Sử dụng ma túy – con đường phá tan mọi ước mơ, khát vọng của người trẻ
“Việc bán ma túy cho học sinh, sinh viên, kiếm tiền trên tính mạng người khác là hành động phi luân, mang tính hủy diệt đối với thế hệ trẻ”
Những năm gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng ma túy đã không còn là chuyện lạ. Việc mua bán dễ dàng chất cấm đã tạo điều kiện cho “cái chết trắng” có cơ hội lây lan. Sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên không chỉ làm cho họ mất đi khả năng học tập, năng lực lao động mà còn gia tăng tình trạng trộm cắp, cướp của, giết người, thậm chí là giết chính những người thân trong gia đình mình.
Từng có 7 năm đắm chìm trong ma túy, 6 lần cai nghiện không thành công, ông Lê Trung Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản lý, người sáng lập Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy PSD đã có những chia sẻ rất thật về tình trạng sử dụng ma túy trong giới trẻ và những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội.
Ông Lê Trung Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản lý, người sáng lập Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy PSD
Dễ mua, dễ bán: Ma túy “tấn công” trường học
PV: Được biết viện PSD đã có rất nhiều những nghiên cứu về tình trạng sử dụng ma túy trong giới học sinh, sinh viên. Vậy xin ông có thể chia sẻ một số kết quả nghiên cứu của viện PSD trong thời gian qua?
Ông Lê Trung Tuấn: Năm 2014 qua thực hiện nghiên cứu “khảo sát thực trạng nhận thức của HSSV về ma túy”. Kết quả, cách đây 6 năm, có những trường tỉ lệ học sinh sử dụng ma túy đã là 10%; tổng kết cũng chỉ ra 71,1% các em chưa từng tham gia vào hoạt động truyền thông về ma túy trong nhà trường; có 4,9% các em cho rằng hoạt động truyền thông PCMT trong trường là có hiệu quả, trong khi chỉ có 13,4% các em quan tâm đến hoạt động này.
Trong năm 2015 viện PSD thực hiện khảo sát “nhận thức và nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về phòng chống ma túy trong học đường”. Cũng ngay từ năm đó, tổng kết của Việt Nam chỉ ra 10.000 người nghiện, trong hồ sơ quản lý có trên 70% số người nghiện ma túy dưới 30 tuổi, 5% trong tổng số người sử dụng ma túy trong độ tuổi dưới 18 tuổi, đặc biệt 50% trong số này là người nghiện dưới 16 tuổi. Như vậy qua 2 khảo sát của PSD cho thấy mức độ cảnh báo tăng dần với vấn đề ma túy tấn công trường học. Đồng thời kết quả khảo sát cho thấy tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả truyền thông PCMT trong học đường.
PV: Thưa ông, hiện nay tình trạng sử dụng ma túy, chất kích thích trong giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên đang trở nên nghiêm trọng. Vậy theo ông, đâu là lý do khiến các bạn trẻ, đang trong lứa tuổi lao động học tập lại sa đà vào ma túy nhiều như vậy?
Ông Lê Trung Tuấn: Theo tôi, trong vấn đề này, thứ nhất là nguồn cung ma túy, không chỉ từ nước ngoài mà hiện nay tình trạng sản xuất ma túy trong nước đang gia tăng, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Chúng ta có thể mua ma túy mọi nơi từ các con hẻm, đường phố, quán bar, và trên không gian mạng, rất dễ để liên hệ với những người buôn bán ma túy nhỏ.
Vấn đề thứ 2 là yếu tố gia đình và nhà trường. Đối với các em học sinh, sinh viên, hiện chúng ta chưa có những giáo trình được xây dựng một cách bài bản để nâng cao nhận thức và ngăn ngừa ma túy trong học đường một cách hiệu quả. Thầy cô giáo cũng chưa biết được những dấu hiệu để nhận biết học trò mình có sử dụng ma túy hay không; làm thế nào để ngăn chặn, để các em biết tác hại của ma túy, từ đó tránh xa không sử dụng ma túy.
Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về phòng chống ma túy (PCMT), không có nhiều thời gian dành cho con em mình. Điều này dẫn tới việc các em dễ trở thành nạn nhân đầu tiên và dễ sa chân vào con đường lầm lạc.
