Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu

Theo dõi VGT trên

Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự.

Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.

Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu - Hình 1
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga. Ảnh: The Defense News/TTXVN

Trong bối cảnh địa chính trị diễn biến phức tạp, châu Âu đang chứng kiến một động thái quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng: sự trở lại của năng lực tên lửa tầm xa. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia NATO ở châu Âu, buộc họ phải xem xét lại chiến lược phòng thủ của mình sau gần ba thập kỷ đầu tư không đủ.

Theo đó, Timothy Wright, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng và phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã khơi dậy lại mối quan tâm của các thành viên NATO ở châu Âu trong việc hiện đại hóa và tăng cường lực lượng vũ trang của họ. Trong số nhiều năng lực đang được tìm kiếm, một số quốc gia đã tuyên bố quan tâm đến việc mua tên lửa thông thường tầm xa phóng từ mặt đất thông qua nỗ lực chung được gọi là “Chương trình Tấn công Tầm xa của châu Âu” (ELSA). Điều này đánh dấu sự hồi sinh của một năng lực hầu như không có trong kho vũ khí của các quốc gia châu Âu kể từ những năm 1990.

Mặc dù ELSA có tiềm năng mang lại lợi ích răn đe cho các quốc gia châu Âu và cải thiện thế trận phòng thủ và răn đe của NATO, tuy nhiên, vẫn có một số thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách liên quan đến sự phát triển chung cần được giải quyết nếu dự án muốn “đơm hoa kết trái”.

Châu Âu đánh giá lại năng lực tên lửa phóng từ mặt đất

Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên diện rộng trong cuộc chiến với Ukraine đã khiến một số nước châu Âu phải đánh giá lại lợi ích của việc sở hữu khả năng tấn công tầm xa thông thường. Một lựa chọn là mua từ bên ngoài khu vực, nhưng một lựa chọn khác là tự sản xuất hoặc hợp tác nội khối.

Cách tiếp cận thứ hai dẫn đến sự ra đời của dự án ELSA. Pháp, Đức, Italy và Ba Lan đã ra mắt ELSA vào tháng 7/2024 với mục đích “phát triển năng lực có chủ quyền” để cải thiện ‘khả năng phòng thủ của châu Âu và củng cố cơ sở công nghiệp và công nghệ quốc phòng châu Âu”, cũng như góp phần “củng cố trụ cột châu Âu của NATO, chia sẻ gánh nặng tốt hơn giữa các đồng minh”.

Mặc dù đến nay hầu hết tất cả những bên tham gia ELSA đều đã sở hữu tên lửa hành trình phóng từ trên không và trong một số trường hợp là tên lửa hành trình phóng từ biển, không có thành viên NATO nào ở châu Âu ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tên lửa phóng từ mặt đất thông thường có tầm bắn lớn hơn 300 km.

Do đó, việc phát triển khả năng này sẽ lấp đầy những gì các quốc gia trên nhận thấy là khoảng cách năng lực mà Nga có lợi thế rõ rệt. Lực lượng vũ trang Nga sở hữu một số loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander -M có tầm bắn 500 km và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M728 có tầm bắn 2.500 km. Tùy thuộc vào vị trí bố trí, các hệ thống này có khả năng tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu.

Video đang HOT

ELSA hiện đang ở giai đoạn đầu của ý tưởng và do đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải về việc quốc gia nào có thể tham gia dự án và loại hệ thống nào mà các quốc gia này cuối cùng có thể phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu từng tuyên bố rằng “ý tưởng là mở [ELSA] rộng rãi nhất có thể” và số lượng thành viên đã tăng từ 4 bên tham gia ban đầu, với Thụy Điển và Vương quốc Anh lần lượt tuyên bố về việc tham gia dự án vào tháng 10/2024.

Cả hai nước Thuỵ Điển và Vương quốc Anh đều có nền tảng tốt trong ngành vũ khí dẫn đường, đặc biệt là trong việc thiết kế tên lửa hành trình. Các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn khác của châu Âu có tham vọng đạt được khả năng tấn công tầm xa hoặc có ngành công nghiệp quốc phòng có thể hỗ trợ chương trình ELSA, chẳng hạn như Hà Lan và Na Uy, cũng có thể quan tâm đến việc tham gia dự án.

