Sự cố trong trường học: Lãnh đạo ngành giáo dục đều cho rằng đã quán triệt
Sau mỗi sự cố xảy ra, lãnh đạo ngành giáo dục đều cho rằng, họ đã có văn bản quán triệt thường xuyên. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục khẳng định, để xảy ra vấn đề trong trường học, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu.
Năm 2018, vữa trần phòng học Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) rơi trúng học sinh khiến 3 em phải nhập viện
Dù có nhiều văn bản, trên thực tế ở các địa phương vẫn xảy ra những chuyện đau lòng vì sự bất cẩn của người quản lý. Về sự cố đổ tường rào khiến 1 học sinh tử vong tại địa phương, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Trọng Hoàn, nói: “Sự cố hôm nay sẽ là bài học đau xót cho những người làm quản lý, phải tìm nguyên nhân để làm mạnh hơn nữa các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh”.
Theo ông Hoàn, cứ kết thúc mỗi năm học, Sở làm việc với các huyện, thành phố về các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh. Cụ thể, đi rà soát sông suối gần trường, cắm biển báo nguy hiểm; rà soát cơ sở vật chất từ quạt trần, tường xây, hố ga, hố nước; làm việc với các nhà dân xung quanh trường học để tránh những nguy cơ mất an toàn khác. Tuy nhiên, vẫn xảy ra sự cố mà chính những người quản lý không lường hết được.
Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), bà Phạm Thị Lệ Hằng, cho rằng, học sinh rất hiếu động, đặc biệt sau thời gian nghỉ học kéo dài, được đến trường sẽ chạy nhảy, leo trèo nhiều nơi. Do đó, các trường phải thường xuyên nhắc nhở, bố trí giáo viên, cán bộ Đoàn, Hội đi kiểm tra hành lang, cửa sổ, sân chơi… để kịp thời phát hiện, nhắc nhở. Ngoài ra, lực lượng bảo vệ, đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng đều được tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh; học sinh được học kỹ năng tự bảo vệ, thoát hiểm trong những tình huống nguy hiểm như: có cháy, bị bỏ quên trên ô tô, bị xâm hại tình dục…
Theo bà Hằng, dù có làm nhiều việc như thế nhưng trường học với hàng nghìn học sinh vẫn có thể xảy ra những tình huống không lường hết được. Do đó, ngoài quy trách nhiệm cho hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường, rất cần ý thức cao của những người tham gia công tác giáo dục.
Video đang HOT
Sau các sự cố, mới đây, Bộ GD&ĐT gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố đề nghị các địa phương rà soát cơ sở vật chất trường, lớp để đánh giá lại chất lượng các công trình trong nhà trường, nhất là khi mùa mưa bão sắp đến. Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, để xảy ra các tình trạng như sập cổng trường, sập trần nhà… ở một số địa phương là do công trình được xây dựng từ lâu nhưng không được kiểm tra, bảo trì, cải tạo theo quy định. Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh – sinh viên (Bộ GD&ĐT), nói rằng, ngoài đảm bảo an toàn các điều kiện cơ sở vật chất, trường học cần phải dạy học sinh kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm để các em có thể tự xử lý tình huống gặp phải. Phía Bộ GD&ĐT, ngoài việc ban hành văn bản, năm học 2020-2021, Bộ có kế hoạch kiểm tra chuyên đề về an toàn trường học, đạo đức nhà giáo ở 15 tỉnh, thành phố và các trường đại học. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, đơn vị chưa triển khai được, dự kiến từ tháng 10, đoàn sẽ đi kiểm tra, đánh giá các trường. Tuy nhiên, ông Linh nói rằng, trong trường học, hiệu trưởng, thầy cô phải là những người đưa ra nội quy, hướng dẫn và sát sao với học sinh để những chuyện đáng tiếc không xảy ra.
Quận Hai Bà Trưng: Hàng trăm cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh nhiên tích cực tham gia "tiếp sức mùa thi"
Để phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay, tại quận Hai Bà Trưng, Đội Cảnh sát giao thông số 4 - Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội đã huy động hơn 50 cán bộ chiến sỹ phối hợp với gần 100 đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Hai Bà Trưng cùng tham gia các hoạt động "Tiếp sức mùa thi".
Thực hiện các hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2020, trong 3 ngày 8, 9, 10/8/2020, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 phối hợp với Quận đoàn Hai Bà Trưng tổ chức tiếp sức mùa thi tại 6 điểm trường trên địa bàn quận diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, gồm: Trường THPT Thăng Long, Trường THCS Tô Hoàng, Trường THCS Lê Ngọc Hân, Trường THPT Trần Nhân Tông, Trường THCS Hà Huy Tập, Trường THCS Ngô Gia Tự.
