Sự đáng sợ của COVID-19 chủng mới: Tải lượng virus tăng gấp 4 lần!
Biến chủng COVID-19 ở Anh có tốc độ lây lan có thể lên tới 70%, theo chuyên gia.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra sáng 2/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Quảng Ninh và Hà Nội là hai vùng dịch ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 đang tăng, trong khi số ca nhiễm tại Hải Dương hàng ngày giảm.
Cũng theo Bộ trưởng, virus lần này là một trong những biến thể SARS-CoV-2 ở Anh theo kết quả phân lập 11 mẫu ở miền Bắc và một mẫu ở TP.HCM.
“Đây là chủng có khả năng lây nhiễm rất cao, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn. Tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với trước nên trong thời gian ngắn đã lan rất nhanh”, ông Long cho biết.
Bộ trưởng Long cũng đề xuất hạn chế tập trung đông người, đặc biệt là các sự kiện trong không gian kín. Một số lễ hội tập trung đông người không cần thiết có thể tạm dừng.
“Chúng tôi kiến nghị hạn chế tập trung đông người, nhất là tập trung trong không gian kín. Thực tế tại Hải Dương cho thấy lây nhiễm trong không gian kín từ đám cưới, trên xe ô tô rất lớn. Có trường hợp một xe chở 11 người thì 10 người bị nhiễm”, ông Long nêu.
Trao đổi với Infonet, GS Nguyễn Gia Bình – Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, cho biết biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh đến nay vẫn chưa ghi nhận độc tính của virus tăng hơn trước nhưng tốc độ lây lan của virus đã được báo cáo có thể lên tới 70%.
Video đang HOT
Ngoài ra, GS Bình cho biết theo quy luật của virus khi tấn công vào cơ thể người với số ca mắc nhiều ở Hải Dương và Quảng Ninh thì khoảng 1 tuần sau có thể có nhiều bệnh nhân nặng lên. Số bệnh nhân nặng khoảng 5% số ca mắc vì vậy công tác điều trị cho bệnh nhân ở vùng dịch phải hết sức khẩn trương để phòng những trường hợp nhiều ca nặng lên.
'Hà Nội xét nghiệm chậm hơn tốc độ lây Covid-19'
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại tiến độ xét nghiệm ở Hà Nội không đua kịp tốc độ lây nhiễm nhanh của nCoV, yêu cầu tăng tốc truy vết, xét nghiệm.
Làm việc với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 1/2, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết hiện Hà Nội ghi nhận 19 Covid-19, trong đó có một ca liên quan đến ổ dịch Quảng Ninh, 18 ca liên quan Hải Dương. Các bệnh nhân ở 5 quận, huyện, cụ thể quận Nam Từ Liêm có 9 ca, Đông Anh 4, Mê Linh 4, Cầu Giấy 2, Hai Bà Trưng một.
"Những ca này đều rõ nguồn gốc dịch tễ, là những người từ Hải Dương về, hoặc người Hà Nội đến Hải Dương rồi quay về. Những ca này xuất hiện rất nhanh, từ khi tiếp xúc đến khi khởi phát cũng rất nhanh, lây lan từ F1 trở thành F0 và F2 cũng thành F0", ông Hạnh nói.
Hiện, Hà Nội đã truy vết được 431 trường hợp F1 đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa cách ly tập trung hơn 2.000 trường hợp F2. Thành phố cũng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp đi từ vùng dịch Hải Dương, Quảng Ninh. Tổng cộng Hà Nội đã rà soát được 15.400 trường hợp liên quan các ổ dịch, hơn 14.000 người đã được lấy mẫu (93%). Đến chiều nay, 10.500 mẫu đã có kết quả, trong đó phát hiện 4 ca dương tính (đã công bố), còn lại âm tính.
"Chúng tôi đặt truy vết F1 là vấn đề hàng đầu", ông Hạnh nói. Ông cũng nhìn nhận rằng đợt dịch này truy vết khó khăn vì diễn biến dịch tễ phức tạp, truy vết một vài ngày mới hết F1.
Hiện, các F1 đều đưa vào khu cách ly tập trung của quân đội. Riêng trường Tiểu học Xuân Phương cách ly 79 học sinh và một phụ huynh tại trường. Xét nghiệm 116 trẻ âm tính lần một. Riêng F2 cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm. Ông Hạnh nhận định "cần nghiêm túc về vấn đề cách ly nếu không sẽ rất nguy hiểm, cách ly F1 trong quân đội và F2 tại nhà".
Khó khăn của Hà Nội là hiện tất cả khu cách ly quân đội hiện chứa được khoảng 500 người, trong khi diện F1 xấp xỉ nên đã hết chỗ. Chiều nay, ngành y tế Hà Nội sẽ rà soát lại khu Tứ Hiệp (Thanh Trì) để thêm 3.000 chỗ cách ly tập trung. Ngoài ra Bệnh viện Mê Linh sẽ khảo sát lại để mở thành khu cách ly tập trung cho F1.
