Sự khác biệt trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của Đức và Anh
Tính đến ngày 14/4, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã đạt mốc gần 2 triệu người, với trên 120.000 ca tử vong. Tại châu Âu, sự khác biệt rõ rệt trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của 2 quốc gia Đức và Anh được coi là bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia.
Thông điệp “Giữ an toàn” trên bãi biển Broadstairs, một khu nghỉ mát bên bờ biển ở bờ biển Kent, Anh. Ảnh: DPA
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), tính đến ngày 14/4, Đức ghi nhận 130.072 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3.194 ca tử vong. Còn tại Anh, nước này đã có 88.621 người mắc COVID-19 và 11.329 trường hợp tử vong. Một ngày trước đó, Anh đã xác nhận 697 người thiệt mạng vì COVID-19, nhiều gấp 5 lần so với 126 ca tử vong ở Đức, mặc dù Anh có ít trường hợp mắc COVID-19 hơn.
Theo các chuyên gia y tế, Đức đã có những phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát của dịch COVID-19 bằng cách phong toả toàn bộ đất nước từ hôm 16/3. Trong khi đó, Anh hành động chậm hơn, đến tận 7 ngày sau khi Đức ban bố lệnh phong toả, tối 23/3 Chính phủ Anh mới quyết định phong toả toàn quốc trong 3 tuần. Các trường học Đức cũng đã đóng cửa vào ngày 13/3, trong khi các trường học ở Anh cho đến ngày 18/3 mới bắt đầu ngừng hoạt động.
Ban đầu, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã theo đuổi chiến lược “giữ bình tĩnh và tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh”. Vương quốc Anh vẫn cho phép các nhà hàng, nhà hát, câu lạc bộ, quán rượu và trường học mở cửa. Chính phủ nước này cũng đưa ra các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, đó là những người trên 70 tuổi dễ có nguy cơ nhiễm virus. Thủ tướng Johnson cũng kêu gọi công chúng thường xuyên rửa tay và tự cách ly nếu bị mắc bệnh, trong khi nhiều quốc gia châu Âu khác có những động thái phong toả nghiêm ngặt hơn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: The Guardian
Video đang HOT
Đến giữa tháng 3, mỗi ngày, Đức đã xét nghiệm cho 103.000 người tại 132 phòng thí nghiệm trên khắp đất nước. Trong khi đó, Anh chỉ xét nghiệm được 5.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.
“Chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới có khá nhiều người nghi ngờ mắc bệnh được tiến hành xét nghiệm. Nhờ vào biện pháp xét nghiệm sớm, chúng tôi có thể tìm hiểu thêm về dịch bệnh ở Đức trong giai đoạn đầu”, ông Christian Drosten, Trưởng khoa Virus học tại Bệnh viện Charite, Berlin cho biết.
Thủ tướng Angela Merkel, một nhà khoa học bình tĩnh, kiên quyết đã ban bố lệnh phong toả và tuyên bố rằng bà sẽ từ chối bắt tay với tất cả mọi người để ngăn ngừa virus lây bệnh.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà sẽ từ chối bắt tay với tất cả mọi người vì dịch COVID-19. Ảnh: DW
Trong khi đó, người đồng cấp Boris Johnson cho biết ông vẫn bắt tay mọi người, kể cả bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một lần đến thăm bệnh viện.
Các nhà lãnh đạo cũng có những cách tiếp cận cá nhân đối với dịch COVID-19 hoàn toàn khác biệt. Vào tháng trước, bà Merkel đã ngay lập tức cách ly 14 ngày sau khi tiếp xúc với một bác sĩ mắc COVID-19. Thủ tướng Anh xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hôm 27/ 3, ông phải tự cách ly tại nhà nhưng vẫn tiếp tục điều hành cuộc chiến chống COVID-19 của chính phủ. Ông phải nhập viện vào ngày 5/4 và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt một ngày sau đó. Hôm 12/4, ông Boris Johson đã ra viện với tình trạng sức khoẻ ổn định.