Yếu tố thứ 3, đó chính là tâm lý lứa tuổi, các em học sinh, sinh viên đang trong độ tuổi phát triển, là thời điểm xáo trộn về tâm lý, nhiều em coi việc sử dụng ma túy là sành điệu, đẳng cấp, chính vì vậy các em dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, rơi vào bẫy của tội phạm ma túy.
Video đang HOT
Việc dễ dàng mua bán các chất ma túy, chất kích thích trên không gian mạng đang dẫn đến những hậu quả to lớn. Giới trẻ đang trong độ tuổi học tập và cống hiến nhưng lại sử dụng ma túy lâu ngày trở nên nghiện ngập, lệ thuộc vào ma túy. Từ đây, sẽ mất đi khả năng học tập, năng lực lao động, không tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, trở thành gánh nặng của gia đình, gây nên tình trạng trộm cắp, cướp của, giết người, thậm chí là giết chính những người thân trong gia đình mình.
Ông Lê Trung Tuấn trao đổi về tác hại ma túy với học sinh
Ma túy tổng hợp mang tính chất hủy diệt
PV: Hiện nay có rất nhiều loại ma túy tổng hợp mới tràn vào Việt Nam như: Ma túy đá (methamphetamin), tem lưỡi, cỏ mỹ, … được giới trẻ sử dụng nhiều. Theo ông tác động của các chất ma túy này đối với người sử dụng có gì khác so với các loại ma túy truyền thống?
Ông Lê Trung Tuấn: Tác hại của ma túy tổng hợp với người sử dụng là mang tính chất “hủy diệt”. Nếu các chất ma túy truyền thống như heroin tạo sự hưng phấn gấp 45 lần so với các morphin nội sinh trong cơ thể, khiến người nghiện lệ thuộc, thì các chất ma túy tổng hợp mới hiện nay như ma túy đá (methamphetamin) mạnh hơn từ 200 – 500 lần.
Khi đi vào cơ thể, các chất này sẽ hủy diệt các tế bào thần kinh, dẫn tới não bộ người sử dụng bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra các bệnh lý về thần kinh và xuất hiện trạng thái ảo thanh, ảo thị hay thường gọi là “ngáo”. Đặc biệt nghiêm trọng là những tổn thương não bộ do ma túy gây nên cần ít nhất từ 3 – 5 năm để phục hồi. Và dù là ma túy truyền thống hay mới xuất hiện thì luôn đem đến những hệ lụy tiêu cực và là mối họa của con người, nghiêm trọng hơn là nó hủy hoại giới trẻ, đồng nghĩa hủy hoại tương lai cộng đồng, quốc gia.
Sử dụng ma túy là con đường phá tan mọi ước mơ, khát vọng
PV: Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, Viện PSD đã có những hộ trợ gì đối với những học viên sử dụng ma túy trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Quá trình cai nghiện cho những đối tượng này có khó khăn không, thưa ông?
Ông Lê Trung Tuấn: Quá trình cai nghiện, mỗi người sẽ có một liệu trình khác nhau, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên. Chúng ta không thể sử dụng các phương pháp cai nghiện truyền thống. Tại viện PSD, chúng tôi sẽ xác định mức độ lạm dụng ma túy ở các em, tìm hiểu môi trường sống xung quanh, trạng thái tâm lý và từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp, Viện cũng đưa các truyên gia đến làm việc trực tiếp tại nhà giúp đỡ các em trong quá trình cai nghiện.
Ngoài quy trình cai nghiện của Viện, với học viên tuổi học sinh, sinh viên, chúng tôi đề cao biện pháp giáo dục về các kỹ năng sống liên quan đến nhận thức các giá trị quan trọng, kỹ năng xử lý cảm xúc tiêu cực. Cùng với đó, Viện chủ trương tạo điều kiện tối đa cho các em có cơ hội và ham muốn, có sự chủ động trong học tập, những kiến thức mới trong cuộc sống.
Ông Lê Trung Tuấn trao đổi về tác hại ma túy với học viên cơ sở cai nghiện
Thành công bước đầu bởi phương pháp cai nghiện bằng tâm lý.
PV: Thực tế hiện nay tỉ lệ tái nghiện sau khi vào các trung tâm cai nghiện lên đến 90%, từ đó, nhiều người nản và không muốn tiếp tục cai nữa. Vậy theo ông, những liệu pháp cai nghiện bằng tâm lý của viện PSD có thực sự hiệu quả?
