Sự hoang đường của người lấy sức khỏe, thậm chí cả mạng sống của mình ra để đùa cợt
Sai lầm lớn nhất của con người là lấy sức khỏe ra để đổi lấy những vật ngoài thân.
01. “Chỉ cần không nhìn thấy kết quả xét nghiệm, là sẽ không bị bệnh.”
Vài năm trước mà nói câu này chắc đã bị ném vào khoa sức khỏe tâm thần rồi.
Nhưng ở hiện tại, câu nói này dường như đã trở thành niềm tin, rất nhiều người sống chết bám vào nguyên tắc này.
Mọi người, ai cũng vậy, một bên bào mòn thể lực của mình, một bên lo lắng cho sức khỏe của mình.
Thay vì biết rằng ngày sau sẽ khổ sở ra sao, chi bằng không biết thì hơn, cứ hạnh phúc vui vẻ trong chết dần chết mòn còn hơn.
Kẻ không biết thì không sợ hãi.
Cứ như vậy, thế hệ sinh sau năm 90 cứ tự huyễn hoặc mình bằng vở kịch tựa an ủi này.
02 . Những người trưởng thành không dám xem kết quả khám sức khỏe
Chẳng ai trong số các 9X lại ngờ được rằng, mình không sợ trời không sợ đất, nhưng lại sợ tờ giấy xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.
Trên mạng có một phỏng vấn các bạn trẻ 9X suy nghĩ ra sao về giấy kiểm tra sức khỏe, theo đó, 80% người nói rằng mình sợ xem kết quả khám.
Hoặc là sợ số cân tăng vọt của bản thân, hoặc là sợ những thói quen sinh hoạt xấu đem lại bệnh tật.
Thay vì xác nhận việc mình có bệnh, chi bằng vừa lo lắng vừa vui vẻ tự an ủi mình, chắc không sao đâu.
Biết bao người trèo lên giường tự nói với mình rằng xem điện thoại nửa tiếng thôi, rồi lại vô thức chơi tới tận 2h sáng.
Biết bao người ăn đồ ăn có hại cho sức khỏe rồi an ủi mình rằng ăn ít chắc không sao đâu, lần sau lại vẫn không quản được cái miệng của mình.
Biết bao người miệng nói phải tập thể dục, làm thẻ tập gym, nhưng cứ hết lần này tới lần khác từ bỏ.
Họ không biết rằng, tình trạng sức khỏe dưới mức tối ưu của người hiện đại ngày nay đã vượt mức dự liệu.
Không chỉ thế hệ 9X mà cũng có không ít người không dám đối diện với việc đi khám sức khỏe, họ sợ mình mắc bệnh tật gì đó, cũng sợ bệnh tật đó vượt mức dự liệu của mình.
03. Một bên dưỡng sinh, một bên tự hủy hoại mình
Trên mạng xuất hiện một hình thức dưỡng sinh mang tên “dưỡng sinh kiểu punk”, phương thức dưỡng sinh này không liên quan gì tới dưỡng sinh kiểu truyền thống, là thế hệ trẻ ngày này tự giương lá cờ dưỡng sinh lên để an ủi dỗ dành bản thân.
Chẳng hạn như uống trà sữa sợ béo, nên uống trà sữa không đường; uống rượu sợ hại sức khỏe thì cho thêm kỷ tử; ăn lẩu sợ nóng thì uống trà lạnh để hạ hỏa; thức khuya sợ già nhanh thì dùng mặt nạ, kem dưỡng chống lão hóa…
Họ mua bình giữ nhiệt, thảm yoga, tải các app chăm sóc sức khỏe, làm thẻ tập gym, nhưng không lâu sau, mấy thứ đó đều bị bỏ xó.
Tới cuối cùng, dưỡng sinh không dưỡng thành, cơ thể ngược lại còn suy sụp hơn.
Một cô bạn tôi quen thường thức khuya tới 1,2h sáng rồi đăng bài lên facebook, theo cô ấy nói thì thức khuya thành quen rồi, dù có trèo lên giường thì cũng phải chơi điện thoại rất lâu rồi mới ngủ được.
Video đang HOT
Cô ấy cũng biết, mình cứ như vậy là không tốt, nên đã dán miếng dán chống ánh sáng xanh cho điện thoại, thường xuyên đắp mặt nạ dưỡng da, mua đủ các loại vitamin rồi đồ tẩm bổ.
Chuẩn bị đầy đủ rồi, càng có thêm nhiệt huyết để thức khuya, cứ tới đêm khuya là sức sống nhiệt huyết tràn đầy.
