Sự khác biệt giữa da khô và da mất nước
Trong khi da khô là một loại da đặc trưng bởi sự thiếu sản xuất bã nhờn thì da mất nước là trạng thái tạm thời do thiếu nước trong da. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để biết da mình bị mất nước hay khô, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các dấu hiệu chính của da mất nước và da khô cùng với các mẹo để xây dựng thói quen chăm sóc da, hỗ trợ hàng rào bảo vệ da và quản lý từng vấn đề về da đúng cách.
Da khô là một trong năm loại da chính (những loại khác là da dầu, da thường, da hỗn hợp và da nhạy cảm). Loại da này được đặc trưng bởi da sản xuất ít bã nhờn hơn da thường hoặc da dầu. Di truyền thường là nguyên nhân gây khô da nhưng nó cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau bao gồm khí hậu lạnh hoặc khô, một số phương pháp điều trị y tế, tắm nước quá nóng, các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần gây khô da và quá trình lão hóa tự nhiên.
Khô da là tình trạng phổ biến đối với hầu hết mọi người. Bạn có thể nhận thấy làn da của mình trở nên khô hơn theo tuổi tác vì khả năng sản xuất bã nhờn của da sẽ giảm dần theo thời gian (đặc biệt là sau 40 tuổi).
Bởi vì da khô luôn sản xuất ít bã nhờn hơn các loại khác nên da có thể xuất hiện dấu hiệu xỉn màu, cảm giác khô căng và khó chịu. Da khô cũng dễ bị nứt nẻ hơn. Theo Mayo Clinic, khi không được chăm sóc đúng cách, da khô thậm chí có thể bị nhạy cảm và gặp các vấn đề nghiêm trọng như bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Các dấu hiệu khác của da khô bao gồm:
Ảnh minh họa
Da mất nước là một tình trạng tạm thời thường bị nhầm lẫn với da khô. Da khỏe mạnh chứa khoảng 30% nước, rất cần thiết để duy trì độ đàn hồi, sức mạnh và độ căng mọng của da. Nhưng khi làn da của bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào, nó có thể trở nên khô sần.
Ngoài việc không uống đủ nước, tình trạng mất nước cũng có thể xảy ra do một số lý do bao gồm đổ mồ hôi quá nhiều, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, sốt cao, cháy nắng hoặc say nắng, bệnh tiểu đường hay sử dụng các loại thuốc gây mất cân bằng chất lỏng, chẳng hạn như thuốc kháng histamin hoặc thuốc nhuận tràng.
Thông thường, các dấu hiệu của da mất nước tương tự như da khô. Nó có thể căng, thô ráp và cũng có thể trông xỉn màu. Tuy nhiên, da mất nước là một tình trạng da tạm thời chứ không phải là một loại da. Da mất nước có thể khiến bạn cảm thấy cả cảm giác nhờn và khô cùng một lúc. Các nếp nhăn cũng rõ ràng hơn trên nền da mất nước, đó là lý do tại sao da mất nước đôi khi cũng bị nhầm lẫn với lão hóa da sớm.
Với làn da mất nước, bạn có thể nhận thấy rằng da của bạn trông thiếu sức sống, không đều màu và quầng thâm dưới mắt sẫm màu hơn. Bạn cũng có thể quan sát thấy các dấu hiệu mất nước đến và đi tùy thuộc vào hoạt động, mùa, thay đổi lối sống hay thậm chí là đến từ một loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da.
Ảnh minh họa: Các biểu hiện của da khô ở bên trái và biểu hiện của làn da mất nước bên phải
Mẹo: Thử nghiệm độ đàn hồi của da để kiểm tra độ ẩm. Dùng 2 ngón tay véo nhẹ một phần da ở mu bàn tay hoặc má. Giữ trong vài giây và thả ra. Nếu da nhanh chóng trở lại bình thường, đó là dấu hiệu da bạn đã đủ nước. Nếu mất nhiều thời gian hơn, bạn có thể đang bị mất nước. Theo trang thông tin sức khỏe MedlinePlus, căng da là dấu hiệu mất nước. Da với độ căng bình thường sẽ nhanh chóng phục hồi trạng thái ban đầu. Trong khi da có độ căng kém cần có thời gian để trở lại bình thường.