Ông Lê Trung Tuấn: Việc cai nghiện dứt điểm ma túy không thể được giải quyết chỉ bằng việc bắt người nghiện cắt cơn, giam lỏng họ trong phòng, đó chỉ là biện pháp tạm thời, quan trọng là phải tác động vào tâm lý của họ, giúp họ từ bỏ thói quen sử dụng ma túy. Đối với người nghiện ma túy lâu năm, vấn đề phản xạ có điều kiện được thiết lập trong não bộ sẽ phong tỏa các tín hiệu não bộ khác, ngăn họ sử dụng ma túy, lúc này người nghiện ma túy sẽ chỉ có một mục đích duy nhất đó là tìm ma túy để sử dụng, thỏa mãn bản thân.
Qua 7 năm thực hiện phương pháp chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý, viện PSD đã đạt được kết quả 63,8% người cai nghiện không tái nghiện trở lại. Đây có thể coi là thành công bước đầu để viện tiếp tục hoàn thiện phương pháp cai nghiện bằng tâm lý trong những năm tới.
Chính vì vậy liệu trình trị liệu của viện PSD giúp người nghiện giải quyết được 3 yếu tố: Thứ nhất là giúp họ giảm phản xạ, ham muốn đến từ các tác nhân kích thích bên ngoài khiến họ có động cơ sử dụng ma túy; Thứ hai là giúp người nghiện phục hồi trạng thái tâm lý tích cực, giúp họ có suy nghĩ lạc quan từ đó kiểm soát được ham muốn sử dụng ma túy; Thứ 3 là giúp người nghiện phục hồi các khuôn mẫu chức năng xã hội, thay đổi tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ từ bỏ được những suy nghĩ về ma túy trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra PSD còn có một hệ thống với hơn 10 công ty hoạt động trong nhiều ngành, nghề khác nhau. Trong số hàng nghìn người bệnh đã cai nghiện ma túy thành công tại viện PSD, thì hiện nay có hơn 100 người đang làm việc trong hệ thống của tập đoàn, chúng tôi đã tạo công ăn, việc làm ổn định cho họ với mức lương từ 7 – 10 triệu đồng một người một tháng, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
Việc cai nghiện dứt điểm ma túy không thể được giải quyết chỉ bằng việc bắt người nghiện cắt cơn, giam lỏng
PV: Vâng thưa ông, từ những kinh nghiệm của bản thân qua quá trình cai nghiện thành công, ông có thể chia sẻ suy nghĩ, lời khuyên cho những người trẻ hiện nay, đặc biệt là những người đang lệ thuộc vào ma túy và các chất kích thích?
Ông Lê Trung Tuấn: Đối với những bạn trẻ đang trong quá trình cai nghiện, chỉ có một con đường duy nhất đó là con đường từ bỏ ma túy. Bản thân tôi cũng đã phải vật lộn hơn 6 năm mới có thể từ bỏ được ma túy, tính đến nay đã được hơn 19 năm không sử dụng. Chỉ có sự quyết tâm cao độ mới giúp chúng ta từ bỏ được ma túy. Đối với các bạn học sinh, lời khuyên của tôi đó là con đường sử dụng ma túy là con đường sẽ phá nát mọi ước mơ, đập tan mọi khát vọng của các em, hủy hoại bản thân của chính các em và gia đình.
Tôi đã từng là một người nghiện ma túy và đến giờ, tôi cũng đang làm chuyên gia cai nghiện. Bản thân là người chứng kiến khổ đau của ma túy và có thể nói rằng tôi là một trong rất ít những người may mắn thoát chết, trở về. Tôi không muốn tất cả những thảm cảnh mà tôi đã từng chứng kiến lại lặp lại lần nữa. Bởi vì tôi đã từng chứng kiến 200 cuộc đời những người bạn tôi chết bởi ma túy.
Đây là những lời rất ngắn ngủi nhưng nó cũng là một sự chân tình mà tôi rất muốn gửi tới cha, mẹ học sinh, thầy cô giáo cũng như những người đang nghiện ma túy và các em học sinh, sinh viên những người mà chưa sử dụng ma túy thì đừng bao giờ sử dụng./.
Bảy lợi ích của viết tay
Càng ngày càng ít trường học dạy học sinh cách viết bằng tay, đặc biệt là tốc ký, trong khi nó có những lợi ích mà đánh máy không thể thay thế.