Thông báo chính thức của ELSA đề cập một cách mơ hồ đến việc phát triển một khả năng mới cho “các cuộc tấn công tầm xa” mà không đề cập đến loại vũ khí đang theo đuổi, để ngỏ khả năng các bên đang xem xét thiết kế tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Hơn nữa, trong khi các quan chức quốc phòng giấu tên của châu Âu cho biết ý định là phát triển khả năng phóng từ mặt đất, điều này không được đề cập rõ ràng trong thông cáo.

Sự hồi sinh tên lửa tầm xa của châu Âu - Hình 2
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot trong cuộc diễn tập quân sự ở Constanta, Romania ngày 15/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù có một số khả năng linh hoạt về dự án ELSA, việc phát triển tên lửa hành trình thay vì tên lửa đạn đạo có nhiều khả năng xảy ra hơn vì các công ty công nghiệp quốc phòng châu Âu có kinh nghiệm đáng kể trong việc phát triển tên lửa hành trình so với tên lửa đạn đạo. Ngoài ArianeGroup của Pháp và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ, không có công ty quốc phòng lớn nào khác của châu Âu có kinh nghiệm sản xuất tên lửa đạn đạo ngoài tên lửa chiến trường tầm ngắn.

Có lẽ là vô tình, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pl Jonson tiết lộ khi công bố sự tham gia của nước này vào dự án rằng ý định là “phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 1.000 đến 2.000 km”. Ông Jonson sau đó bình luận rằng chương trình ELSA cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, có khả năng chỉ ra sự phát triển của một tên lửa có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Ngày đưa vào sử dụng loại tên lửa mới chưa được chính thức cung cấp, mặc dù thông báo của Vương quốc Anh cho biết “dự án này dự kiến ​​sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của châu Âu vào những năm 2030″. Nếu những bên tham gia ELSA theo đuổi thiết kế tên lửa hành trình, thì công ty MBDA của Pháp được coi là ứng cử viên sáng giá với đề xuất điều chỉnh Tên lửa hành trình Hải quân (MdCN) thành phiên bản phóng từ mặt đất.

Đề xuất của MBDA về việc điều chỉnh MdCN để phóng từ mặt đất là một sự lựa chọn vì không có tên lửa hành trình nào khác do châu Âu thiết kế đang được đưa vào sử dụng hoặc đang được phát triển có thể đạt được yêu cầu về tầm bắn 1.000-2.000 km như dự kiến. SCALP EG/Storm Shadow của Anh-Pháp và tên lửa thay thế dự kiến, được gọi là Vũ khí hành trình/chống hạm tương lai (FC/ASW), có tầm bắn ước tính dưới 1.000 km. Tầm bắn của Taurus KEPD-350 của Đức-Thụy Điển cũng không đủ 1.000 km.

Trong khi đó, việc mua sắm các hệ thống không phải của châu Âu đáp ứng được yêu cầu về tầm bắn của dự án, chẳng hạn như phiên bản phóng từ mặt đất của Tomahawk hoặc dòng Hyunmoo -3 của Hàn Quốc, gần như chắc chắn sẽ không khả thi dựa trên các yêu cầu công nghiệp quốc phòng rõ ràng của ELSA tại châu Âu.

Ngoài các yêu cầu về tầm bắn, còn có một câu hỏi rộng hơn về việc liệu việc điều chỉnh các hệ thống hiện nay có đáp ứng được các yêu cầu về năng lực của những nước tham gia trong vài thập kỷ tới hay không. Mặc dù SCALP EG/ Storm Shadow, Taurus và MdCN là những thiết kế dưới tốc độ siêu vượt âm, dữ liệu từ cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh được tính dễ bị tổn thương của các loại vũ khí tương tự của Nga như Kh-101 trước các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên mặt đất.

Để so sánh, các thiết kế siêu vượt âm như tên lửa chống hạm Kh-32 của Nga được sử dụng trong các cuộc tấn công thứ cấp đã thành công hơn nhiều trong việc xuyên thủng các hệ thống phòng thủ, một phần có thể là do tốc độ cao của chúng. Do đó, một thiết kế siêu vượt âm hoặc khó theo dõi, phát hiện có thể được coi là giải pháp hấp dẫn hơn về lâu dài cho nhu cầu của châu Âu.