Điểm thi Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng) sáng 9/8
Trong đó, ở mỗi điểm thi, Quận đoàn bố trí 10 - 15 đoàn viên và Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 bố trí các đồng chí cán bộ chiến sỹ, cùng tích cực tham gia các hoạt động như: Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi; đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trước cổng điểm trường và các tuyến, nút giao thông trọng điểm; cấp phát khẩu trang, nước rửa tay phòng chống dịch Covid-19, cấp phát nước uống tại các điểm trường...
Đoàn viên thanh niên quận Hai Bà Trưng hỗ trợ hướng dẫn thí sinh xếp hàng đảm bảo khoảng cách và được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào phòng thi
Ghi nhận tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, ngay từ 6h sáng nay (9/8), phục vụ ngày thi đầu tiên, Quận Đoàn Hai Bà Trưng huy động 15 đoàn viên cùng Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 tích cực thực hiện các hoạt động "Tiếp sức mùa thi", như: Hỗ trợ phát nước miễn phí, đồ ăn nhẹ, quạt giấy, khẩu trang, xịt khuẩn tay; hướng dẫn các thí sinh vào phòng thi... Đội phản ứng nhanh giao thông còn tham gia hướng dẫn giao thông trước cổng trường.
Tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, để phục vụ ngày thi đầu tiên, Quận Đoàn Hai Bà Trưng huy động 15 đoàn viên thanh niên cùng Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 tích cực thực hiện các hoạt động "Tiếp sức mùa thi"
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Thượng úy Đào Thế Phương - Đội Cảnh sát giao thông số 4 cho biết: Ở cả 6 điểm thi, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 đều bố trí 1 đồng chí thực hiện phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Cùng đó, riêng tại hai điểm thi là Trường THPT Thăng Long và Trường THCS Tô Hoàng, Đội còn bố trí 3 đồng chí tham gia tiếp sức mùa thi gồm phát nước, phát khẩu trang miễn phí, sát khuẩn tay cho các thí sinh... Các đồng chí có mặt tại mỗi điểm thi ít nhất 45 phút trước giờ thí sinh vào thi, để góp phần đảm bảo cho các em vào phòng thi một cách tốt nhất.
Cán bộ chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông số 4 phát nước miễn phí cho thí sinh trước khi vào phòng thi
"Ngoài các hoạt động này, tổ tuần tra lưu động trên tuyến của Đội luôn sẵn sàng ứng trực để nếu xảy ra vấn đề đột xuất như có thí sinh quên hồ sơ thi, hỏng xe trên đường đến trường thi... thì tổ kịp thời hỗ trợ các em đến điểm thi nhanh nhất. Bên cạnh những cán bộ chiến sỹ tại các điểm thi, Đội còn bố trí hơn 40 cán bộ chiến sỹ trực trên các tuyến phố để tuần tra, kiểm soát lưu thông trên đường, giúp kịp thời giải tỏa nếu xảy ra ùn tắc giao thông" - Thượng úy cho hay.
Ở cả 6 điểm thi tại quận Hai Bà Trưng, Chi đoàn Đội Cảnh sát giao thông số 4 đều bố trí 1 đồng chí thực hiện phân luồng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường (Ảnh: Phụ huynh đứng đợi con vào phòng thi tại vỉa hè trước cổng Trường THCS Tô Hoàng
Ngóng theo con đang vào phòng thi tại điểm thi Trường THCS Tô Hoàng, ông Lê Tuấn Hải (trú tại quần Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đứng đợi ở đây đến khi con vào phòng thi thì mới yên tâm ra về.
Từ chiều qua đến nay, tôi nhận thấy những hoạt động "tiếp sức mùa thi" do các chiến sỹ cảnh sát giao thông và đoàn viên thanh niên quận Hai Bà Trưng thực hiện rất tốt, chu đáo, nhiệt tình; đảm bảo giao thông trước cổng trường luôn thông thoáng, không xảy ra tình trạng ùn tắc. Những việc làm này có ý nghĩa càng góp phần giúp chúng tôi và con em an tâm hơn trong Kỳ thi. Tôi hy vọng con sẽ có tinh thần làm bài thi một cách tốt nhất".
Những đứa trẻ không có mùa hè Không phải đến trường nhưng mùa hè của nhiều đứa trẻ vẫn phải căng đầu để học. Mỗi ngày, chúng phải hoàn thành rất nhiều bài tập bố mẹ giao. Điều đáng nói, chúng chỉ là những đứa trẻ học tiểu học- lẽ ra mùa hè của chúng là những ngày vui chơi thật thoải mái. Mùa hè với không ít trẻ là...