1. Viết tay tăng khả năng học tập
Một nghiên cứu bởi Hiệp hội Tâm lý học Mỹ chỉ ra rằng ghi chép bài học bằng tay tăng khả năng hiểu bài của học sinh. Các em thường phải xử lý thông tin một cách phức tạp hơn, thông qua bước tóm tắt nội dung bài học, trước khi ghi lại thông tin vào vở. Trong khi đó, học sinh sử dụng máy tính thường chỉ đơn thuần chép lại toàn bộ nội dung một cách máy móc.
2. Viết tay giúp não bộ phát triển
Theo báo cáo của tạp chí Psychology Today, viết tay giúp phát triển não bộ, do sử dụng đồng thời các chức năng cảm giác, kiểm soát cử chỉ và suy nghĩ của não bộ. Hình ảnh chụp não của học sinh cho thấy việc viết tay kích hoạt nhiều cơ quan chức năng hơn so với đánh máy, tăng cường mức hộ hoạt động và phát triển của não.
3. Viết tay giúp tăng khả năng sáng tác và tư duy ngôn ngữ
Nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ, chỉ ra rằng học sinh viết tay thường có những tiểu luận dài và chi tiết hơn so với những em đánh máy bài luận. Học sinh viết tay cũng có tốc độ viết luận nhanh hơn và viết ra nhiều câu với ngữ pháp tốt hơn so với các em đánh máy.
Ảnh: WikiHow.
4. Viết tay giúp cải thiện chứng khó đọc
Viết tay là liệu pháp trị liệu quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh mắc chứng khó đọc của Deborah Spear, nhà trị liệu về các vấn đề liên quan đến giáo dục ở Great Falls, Montana, Mỹ. Bởi vì tất cả chữ cái khi học tốc ký đều được viết từ chân dòng kẻ, và với việc di chuyển mềm mại từ trái qua phải, phương pháp tốc ký sẽ dễ theo dõi, dễ tiếp thu hơn cho các trẻ mắc chứng khó đọc.
5. Viết tay giúp kích thích não bộ ở người lớn tuổi
Với việc sử dụng nhiều phần của não bộ, việc viết tay là bài tập hiệu quả giúp kích thích não bộ của người lớn tuổi khỏi quá trình lão hóa. Khi được kích thích nhiều hơn, não bộ của người lớn tuổi có thể lưu giữ được nhiều chức năng hơn trong thời gian dài hơn.
6. Viết tay giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu quả hơn
Trong một phỏng vấn với tạp chí Forbes, tiến sĩ Jordan Peterson chia sẻ việc viết tay giúp mọi người xử lý thông tin một cách kỹ càng hơn, giúp khơi gợi nhiều trải nghiệm từ quá khứ, và định hướng tư duy, nhận thức, hành động, cảm xúc ở hiện tại tốt hơn. Những ảnh hưởng này giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa, mục tiêu của bạn trong tương lai, khiến bạn đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả hơn.
7. Viết tay giúp bạn thư giãn
Theo tiến sĩ Marc Seifer, chuyên gia về trị liệu bằng phương pháp viết tay, việc viết tay có những ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người viết. Việc cầm bút viết về sự bình yên của bản thân nhiều lần mỗi ngày thực sự khiến người viết cảm thấy bình yên hơn. Qua đó, người viết tay sẽ có tâm trạng ổn định hơn và tích cực hơn trong tương lai dài.
Việc viết tay cần sự tập trung và chủ động hơn rất nhiều so với đánh máy tính. Kể cả khi đánh máy có nhiều lợi thế riêng, việc viết tay đem lại những dấu ấn cá nhân hóa riêng cho từng văn bản.
Và hơn nữa, chẳng ai có thể phủ nhận sự hạnh phúc khi nhận được lá thư tay dành tặng riêng mình, minh chứng rõ ràng về mối quan hệ cá nhân sâu sắc giữa người viết và người nhận.
10 tuổi đã vào đại học nhưng 1 năm sau, cô bé này gặp phải cái kết buồn Thời trẻ, ông Trương từng có ước mơ nghiên cứu khoa học nhưng không thể theo đuổi. Chính vì vậy, ông dồn hết mọi hy vọng vào con gái. Trương Ý Văn (SN 2007) là một bé gái sống tại thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Từ năm 10 tuổi, cô bé đã nổi tiếng khắp cả nước bởi khả...