Sự cố toàn cầu của Google phơi bày rủi ro của Big Tech
Việc tập trung cơ sở hạ tầng vào Big Tech có thể khiến cả ngành công nghệ bị tê liệt khi một trong số bốn công ty gặp sự cố.
Google vừa trải qua sự cố lớn trên phạm vi toàn cầu vào ngày 14/12. Trong khoảng một giờ đồng hồ, các dịch vụ như Gmail, Drive, YouTube và Nest đều không hoạt động.
Sự cố của Google còn ảnh hưởng đến mọi sản phẩm liên quan đến thoả thuận cung cấp dịch vụ của công ty. Lỗi xác thực cũng ảnh hưởng đến những dịch vụ đăng nhập bằng tài khoản Google như Pokemon Go. Hồi tháng 10, Google cho biết họ có 2,6 tỷ người dùng thường xuyên trên các ứng dụng, trong đó có 6 triệu tài khoản doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, chính phủ.
Bản đồ báo lỗi về các dịch vụ của Google vào tối 14/12.
Video đang HOT
Việc những ứng dụng của Google bị lỗi không phải điều lạ, nhưng sự cố ở mức lớn như vừa rồi là hiếm thấy. Trước đó vào tháng 3, YouTube, Hangouts và Gmail đã gặp lỗi do bộ định tuyến ở Atlanta. Tháng 8, một sự cố khác liên quan đến Gmail, Drive cũng khiến người dùng châu Á bị gián đoạn.
Google cũng không phải công ty công nghệ duy nhất gặp phải những sự cố toàn cầu. Tháng 11, dịch vụ đám mây AWS của Amazon ngừng hoạt động, khiến hàng loạt khách hàng khác như Roku, Adobe và iRobot cũng bị ảnh hưởng theo. Gần đây nhất, Messenger của Facebook cũng tác động đến chức năng nhắn tin của Instagram khi dùng chung một cơ sở hạ tầng.
Những sự cố trên là lời cảnh báo rõ ràng nhất về việc thế giới Internet đang trở nên phụ thuộc thế nào vào sức mạnh cơ sở hạ tầng hợp nhất của Big Tech (Google, Apple, Facebook, Amazon). Mỗi sự cố kể trên đều ảnh hưởng đến mọi thứ từ việc nhắn tin, liên lạc, xem video đến kết nối các thiết bị IoT gia đình.
Nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng đã bắt đầu kêu gọi các cuộc tái cơ cấu, xem xét lại luật chống độc quyền. Việc này không chỉ giải quyết việc các công ty công nghệ lớn chiếm lĩnh thị phần mà còn cả cách họ tạo ra ảnh hưởng trong cơ sở hạ tầng cũng như cơ chế cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Trong năm 2019, Big Tech cũng phải đối mặt với nhiều vụ điều tra, kiện tụng liên quan đến chống độc quyền ở nhiều quốc gia. Bộ Tư pháp Mỹ cũng giải quyết các vụ kiện liên quan đến Google. Công ty đang chiếm lĩnh thị phần lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, quảng cáo và chia sẻ dữ liệu người dùng.
Những điều trên cho thấy tác hại của việc hợp nhất các công ty độc quyền lớn như Big Tech. Đây không chỉ là các vấn đề về giá cả, cạnh tranh mà còn là sự tập trung hạ tầng Internet mà người dùng đang bị lệ thuộc.
Vì sao các 'đại gia' công nghệ mong ông Joe Biden thắng?
Khi người dân Mỹ và nhiều nước trên thế giới đang dõi theo cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng, các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ cũng không ngoại lệ.
Các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ được cho đang ngầm mong ông Joe Biden trúng cử tổng thống
Các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ (còn gọi là Big Tech) - cũng giống các công ty lớn ở nước này, đã được hưởng lợi trừ việc cắt giảm thuế doanh nghiệp dưới thời Donald Trump, qua đó giúp gia tăng lợi nhuận của mình. Nhưng không phải tất cả các chính sách hay hành động của ông Trump trong nhiệm kỳ của mình đều có tác động tốt với Big Tech.
Đặc biệt là việc ông Trump phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, tạo ra sự thiếu chắc chắn cho các chuỗi cung ứng công nghệ. Ông hạn chế các chương trình thị thực lao động quan trọng mà các công ty công nghệ dựa vào để thuê lao động nước ngoài có tay nghề cao. Trong thời gian đương nhiệm của ông, Bộ Tư pháp đã điều tra Big Tech về các vi phạm chống độc quyền tiềm ẩn và chính phủ Mỹ gần đây kiện Google về hành vi chống cạnh tranh. Và ông Trump cáo buộc các nền tảng truyền thông xã hội kiểm duyệt và thiên vị.
Tuy những vấn đề này không thể ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ của Big Tech gồm Apple, Amazon, Microsoft, Google, Facebook, Tesla và Netflix, khi tổng giá trị hiện tại của họ là gần 8.000 tỉ USD, tăng từ con số 2.400 tỉ USD một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhưng giờ đây các nhà lãnh đạo công nghệ có thể sẽ háo hức với một sự thay đổi.
Chia sẻ quan ngại này với CNN, nhà phân tích Tom Forte của DA Davidson cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta phải tách hiệu suất của cổ phiếu ra khỏi thách thức đối với các công ty này". Trong khi Mark Lemley, Giáo sư tại Trường luật Stanford và là Giám đốc Chương trình Stanford về Luật, Khoa học và Công nghệ, cho biết một sự thay đổi khác dưới thời ông Trump có thể đe dọa thành công của Big Tech, khiến "vị thế trên thế giới" của Mỹ đang thay đổi.
Theo ông Lemley, "Thung lũng Silicon thành công bởi vì mọi người đều muốn đến đây, những người giỏi nhất và sáng giá nhất trên khắp thế giới đến đây để học tập và làm việc hay mở công ty. Nhưng giờ đây, bỏ qua những vấn đề về nhập cư thì vẫn còn nhiều rào cản khiến Mỹ và Thung lũng SIlicon có thể không còn giữ được vị trí đó trong lòng thế giới trong tương lai".
Những điều đó có thể thay đổi nếu ông Joe Biden thắng cử, vậy nên không khó hiểu nếu phần lớn các tập đoàn công nghệ đều muốn một gương mặt khác với ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới.
Các hãng công nghệ Mỹ sắp 'gặp khó' ở châu Âu Dựa theo dự thảo mới của Liên minh châu Âu (EU) với mục đích kiểm soát quyền lực của các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) Mỹ, các hãng như Google, Facebook, Amazon, Apple... có thể sẽ gặp khó khăn tại châu Âu. Ủy ban châu Âu không muốn nhún nhường trước nhóm Big Tech của Mỹ Theo Reuters, mục tiêu của...