Tình trạng như vậy kéo dài khoảng 1 năm, cho tới khi thường xuyên bị chóng mặt đau bụng, tới bệnh viện kiểm tra thì biết mình bị đau dạ dày và rối loạn nội tiết.
Ngày hôm đó, cô ấy đăng bức ảnh tự sướng với kết quả khám sức khỏe lên kèm với dòng chữ “không dám thức khuya nữa.”
Trong bức ảnh, dù đã trang điểm nhẹ nhưng quầng thâm mắt của cô ấy cũng vẫn rất rõ, thần thái trông vô cùng mệt mỏi, cảm giác như biến thành người khác vậy.
Tất nhiên, cô ấy không phải trường hợp duy nhất.
Trên mạng có nói rằng, người trẻ hiện nay, cứ 10 người thì 5 người rụng tóc nhiều, 2 người gan nhiễm mỡ, 2 người thoái hóa đốt sống cổ, người con lại nguy hiểm hơn, bị hết luôn.
Không còn gì để nói.
Trước đó không lâu, một cô gái ở Giang Tô, Trung Quốc vì rụng quá nhiều tóc bỗng nổi khắp mạng xã hội của nước này, không ai ngờ được rằng cô gái trong bức ảnh mới chỉ 25 tuổi.
Bình thường cô ấy công việc bận rộn, áp lực nhiều, thường xuyên thức khuya, cộng thêm ăn uống không lành mạnh, dẫn đến tình trạng rụng tóc suốt 3 năm.
Sau khi trị liệu 1 năm ở bệnh viện, miễn cưỡng giữ được 30% tóc.
Không ai nghĩ rằng cô gái trong ảnh mới chỉ 25 tuổi
Vậy đã đủ kinh khủng chưa?
Theo báo cáo của Hiệp hội chống ung thư Trung Quốc, độ tuổi của những người bị ung thư đã giảm từ 50-80 tuổi xuống 35-55 tuổi.
Tỷ lệ bệnh ung thư đang ngày càng trở nên trẻ hóa.
Tất nhiên, tất cả những điều này đều chỉ đang lặng lẽ xảy ra bên trong bạn, rất nhiều người vẫn xuống rượu, vẫn thức khuya, vẫn dưỡng sinh theo cách riêng của mình.
Các bạn không biết rằng, nợ gì chứ nợ sức khỏe, rồi sẽ có một ngày bạn phải trả một cái giá vô cùng đắt đỏ.
Chuyến tàu tử thần đã dừng ở nhà ga, và đằng xa là một đám đông người đang chen lấn lên chuyến tàu ấy.
04. Những thói quen xấu bị coi thường
Xu hướng của người trưởng thành hiện nay là đánh giá thấp các thói quen xấu.
Cứ lấy việc thức khuya ra để nói, rất nhiều người đều biết rằng thức khuya sẽ khiến bạn có quầng thâm mắt, da dẻ xấu đi, nhưng không chỉ có như vậy.
Từng có một nghiên cứu như sau, họ để người tham gia trong một khoảng thời gian, và sẽ lần lượt ngủ trong 8 tiếng và 6 tiếng, rồi tiến hành so sánh.
Chỉ từ bức ảnh thôi đã có thể thấy người ngủ không đủ giấc trông tiều tụy thế nào, đôi mắt vô thần, ở trạng thái này, hệ thống miễn dịch là yếu nhất và rất dễ mắc bệnh.
Trước đó ở Giang Tây, Trung Quốc có một cô gái 33 tuổi có thói quen xem phim trên điện thoại cả đêm, không lâu sau, vào một ngày nọ, cô ấy tự nhiên tấy chóng mặt, mắt mờ.
Cho tới khi tới bệnh viện mới phát hiện ra, vì thức khuya quá nhiều, mắt phải làm việc quá sức nên bị mất thị lực tạm thời.
Có thể bạn cho rằng một trường hợp này không thể nói lên tất cả, nhưng bạn không biết, trên thực tế cơ thể bạn đang trở nên tồi tệ hơn, trí nhớ của bạn bắt đầu suy giảm, hệ thống nội tiết bắt đầu rối loạn, cân nặng của bạn đang tăng lên, gan của bạn cũng bị tổn thương, nguy cơ ung thư của bạn đang tăng lên, và tất cả mọi thứ đều xảy ra rất lặng lẽ và âm thầm.
Chỉ cần bạn tiếp tục thức khuya, mọi thứ này đều sẽ xảy ra trên chính bạn.
Ngoài thức khuya, người trẻ còn thích hại mình thông qua ăn uống.
Một giáo viên dạy múa nọ vốn dĩ cho rằng mình vì nhảy nhiều nên cơ thể rất khỏe mạnh, mà không ngờ rằng có một ngày mình lại sốt cao đau đầu và nôn mửa.