Da mất nước
Bạn sẽ bị mất nước khi không có đủ nước trong cơ thể. Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị da mất nước tại nhà là uống nhiều nước hơn (bạn cũng có thể thử bổ sung thêm nước điện giải). Ngoài ra, bạn cũng nên thoa kem dưỡng ẩm gốc nước để làm giảm những tổn thương hiện có trên da.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Da khô
Phương pháp chính để điều trị da khô tại nhà là sử dụng kem dưỡng ẩm, chất làm mềm hoặc kem dưỡng da. Một số nguyên liệu thô có thể giúp làm mềm da như dầu dừa (thoa lên những vùng da khô để tăng thêm độ ẩm).
Ảnh minh họa
Hầu hết các phương pháp phòng ngừa da mất nước đều tập trung vào việc duy trì các điều kiện bên trong cơ thể, trong khi việc ngăn ngừa da khô tập trung nhiều hơn vào các yếu tố bên ngoài.
Da mất nước
Giữ nước có thể giúp ngăn ngừa da bị mất nước. Ngoài việc uống nước thường xuyên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ da bị mất nước bằng cách hạn chế rượu và caffeine, ngủ đủ giấc và bổ sung thực phẩm giàu chất dưỡng ẩm.
Ảnh minh họa
Da khô
Da khô có thể bị nứt nẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, thoa kem kháng khuẩn lên những vùng tiếp xúc nhiều có thể làm giảm nguy cơ này.
Bác sĩ mách bí quyết ngừa da nứt nẻ, bong tróc khi trời lạnh
Vào mùa đông, làn da rất dễ bị khô hanh, bóng tróc, nứt nẻ gây ngứa ngáy, khó chịu, dưới đây là giải pháp giúp cải thiện vấn đề trên.
Nguyên nhân da khô, ngứa ngáy
TS. BS. Lã Hà - Nguyên Giảng viên bộ môn Da liễu, Chủ nhiệm khoa Da liễu tại Học viện Y Dược Cổ Truyền Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến da khô, ngứa trong mùa đông.
Theo bác sĩ Hà, khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, nhiệt độ và độ ẩm giảm nhanh chóng, da phải làm việc nhiều hơn để duy trì đủ độ ẩm. Điều này có thể dẫn đến các vết nứt ở lớp da bên ngoài, mất nước và viêm da.
Thời tiết thay đổi dẫn đến môi trường thay đổi, từ đó các tác nhân như bụi, phấn hoa, nấm mốc có điều kiện để tác động mạnh mẽ lên da, khiến da khô, bong tróc, tệ hơn nữa là kích ứng, ngứa ngáy.
"Da vốn thích sự nhất quán, vì vậy khi các yếu tố như thời tiết bị thay đổi sẽ tạo ra một cú sốc đối với da. Hàng rào bảo vệ da bị gián đoạn trong giai đoạn này, khiến da dễ bị viêm và kích ứng", bác sĩ Hà nói.
Tắm nước nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da khô, nứt nẻ và ngứa. Mùa đông thời tiết trở lạnh, mọi người thường có nhu cầu tắm rửa bằng nước nóng giúp cơ thể thoải mái, điều này vô tình khiến da mất nước, mất luôn cả chất dầu nhờn ở trên da - mất "hàng rào" bảo vệ da, da càng khô càng dễ nổi mận và dễ ngứa.
Việc sử dụng một số sản phẩm làm sạch da và vệ sinh cơ thể không phù hợp cho thời tiết lạnh, khô hanh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da kích ứng.
Mùa đông da dễ bị khô, bong tróc, ngứa ngáy. (Ảnh minh họa)
Cách bảo vệ làn da trong mùa lạnh
Theo bác sĩ Lã Hà, để chăm sóc làn da vào mùa đông, bạn cần bỏ chút thời gian thực hiện mỗi ngày, điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy.
Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, đúng cách
Vào mùa đông, không khí khô hơn nhiều, do đó da cần được bảo vệ nhiều hơn. Chúng ta sẽ cần kem dưỡng ẩm dày hơn, ẩm hơn so với mùa hè.