Nếu những nước tham gia ELSA phát triển một tên lửa mới kết hợp hệ thống đẩy tiên tiến hoặc công nghệ để khó phát hiện, thì điều này sẽ làm tăng chi phí và thời gian phát triển. Nhưng vì những nước tham gia ELSA có ý định phát triển một năng lực mới “trong thời gian nhất định, chi phí và khối lượng phù hợp” nên một thiết kế mới có thể không khả thi vì những yêu cầu này.

Những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách

Trong khi sự tham gia của nhiều bên đóng góp có thể làm giảm chi phí phát triển và sản xuất chung, một thách thức của cách tiếp cận này sẽ là làm thế nào để quản lý và hài hòa hiệu quả các yêu cầu kỹ thuật và công nghiệp có thể khác nhau.

Ở quy mô nhỏ hơn nhiều, dự án Anh-Pháp-Italy phát triển FC/ASW để thay thế SCALP EG/ Storm Shadow và tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet đã gặp khó khăn trong giai đoạn khái niệm do sở thích khác nhau của Pháp và Anh về việc theo đuổi thiết kế siêu vượt âm hoặc rất khó phát hiện. Mặc dù cuối cùng đã tìm ra được sự thỏa hiệp, giai đoạn đầu của FC/ASW nêu bật những thách thức của quá trình phát triển tên lửa hợp tác.

Tương tự như vậy, trong khi phát triển chung có thể làm giảm chi phí thiết kế và sản xuất, ngoài 6 quốc gia đã đăng ký và có khả năng là Hà Lan và Na Uy, có rất ít thành viên NATO châu Âu khác có đủ ngân sách quốc phòng và cơ sở công nghiệp để hỗ trợ ELSA cả về mặt tài chính và kỹ thuật.

Ngay cả đối với các quốc gia tham gia, việc cân bằng các yêu cầu hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực có thể khó khăn theo quan điểm ngân sách, đặc biệt là vì phát triển tên lửa thường tốn kém. Chẳng hạn, chi phí phát triển và mua sắm tên lửa Storm Shadow của Anh vào năm 1997 là khoảng 700 triệu bảng Anh (tương đương 1,34 tỷ bảng Anh vào năm 2024).

Ngoài vấn đề tài chính, việc quản lý các lợi ích công nghiệp quốc phòng của các bên liên quan khác nhau sẽ là một thách thức tiềm ẩn khác. Trong số những nước tham gia ELSA hiện tại, Ba Lan có ít kinh nghiệm nhất trong sản xuất tên lửa, mặc dù Warsaw sẽ sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn được cấp phép của Hàn Quốc trong tương lai.

Tóm lại, việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự. Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.

Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Theo báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ), Ukraine có thể thực hiện cuộc tấn công tiếp theo bằng tên lửa do phương Tây cung cấp vào khu vực Rostov của Liên bang Nga, nơi có nhiều cơ sở có thể trở thành mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa - Hình 1
Ảnh minh họa: EPA-EFE/TTXVN

Trang newsukraine.rbc.ua dẫn thông tin từ tờ WSJ cho rằng các sân bay, kho đạn và bãi huấn luyện của Nga không còn an toàn sau khi các nước phương Tây cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa. Hàng trăm mục tiêu hiện nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa mạnh hơn so với các thiết bị bay không người lái tầm xa mà Ukraine từng sử dụng.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) xác định khoảng 200 mục tiêu quân sự nằm trong tầm bắn của tên lửa ATACMS và Storm Shadow.

Nhà phân tích George Barros tại ISW nói rằng đây chỉ là một phần trong số các mục tiêu. Theo ông, Ukraine có thể sử dụng dữ liệu tình báo để tấn công các sở chỉ huy và các cơ sở khác vốn thay đổi vị trí thường xuyên.

Theo ông Barros, loại bỏ một sở chỉ huy lữ đoàn hoặc sư đoàn có thể gây gián đoạn trong vài ngày đối với hàng trăm binh sĩ Nga.