Không chỉ có vậy, sự khác nhau về quan điểm chống dịch giữa Đức – quốc gia có dân số 82 triệu người và Vương quốc Anh – quốc gia có dân số 67 triệu người, cũng có thể thấy rõ qua ngôn ngữ của các nhà lãnh đạo hai quốc gia châu Âu.
“Không! Đại dịch này không phải là một cuộc chiến”, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu nhân dịp Lễ Phục sinh hôm 11/4 và cho rằng đại dịch này là một “bài trắc nghiệm cho nhân loại”, ông cũng kêu gọi sự đoàn kết của châu Âu và các quốc gia trên toàn thế giới.
Trái lại, Thủ tướng Anh Johnson cương quyết hơn coi dịch COVID-19 như một cuộc chiến: “Chúng tôi phải hành động như bất kỳ chính phủ thời chiến nào và làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế của mình. Kẻ thù này có thể gây chết người, nhưng nó cũng có thể bị đánh bại”.
Hải Vân
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sự thật về lính Nga, Mỹ đụng độ ở Syria
Cuộc "ẩu đả" giữa các binh sĩ Nga và Mỹ, dường như xảy ra ở Syria, không gì khác hơn là chuyện hư cấu.
Đó là tuyên bố của Bộ Quốc phòng LB Nga khi bình luận thông báo xuất hiện mới đây trên các phương tiện truyền thông.
Tính chất giả mạo thể hiện qua nguồn tin của họ, cái gọi là "Đài quan sát nhân quyền Syria" (SOHR), đóng trụ sở tại Anh.
"Thông báo của SOHR về vụ ẩu đả hỗn chiến của các quân nhân Nga và Mỹ ở tây-bắc Syria chỉ là sự giả mạo thô sơ", cơ quan quân sự Nga nhận xét. Dường như có nơi để xảy ra sự cố...
Theo dữ liệu của Đài quan sát nói trên, vụ việc xảy ra vào ngày 25 tháng 12 tại thành phố Tel-Tamer thuộc tỉnh Al-Hasaka. Có vẻ là các cư dân địa phương tố cáo quân đội Hoa Kỳ phản bội, bởi trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi khu vực này của Syria. Tình hình căng thẳng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi quân Nga đến hiện trường, SOHR tuyên bố.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng các đại diện của Trung tâm Nga hòa giải các bên tham chiến cũng như quân cảnh "đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong chế độ bình thường".
Theo danviet.vn
Nóng: Lính Nga, Mỹ bất ngờ đụng độ ở Syria Các lực lượng Nga đã có mặt trong một khu vực cùng lúc với quân đội Mỹ và khi hai bên chạm trán nhau, một cuộc đụng độ đã nổ ra, theo JPost. Quân đội Mỹ tại Syria Các lực lượng Mỹ và Nga đã đụng độ nhau tại Tell Tamer ở đông bắc Syria hôm thứ Tư (25/12), theo Cơ quan Giám...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Có thể bạn quan tâm

Hai mẹ con vi vu khám phá phố cổ Hội An
Du lịch
08:52:35 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ
Tin nổi bật
08:34:28 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025
"Gà cưng" cũ của Vũ Khắc Tiệp lên tiếng khi bị tố "lật lọng", nhận tiền xong rồi bặt vô âm tín
Sao việt
08:01:36 18/05/2025
3 không khi dùng mật ong
Sức khỏe
08:00:07 18/05/2025
Tân Binh Toàn Năng - show thay thế Anh Trai Chông Gai không nổi chút bọt sóng, khán giả thất vọng: Vấn đề ở đâu?
Tv show
07:35:46 18/05/2025
Universal khuấy đảo màn ảnh rộng 2025 bằng những bom tấn nhất định phải xem!
Phim âu mỹ
07:27:47 18/05/2025