Khi đến bệnh viện mới biết mình mắc bệnh thận. Thì ra nguyên nhân là cô ấy thích ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, thường xuyên đặt đồ ăn bên ngoài, thực ra có cảm nhận được sự khác biệt trong cơ thể nhưng cậy mình còn trẻ nên hoàn toàn xem thường những dấu hiệu này.
Còn chúng ta hiện này cũng có một thói quen vô cùng xấu là không ăn sáng.
Anh T., vì công việc quá bận rộn mà không có thời gian để ăn sáng, lúc nào đói quá anh mới ăn, cũng không thấy cơ thể bị sao, mãi cho tới năm ngoái khi đi khám mới phát hiện mình bị ung thư dạ dày và gầy đi tới 20kg.
Một đến hai đi, đùng một cái mất hàng trăm triệu tiền chữa bệnh.
Nhiều người cho rằng không ăn sáng thì chỉ đói một lúc thôi chứ không sao cả, nhưng thực ra nó hại cơ thể hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Lâu không ăn sáng sẽ rất dễ bị ung thư dạ dày.
Dù có không bị ung thư dạ dày thì cũng gây ra các vấn đề như dinh dưỡng không đầy đủ, đau dạ dày, sỏi mật, phụ nữ thì lão hóa nhanh, kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng tới việc sinh nở.
H. rất thích ăn các sản phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, mỗi tối trước khi đi ngủ, cô luôn phải dùng tới 9 loại thức uống bồi bổ khác nhau, từ làm sạch ruột tới chống lão hóa.
Sau này khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, cô đi khám bác sỹ, mới phát hiện ra dùng thực phẩm tăng cường sức khỏe linh tinh gây tổn thương cho gan và dẫn tới tình trạng hormone bất thường…
Tất cả những thứ đã kể trên chỉ là một góc nhỏ trong bức tường những thói quen xấu của người hiện đại, còn rất nhiều thói quen khác như ngồi lâu, cúi đầu, đeo tai nghe liên tục… cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.
Rất nhiều người cho rằng một số thói quen không lành mạnh sẽ không có ảnh hưởng gì quá lớn, nhưng thực ra là vì bạn còn trẻ, nên mọi vấn đề sức khỏe đều bị che lấp đi, đợi nó ăn món cơ thể tới một mức độ nhất định rồi thì lúc đó mới hình thành nên không biết bao nhiêu hậu quả khôn lường.
Cơ thể dù luôn im lặng không lên tiếng, nhưng nó luôn âm thầm ghi nợ với bạn.
05. Có bận rộn tới đâu cũng hãy để tâm sức khỏe
Stefan Zweig từng nói: “Một người khi còn trẻ luôn cho rằng bệnh tật và thần chết luôn chỉ tìm tới người khác.”
Nhưng thần chết trước giờ cũng luôn rất công bằng.
Vài tháng trước, T. thông báo rằng mình bị viêm ruột thừa, lúc đầu chỉ nghĩ là ăn nhầm cái gì đó, vài hôm là khỏi thôi.
Sau đó càng lúc càng đau dội, tới lúc không chịu được nữa mới đi tới bệnh viện, lúc này mới biết manh tràng đã bị loét, đến bác sỹ cũng phải nói rằng chưa bao giờ thấy trường hợp viêm ruột thừa nào nghiêm trọng thế này, muộn thêm vài hôm nữa sợ là không qua khỏi được.
May mắn tới còn kịp nên nhặt lại được 1 mạng, nhưng đổi lại là cậu ấy gầy đi mất mười mấy cân.
Trước đó, cậu ấy không hề nghĩ rằng nó lại nghiêm trọng tới vậy, cũng không ý thức được việc tử thần đã sớm nhắm tới mình.
Quá giống với bạn và tôi của hiện tại.
Có điều là thần chết trước giờ không lựa người, bất kể nghèo khó hay giàu có, chỉ cần chúng ta đang làm hại cơ thể mình thì rồi cũng sẽ bị bệnh tật bám lấy.
Chúng ta đều biết rằng nhiều khi để bệnh tật nghiêm trọng cũng là vì thân bất do kỉ.
Vì cuộc sống, vì mưu sinh, chúng ta dậy sớm về muộn, thường làm quá giờ ăn, ăn những thức ăn không lành mạnh bên ngoài, tăng ca tới tối muộn, tắm rửa xong xuôi đã 12h, chỉ muốn thức thêm một chút để tận hưởng khoảng thời gian thoải mái, giải tỏa của riêng mình.