Bài viết trên WSJ nói rằng khu vực Rostov là nơi tập trung nhiều mục tiêu nhất. Có ít nhất bốn sân bay ở đây nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa phương Tây, mặc dù một số sân bay này là sân bay dân sự.

Rostov là nơi tập trung nhiều binh sĩ được vận chuyển tới đây bằng máy bay quân sự lớn. Họ được trang bị đầy đủ rồi lên xe buýt và di chuyển đến khu vực phía Đông Ukraine. WSJ cho rằng tấn công vào khu vực này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và làm gián đoạn một trung tâm tập kết quan trọng của quân đội Nga.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có áp đặt các hạn chế đối với loại mục tiêu hoặc khu vực mà Ukraine được phép tấn công hay không.

Thông tin trên tờ WSJ xuất hiện trong bối cảnh Mỹ gần đây đã cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS tầm xa.

Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên vào lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công này nhắm vào một cơ sở quân sự gần thị trấn Karachev, vùng Bryansk.

Theo Bloomberg, Ukraine cũng lần đầu tiên tấn công một cơ sở ở Kursk bằng tên lửa Storm Shadow.

Sau khi Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga đêm 19/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng đây là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột. Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro (Brazil), ông Lavrov đã nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể sử dụng tên lửa công nghệ cao này mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Ông cũng nhắc lại lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quan điểm của Moskva sẽ thay đổi nếu phương Tây ủng hộ việc mở rộng phạm vi tấn công tới 300 km.

Ngày 23/11, ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cũng cảnh báo Anh và Pháp: "Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho việc đó. Moskva sẽ đáp trả các cuộc tấn công tên lửa vào Nga". Ông cũng bình luận: "Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực".

Sau khi các địa điểm quân sự của Nga ở khu vực Kursk và Bryansk bị tấn công bằng tên lửa của Mỹ và Anh, Nga đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới nhất có tên Oreshnik để tiến hành cuộc tấn công phi hạt nhân nhằm vào nhà máy quốc phòng Yuzhmash của Ukraine tại Dnipro. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng các chính sách khiêu khích của phương Tây có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu xung đột tiếp tục leo thang.

Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động vừa qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
15:12:05 09/01/2025
Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dàiThực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
08:43:58 09/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
13:55:44 09/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảngCơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
20:54:47 09/01/2025
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về ý tưởng mua Greenland của ông TrumpNgoại trưởng Mỹ lên tiếng về ý tưởng mua Greenland của ông Trump
15:44:27 09/01/2025
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
05:11:53 08/01/2025

Tin đang nóng

Phan Như Thảo lên tiếng về tình trạng hôn nhân với chồng đại gia hơn 26 tuổi giữa nghi vấn trục trặcPhan Như Thảo lên tiếng về tình trạng hôn nhân với chồng đại gia hơn 26 tuổi giữa nghi vấn trục trặc
21:25:36 09/01/2025
Tóm Lưu Diệc Phi "hẹn hò" đến rạng sáng với nam thần thác loạn khét tiếng CbizTóm Lưu Diệc Phi "hẹn hò" đến rạng sáng với nam thần thác loạn khét tiếng Cbiz
21:22:23 09/01/2025
Chuyện kinh khủng gì đã xảy ra với nam diễn viên trong động huấn luyện lừa đảo xuyên biên giới Thái Lan?Chuyện kinh khủng gì đã xảy ra với nam diễn viên trong động huấn luyện lừa đảo xuyên biên giới Thái Lan?
21:18:30 09/01/2025
Đang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đấtĐang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đất
18:57:00 09/01/2025
Khả Như - Huỳnh Phương công khai thân mật, nhà gái nói đúng 1 câuKhả Như - Huỳnh Phương công khai thân mật, nhà gái nói đúng 1 câu
23:56:22 09/01/2025
Giữa tháng 1 Dương lịch, 4 con giáp sẽ được tài tinh chiếu mệnh, sự nghiệp thăng tiến như diều gặp gióGiữa tháng 1 Dương lịch, 4 con giáp sẽ được tài tinh chiếu mệnh, sự nghiệp thăng tiến như diều gặp gió
20:02:20 09/01/2025
Sao Việt 9/1: Lê Lộc tình tứ bên bạn trai Tuấn DũngSao Việt 9/1: Lê Lộc tình tứ bên bạn trai Tuấn Dũng
20:19:48 09/01/2025
Ái nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịchÁi nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịch
18:48:52 09/01/2025