Qua đêm, làn da của chúng ta được đổi mới và sửa chữa. Vì vậy đây là thời điểm hoàn hảo để cấp ẩm bằng cách đắp mặt nạ hoặc thoa kem dưỡng ẩm dành cho buổi đêm.
"Hãy nhớ dưỡng ẩm cơ thể ngay sau khi tắm xong. Lúc đó, da vẫn còn ấm và ẩm. Điều này hỗ trợ quá trình hydrat hóa cho da tốt hơn", bác sĩ Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, vị chuyên gia da liễu khuyến cáo, cần lựa chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc và thành phần rõ ràng, phù hợp với làn da của mình.
Không tắm, rửa mặt bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh
Thói quen sinh hoạt thường nhật như sử dụng nước quá nóng để tắm, rửa mặt sẽ làm tệ thêm tình trạng khô da, mẩn ngứa. Chúng ta chỉ nên sử dụng nước ấm tắm trong thời gian vừa đủ.
Bên cạnh đó hãy hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sửa rửa mặt có tình tẩy rửa mạnh, điều này sẽ làm da khô, dễ kích ứng.
Cách đơn giản nhất để cung cấp độ ẩm cho d là uống thật nhiều nước. (Ảnh minh họa)
Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ, trái cây
Khi bạn có cảm giác da khô và ngứa là dấu hiệu mất nước của da, hãy cải thiện hiện tượng này bằng cách uống nhiều nước hơn, ăn thêm nhiều rau củ, trái cây tươi.
Trong những tháng lạnh hơn, mọi người thường có xu hướng uống ít nước hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn vẫn cung cấp đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.
Bạn có thể bổ sung ít nhất 2000 ml nước mỗi ngày, uống từng ít một và nhiều lần, không nên uống quá nhiều nước cùng lúc. Tránh xa đồ uống có đường, hấp thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến oxy hóa da, chỉ nên uống nước lọc hoặc trà loãng là thích hợp nhất.
Nước ấm với mật ong hoặc chanh là một cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể và cũng có thể giữ ấm.
Chú ý độ ẩm không khí trong nhà
Mùa đông có đặc điểm là không khí khô, cộng với tác động của hệ thống sưởi và điều hòa, độ ẩm không khí trong nhà giảm đáng kể, điều này không tốt cho da.
Trong nhà, khi sử dụng các thiết bị làm ấm cần để trong không gian rộng, không sử dụng quá lâu, cách xa người và đặt nhiệt độ thích hợp.
Tuyệt đối tránh gãi lên da nhiều lần
Khi bạn bị khô da sẽ gây ra ngứa, nhiều người theo phản ứng tự nhiên sẽ dùng tay gãi liên tục, thậm chí móng tay sẽ làm cho da bị xước và tổn thương liên tục, đây là một thói quen sai lầm.
Nếu bạn làm việc này thường xuyên không chỉ khiến da sần sùi, dễ bị nám mà nếu bị trầy xước còn gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, nhiễm khuẩn.
Do đó, nếu bị ngứa không chịu nổi, bạn có thể vỗ nhẹ vào vùng ngứa, hoặc bôi kem dưỡng ẩm. Nếu sau các phương pháp này mà vẫn thấy đặc biệt ngứa thì nên đi khám càng sớm càng tốt để xem có phải bệnh ngoài da hay không.
Che chắn khi ra ngoài
Khi ra ngoài trời, cũng cần có những biện pháp che chắn đặc biệt là cho da mặt để tránh tình trạng thay đổi nhiệt đột ngột.
Những bí quyết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này sẽ giữ cho làn da tránh rơi vào những tình trạng báo động khi thời tiết chuyển lạnh.
Ngăn ngừa da khô, bong tróc vào mùa đông Vào mùa lạnh khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, nhiều người gặp phải tình trạng da nứt nẻ, khô ráp gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là bong tróc chảy máu gây đau đớn. Chăm sóc da không đúng cách sẽ làm tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Các loại rau, hoa quả tươi cung cấp nhiều nước, vitamin,...