Về vấn đề xét nghiệm, Hà Nội từ đầu dịch đến nay thực hiện hơn 135.000 xét nghiệm RT-PCR. Song, đợt này diễn biến nhanh, một lúc số lượng yêu cầu xét nghiệm rất cao, trong vòng mấy ngày đã có sự ùn tắc xét nghiệm. Hà Nội đã yêu cầu 10 bệnh viện Hà Nội có hệ thống xét nghiệm RT-PCR, nhưng 10 nơi chỉ nhận gần 2.295 mẫu, còn lại là CDC Hà Nội thực hiện khoảng 3.000 mẫu, nghĩa là hơn 5.000 mẫu/ngày.
Ông Ngô Văn Quý, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cũng lo ngại về tình hình dịch ở Thủ đô. Trong đợt dịch này, hiện số ca mắc của Hà Nội chiếm 8% số lượng ca nhiễm cả nước. Xét nghiệm 431 trường hợp F1 thì hiện 385 có kết quả, trong số này phát hiện 19 ca dương tính, tức tỷ lệ 4,8-5%, là cao.
"Thời gian phát bệnh của bệnh nhân rất nhanh. Do đó, chúng tôi rất lo lắng vì nguy cơ dịch này lây lan rất cao. Biện pháp hiện nay là truy vết, cách ly, xét nghiệm triệt để, tập trung chỉ đạo các biện pháp khẩn trương", ông Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Cục trưởng Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết 19 trường hợp dương tính nCoV ở Hà Nội tập trung vào 3 ổ chính: liên quan sân bay Vân Đồn có một trường hợp; ổ thứ hai là liên quan Công ty Poyun (Chí Linh - Hải Dương) với 14 ca nhiễm, đặc biệt là chùm 6 người trong một gia đình; ổ thứ 3 lây từ đám cưới ở Hải Dương về Hà Nội, đến nay là 4 người.
"Quá trình lây nhiễm nhanh, có trường hợp tiếp xúc ngắn, ít nhưng xét nghiệm dương tính", ông Tấn nhận định.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với UBND TP Hà Nội, chiều 1/2. Ảnh: Trần Minh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long quan ngại với tình hình lây nhiễm ở Hà Nội, khi tốc độ lây nhiễm nhanh, địa bàn có lượng người đi lại lớn, năng lực xét nghiệm chưa đáp ứng.
Bộ trưởng khuyến cáo thủ đô phải thay đổi trong phương thức và nâng cao hơn một mức trong ứng phó với dịch này so với trước đây. Hà Nội cần nhanh chóng truy vết, nhưng không chờ truy vết xong mới khoanh vùng mà phải khoanh vùng càng nhanh, càng rộng càng tốt. Phải hình thành tổ đội, lấy mẫu nhanh, cần thiết huy động lực lượng sinh viên y khoa của Bộ Y tế hay Hà Nội. Ở Hải Dương hiện đã có thể lấy từ 5.000-7.000 mẫu/ngày.
Biến thể virus lây nhanh nên việc bảo hộ cho lực lượng lấy mẫu xét nghiệm và công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Trung ương cũng huy động các đơn vị để hỗ trợ tăng công suất xét nghiệm cho Hà Nội. Hiện, công suất xét nghiệm cao nhất là Bệnh viện Bạch Mai, ngoài ra còn có Đại học Y Hà Nội, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đại học Y tế công cộng...
"Hà Nội phải đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, thực hiện 50-100.000 mẫu một ngày mới chạy đua được tốc độ lây lan của virus", ông Long yêu cầu.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết ngày 1/2, Bộ Y tế đã giao 12 đơn vị hỗ trợ Hà Nội thực hiện xét nghiệm 40.000 mẫu.
Về điều trị, trước mắt Bộ trưởng Long giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận bệnh nhân cho Hà Nội, song yêu cầu thành phố cần khởi động ngay bệnh viện dã chiến, để phòng cho tình huống xấu.
Hà Nội phải khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các tỉnh...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thành phố sẽ nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng cường đầu tư năng lực điều trị để nhanh nhất kiểm soát được tình hình dịch bệnh, quyết liệt phối hợp với Bộ trong công tác xét nghiệm.
Những người đi qua sân bay Vân Đồn, Chí Linh liên hệ ngay với cơ quan y tế Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu những người đi từ sân bay Vân Đồn, từ Chí Linh về các địa phương từ ngày 15/1 trở lại bắt buộc liên hệ với cơ quan y tế để được xét nghiệm. "Ổ dịch tại Hải Dương là một trong những ổ dịch khá phức tạp, số lượng phát hiện nhiều nhất từ...