Tin mới nhất

Bình đẳng và đồng sáng tạo

Bình đẳng và đồng sáng tạo

21:18:21 09/01/2025
Theo kế hoạch, trong chặng dừng chân đầu tiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ hội đàm với Thủ tướng Anwar Ibrahim của Malaysia, quốc gia đã chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Nga về thách thức ngày càng tăng ở Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Nga về thách thức ngày càng tăng ở Ukraine

21:07:18 09/01/2025
Ông Austin nhận định rằng ngay cả khi Liên bang Nga đạt được mọi mục tiêu từ cuộc chiến tại Ukraine thì điều đó vẫn khiến họ phải trả giá đắt trong tương lai.
Hé lộ cách tiếp cận mới của Mỹ dưới thời ông Trump đối với Greenland

Hé lộ cách tiếp cận mới của Mỹ dưới thời ông Trump đối với Greenland

21:01:53 09/01/2025
Trong cuộc họp báo mới đây tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu này.
Hàn Quốc trấn an cộng đồng quốc tế về an toàn xã hội

Hàn Quốc trấn an cộng đồng quốc tế về an toàn xã hội

20:59:35 09/01/2025
Về phần mình, Đại sứ Đới Binh tin tưởng sức mạnh phục hồi của nền dân chủ Hàn Quốc sẽ giúp nước này điều hướng thành công tình hình chính trị trong nước.
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump gây quỹ cao kỷ lục cho lễ nhậm chức

Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump gây quỹ cao kỷ lục cho lễ nhậm chức

20:51:33 09/01/2025
Các khoản đóng góp cá nhân thường được sử dụng để chi trả cho các sự kiện xung quanh lễ nhậm chức, như chi phí liên quan đến lễ tuyên thệ nhậm chức, một cuộc diễu hành và các buổi khiêu vũ.
Trung Quốc lần đầu phát hiện chủng đột biến mới của virus đậu mùa khỉ

Trung Quốc lần đầu phát hiện chủng đột biến mới của virus đậu mùa khỉ

20:49:44 09/01/2025
Theo đó, bệnh nhân tại Trung Quốc đã xác định là nhiễm chủng đậu mùa khỉ nhánh Ib với truy vết nguồn gốc liên quan đến một công dân nước ngoài đã đi du lịch và có thời gian sinh sống tại Congo.
Thêm dấu hiệu căng thẳng giữa Iran và Nga liên quan đến tình hình Syria

Thêm dấu hiệu căng thẳng giữa Iran và Nga liên quan đến tình hình Syria

20:47:25 09/01/2025
Ngoài ra, vị tướng này cũng lên án Nga vì đã tắt radar khi Israel tiến hành các cuộc không kích vào Syria trong năm 2024, khiến các lực lượng Israel tấn công hiệu quả hơn.
Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

19:45:25 09/01/2025
Tổng thống CH Congo cho biết cơ sở hạ tầng, điện, nông nghiệp và công nghiệp hóa là những vấn đề quan trọng mà CH Congo và các quốc gia châu Phi khác cần giải quyết để đạt được sự phát triển.
Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

19:44:38 09/01/2025
BNPB phối hợp với quân đội Indonesia, cũng đã xây dựng nhà cửa làm nơi tạm lánh cho 135 gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào của núi Lewotobi Laki-laki ở Đông Flores, Đông Nusa Tenggara.
Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

19:07:07 09/01/2025
Quân đội Liban sẽ mở rộng hoạt động triển khai đến các khu vực trên vào thời điểm được ấn định sau khi phối hợp với Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL).
Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

19:03:50 09/01/2025
Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết tính đến sáng cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất ở Seoul là âm 10,2 độ C và chỉ số nhiệt thấp nhất tính trung bình trên cả nước là âm 16,7 độ C.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

17:57:55 09/01/2025
Ông Blinken thể hiện sự đồng quan điểm của người đồng cấp Pháp khi cho rằng lệnh ngừng bắn tại Liban vẫn đang được duy trì và tạo ra khả năng cho một tương lai khác biệt và tốt đẹp hơn nhiều cho đất nước này cũng như cho mối quan hệ với...

