trọng lượng của AK-74.
Tuy có nhiều cải tiến nhưng quân đội các nước khác không nhanh chóng thay thế AKM sang AK-74 bởi việc thay thế khá tốn kém, đặc biệt là khi cần thêm loại đạn mới.
Súng trường AK-12. Ảnh: Russia Beyond
Vào giữa thập niên 2010, quân đội Nga nhận phiên bản hiện đại hóa của AK-74 có tên gọi AK-12.
Ông Onokoy nhấn mạnh: “AK-12 được thiết kế để sử dụng với thiết bị quan sát ban đêm, nó có báng súng điều chỉnh được, bộ hãm thanh có thể tháo rời nhanh chóng. Nó chính xác hơn và có bán kính quan sát xa hơn”.
Ngoài ra, phanh họng súng mới ở AK-12 giúp ẩn giấu ánh sáng lóe lên khi bắn vào ban đêm do vậy không vô tình tiết lộ vị trí của binh sĩ cho kẻ thù.
Các chuyên gia đánh giá thế hệ mới của AK chủ yếu tập trung vào việc bắn và hoạt động “tàng hình”, im lặng, thay vì các cuộc giao tranh trực tiếp ở thành phố hoặc vùng nông thôn.
Soi uy lực của súng trường Nga: AK-47 và AK-74
Khi đặt AK-47 và AK-74 lên bàn cân rất khó để quyết định khẩu súng nào ưu việt hơn.
Kỹ sư người Nga Mikhail Kalashnikov đã làm thay đổi cả thế giới khi ông chế tạo ra súng trường tấn công bộ binh huyền thoại AK-47. AK-47 là một trong những loại súng trường tấn công thông dụng của thế kỷ 20. Hàng chục triệu khẩu AK-47 Kalashnikov đã được lưu hành trên thế giới.
Súng trường AK-47. Ảnh: Worldguns.
Dù khẩu súng này đạt được rất nhiều thành tựu nhưng trong thập kỷ 1960, Liên Xô vẫn tiến hành một cuộc cách mạng về cỡ đạn để cho ra đời dòng súng trường AK-74, phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của AK-47. Hình dáng bên ngoài giữa hai mẫu súng khá giống nhau song chúng có sự khác biệt rất lớn.
Lịch sử ra đời
AK-47 được sáng chế vào năm 1947 và bước vào giai đoạn sản xuất đại trà năm 1949. Nó nhanh chóng trở thành súng trường tiêu chuẩn cho các lực lượng của Liên Xô, chủ yếu được biết đến với tên gọi AKM. Mikhail Kalashnikov và quân đội Liên Xô đã thiết kế mẫu súng này dựa trên khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, STG 44.
Vào thời điểm đó, nó đáp ứng quan điểm của Liên Xô về chiến tranh hiện đại khi mà hầu hết các cuộc giao tranh của lực lượng bộ binh diễn ra trong phạm vi 300m. AK-47 sử dụng đạn cỡ 7.62 x 39 mm được thiết kế có tầm bắn hiệu quả trong cự ly 300m.
AKM không chỉ phục vụ tốt cho Nga mà còn gây được tiếng vang trên toàn thế giới. Từ Đông Âu, châu Á đến Trung Đông và Nam Mỹ, AK-47 len lỏi vào mọi trận địa. Ngày nay, nó có mặt trong kho vũ khí của nhiều lực lượng quân đội, cảnh sát, thậm chí nằm trong tay của các băng nhóm tội phạm và khủng bố. Nếu một quốc gia nào có xung đột thì ở đó xuất hiện AK-47.
AK-74 ra đời vào năm 1974 và nhanh chóng thay thế AK-47 trở thành súng trường chủ lực của quân đội Liên Xô và sau đó là quân đội Nga. AK-74 do nhóm thiết kế của А.D. Kryakushin chế tạo dưới sự giám sát của Mikhail Kalashnikov. Sự ra đời của súng trường này, được xem là cách Liên Xô khắc phục các nhược điểm vốn có trên AK-47. Chính nó đã giúp Quân đội Nga không quá tụt hậu so với các nước phương Tây sau khi Liên Xô tan rã.