Thực ra, chúng ta cũng biết rằng nếu cứ như vậy, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, cũng vô số lần muốn đưa cuộc sống vào quỹ đạo khỏe mạnh, nhưng sau mỗi lần lại rơi vào chu kì xấu xí của quá khứ.
Đúng vậy, chúng ta sống không ai là dễ dàng cả, nhưng chúng ta cần biết rằng, một lần chúng ta sinh bệnh chính là mầm mống cho những lần sinh bệnh còn nghiêm trọng hơn tiếp theo.
Đằng sau chúng ta là gia đình, là người thân, khi chúng ta ngã xuống, nỗ lực trong một thời gian dài sẽ sụp đổ hết, vậy thì người nhà sẽ ra sao?
Nhà triết học Đức nổi tiếng Arthur Schopenhauer từng nói: “Sai lầm lớn nhất của con người là lấy sức khỏe ra để đổi lấy những vật ngoài thân.”
Vì vậy, bất kể dù hiện tại có bận rộn tới đâu, cũng đừng bào mòn cơ thể mình.
Bắt đầu từ ngày hôm nay, vứt đi tâm lý “ai chứ mình không bị bệnh đâu”, ăn uống đàng hoàng, đi ngủ đàng hoàng, tập thể dục thể thao đều đặn.
Dẫu sao thì thế gian này không có nếu như, và cũng chẳng có thuốc chữa hối hận.
4 dấu hiệu cho thấy cơ sàn chậu của mẹ sữa bị tổn thương, cần đến bệnh viện thăm khám ngay kẻo hối hận
Sau khi sinh nở, cơ sàn chậu của sản phụ rất dễ bị tổn thương, dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Sau khi sinh, nhiều bà mẹ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và bác sỹ nhận định rằng cơ sàn chậu của họ bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiều người mới làm mẹ sẽ tự hỏi rằng cơ sàn chậu là gì? Tại sao họ phải tập luyện cơ sàn chậu? Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ sàn chậu của họ bị tổn thương?
Trước tiên, hãy tìm hiểu xem cơ sàn chậu là gì
Các cơ sàn chậu là các nhóm cơ nằm trong sàn chậu, chủ yếu phối hợp hoạt động cùng với bàng quang, ruột và các chức năng tình dục. Cơ sàn chậu giống như một "mảnh lưới treo" linh hoạt giữ tử cung, bàng quang, trực tràng, âm đạo và các cơ quan vùng chậu khác để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan khác nhau. Nếu "mảnh lưới treo" này mất tính đàn hồi hoặc tổn thương sẽ làm ảnh hưởng, rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác chẳng hạn như sa tử cung, thành âm đạo phình ra và không tự chủ.
Tại sao các bà mẹ nên hơn đến việc phục hồi cơ sàn chậu sau sinh? Điều này là do khi các bà mẹ mang thai, các cơ sàn chậu bị giãn và giảm tính đàn hồi cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian dài. Cơ sàn chậu bị tổn thương gây ra một loạt các hệ lụy.
Dấu hiệu cho thấy cơ sàn chậu bị tổn thương:
1. Rò rỉ nước tiểu
Trong khi sinh, thai nhi đi qua kênh sinh, dẫn đến tổn thương màng cơ của bàng quang, tử cung và các mô khác, gây giãn niệu đạo. Chính vì vậy, khi bụng của người mẹ chịu áp lực trong các tình huống như cười, ho, hắt hơi... nước tiểu sẽ chảy ra ngoài tầm kiểm soát.
2. Rối loạn chức năng tình dục
Sau sinh do cơ sàn chậu bị giãn khiến ham muốn giảm, rối loạn loạn hưng phấn tình dục, rối loạn cực khoái, co thắt âm đạo, đau khi giao hợp, v.v... Điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa vợ và chồng.
3. Đau lưng
Do rối loạn chức năng cơ sàn chậu, cột sống thắt lưng nhô ra và gây đau lưng.
4. Cảm giác căng tức, trằn nặng vùng chậu
Sau khi sinh con, nhiều mẹ sữa sẽ cảm thấy căng tức, trằn nặng vùng chậu hoặc thấy khối mô sa ra từ âm đạo. Đây là dấu hiệu của tình trạng sa tử cung và phình thành âm đạo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh chỉ ra 5 chỉ số sức khỏe ai cũng cần kiểm tra thường xuyên Ai cũng có thể kiểm tra các chỉ số sức khỏe này thường xuyên và đơn giản để sớm nhận biết những bất thường về cơ thể. Sức khỏe là điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nhiều người đã dành cả tuổi trẻ để theo đuổi danh vọng, tiền bạc, theo những cuộc vui bất chấp sức khỏe của bản thân....