Có thể bạn quan tâm

Camera tóm dính Kim Soo Hyun và Kim Ji Won tay trong tay ở trời Tây, nhà gái có hành động khiến netizen phát cuồng

Camera tóm dính Kim Soo Hyun và Kim Ji Won tay trong tay ở trời Tây, nhà gái có hành động khiến netizen phát cuồng

Hậu trường phim

23:35:00 09/01/2025
Dù phim đã hết được gần 1 năm, nhưng tin đồn phim giả tình thật của cặp đôi Queen of Tears vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Song Hye Kyo lần đầu bộc bạch: Tôi đau lòng khi những tin đồn ác ý nhắm vào gia đình

Song Hye Kyo lần đầu bộc bạch: Tôi đau lòng khi những tin đồn ác ý nhắm vào gia đình

Sao châu á

23:29:22 09/01/2025
Trong tập phát sóng ngày 8/1 của chương trình You Quiz on the Block, Song Hye Kyo đã tham gia với tư cách khách mời và chia sẻ cảm xúc của mình về cách vượt qua những tin đồn.
Mỹ nhân thời Đường đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại, như từ lịch sử bước ra: Nhan sắc đỉnh cao điên đảo MXH

Mỹ nhân thời Đường đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại, như từ lịch sử bước ra: Nhan sắc đỉnh cao điên đảo MXH

Phim châu á

23:26:43 09/01/2025
Dù chỉ đảm nhận vai nữ phụ trong Quốc Sắc Phương Hoa, thế nhưng vẻ đẹp đúng chuẩn mỹ nhân thời Đường của Trương Nhã Khâm đang gây sốt MXH.
NSƯT Quang Thắng khoe con gái lớn tốt nghiệp đại học, Ngọc Trinh đẹp buồn

NSƯT Quang Thắng khoe con gái lớn tốt nghiệp đại học, Ngọc Trinh đẹp buồn

Sao việt

23:17:30 09/01/2025
NSƯT Quang Thắng chia sẻ ảnh cùng vợ mừng con gái tốt nghiệp đại học. MC Mai Ngọc diện đầm khéo che bụng bầu tại sự kiện, được khen rạng rỡ, xinh đẹp hơn khi mang thai con đầu lòng.
Nhà của Paris Hilton và nhiều người nổi tiếng bị biến thành đống đổ nát

Nhà của Paris Hilton và nhiều người nổi tiếng bị biến thành đống đổ nát

Sao âu mỹ

22:59:16 09/01/2025
Một nguồn tin chia sẻ với TMZ hôm 7.1 rằng ngôi nhà của Paris Hilton bị biến thành một đống đổ nát sau khi đám cháy quét qua bờ biển.
Hồng Vân thẳng thắn với người đàn ông nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ

Hồng Vân thẳng thắn với người đàn ông nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ

Tv show

22:52:00 09/01/2025
Trước câu chuyện chồng vì tin người ngoài mà nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ, NSND Hồng Vân thẳng thắn đưa ra lời khuyên.
Nguyễn Xuân Son được tặng hẳn ô tô nhờ chiến tích tại AFF Cup 2024

Nguyễn Xuân Son được tặng hẳn ô tô nhờ chiến tích tại AFF Cup 2024

Sao thể thao

22:20:41 09/01/2025
Trước đó, mặc dù phải rời sân từ phút thứ 31 trong trận chung kết lượt về và tiến hành phẫu thuật ngay sau đó, Xuân Son vẫn ghi dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người hâm mộ.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Trắc nghiệm

21:06:17 09/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Bạch Dương hãy tiếp tục nỗ lực, Bọ Cạp cần nghiêm túc hơn.
Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Nhạc việt

21:01:57 09/01/2025
2024 chứng kiến sự chuyển mình đầy ấn tượng trong quy mô trình diễn sân khấu trong phạm vi Vpop, khi làn sóng gameshow và mô hình thần tượng đã và đang phủ sóng toàn thị trường âm nhạc nước nhà.
Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Sáng tạo

19:37:52 09/01/2025
Với diện tích 6 m2, căn hộ có bồn cầu vệ sinh ngay sát giường ngủ trong không gian chật chội ở Tokyo, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.