Về cơ bản, AK-74 sử dụng các hệ thống cốt lõi của AK-44. Nó đã sớm được thử lửa trong cuộc chiến tranh Xô Viết - Afghanistan (1979-1989). AK-47 có một số đặc tính giống với súng trường M16 của Mỹ và được giảm cỡ nòng để sử dụng loại đạn trung bình 5,45 x 39 mm.
Lợi thế của AK-47
Trước hết, nhờ cỡ nòng lớn hơn 30 caliber, AK-47 có thể phá hủy các rào cản, xuyên thủng mọi chướng ngại như gạch, gỗ, kính trong khi hầu như không giảm tốc độ. Đạn 7.62 x 39 mm có khả năng phá hủy và xuyên thủng các vật thể rất tốt.
AK-47 có nhiều chế độ bắn với tốc độ bắn liên thanh đạt 600 phát /phút. Đạn của súng AK-47 rời nòng với vận tốc 715 m/s. Hơn nữa, do đặc tính dễ sử dụng và có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, nên AK-47 được ưa chuộng hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của các quốc gia khác. Giá thành của nó cũng khá rẻ so với nhiều loại súng trường của Mỹ.
Lợi thế của AK-74
Khi nói về súng trường, kích thước không phải là điều quyết định tất cả. Thời kỳ súng trường cỡ nòng 7.62 x 39 mm thống trị chiến trường đã qua và người Nga đã nhận ra tiềm năng của một khẩu súng trường có cỡ nòng nhỏ hơn.
AK-74 sử dụng loại đạn 5,45 x 39 mm, nhỏ hơn và nhẹ hơn so với đạn của AK-47. Loại đạn này có xu hướng phân mảnh khi chạm vào vật thể, trái lại, đạn 7.62 x 39 mm tạo ra một lỗ xuyên thẳng. Dù vậy, cỡ đạn tiêu chuẩn 5,45 x 39 mm cũng chưa thực sự hoàn hảo.
Do có hộp đạn nhẹ hơn nên súng cũng có độ giật nhẹ hơn so với AK-47, vì thế các xạ thủ sẽ dễ dàng điều chỉnh khi ngắm bắn mục tiêu. AK-74 có tầm bắn hiệu quả từ 500 đến 800m tùy vào từng loại mục tiêu và tầm bắn tối đa có thể lên đến 3.000m. Xét ở góc độ quân sự, AK-47 cho phép khai hỏa tự động một cách có kiểm soát để thực hiện nỗ lực áp chế.
Do đạn của AK-74 có trọng lượng nhẹ hơn so với AK-47 nên người lính có thể mang theo nhiều băng đạn này khi ra chiến trường. AK-74 cũng được sử dụng tại nhiều quốc gia, nhưng vẫn không thể sánh được với sự phổ biến của AK-47.
Khi đặt AK-47 và AK-74 lên bàn cân rất khó để quyết định khẩu súng nào ưu việt hơn. Nếu xạ thủ muốn gia tăng tầm bắn, tăng khả năng kiểm soát và sử dụng đạn nhẹ hơn thì AK-74 sẽ là lựa chọn đầu tiên. Còn nếu xạ thủ muốn sử dụng loại đạn rẻ hơn và dễ dàng tìm kiếm các phụ kiện thay thế cho khẩu súng thì AK-47 sẽ là lựa chọn hợp lý.
Nga nói leo thang hay xuống thang căng thẳng toàn cầu là 'tùy hành động của Mỹ' Mỹ hoặc là hỗ trợ bảo đảm an ninh theo đề xuất của Nga, hoặc sẽ là bên phải chịu trách nhiệm khi từ chối đề xuất này. Giảm căng thẳng toàn cầu hiện phụ thuộc vào hành động của Mỹ. Đó là quan điểm của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ...