Sự chuyển mình trong phương pháp giảng dạy của giáo viên
Chúng ta đã nghe quá nhiều đến cụm từ “Lấy học sinh làm trung tâm”, nhưng thực chất đây là một điều còn khá mơ hồ đối với nhiều giáo viên. Vậy làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu đó trong quá trình giảng dạy?
Ảnh minh họa
Giáo viên cần đưa học sinh vào quá trình kiến tạo tiết học
Kiến tạo đầu tiên: nguyên tắc lớp học.
Đây là phần mở đầu vô cùng quan trọng đối với giáo viên nếu bạn muốn quản lý được học sinh trong suốt tiết dạy.
Có nhiều cách để giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý tránh làm cho không khí lớp học trở nên nặng nề khi nhắc đến nguyên tắc.
Giáo viên trường chúng tôi đã sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ và để các em học sinh – những chủ thể sáng tạo cùng tham gia vào hoạt động này. Đây cũng là cách giúp các em tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin mới, giúp các em tăng cường trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm với tập thể.
Một phần mềm dựng video được giáo viên sử dụng để tạo nên những clip học tập sinh động
Kiến tạo thứ hai: để chính học sinh xây dựng mục tiêu học tập cho chính bản thân.
Mỗi học sinh là một cá thể độc lập và độc đáo theo cách riêng. Cùng một chuyên đề, cùng một sự việc, hiện tượng nhưng mỗi cá nhân lại có góc nhìn khác nhau tùy theo năng lực bản thân. Vì vậy, việc để học sinh tự xây dựng mục tiêu mà các em mong muốn được tìm hiểu trong tiết học là vô cùng cần thiết.
Chẳng hạn, cùng học tác phẩm “Bánh trôi nước” nhưng mỗi học sinh lại xây dựng cho mình những mục tiêu khác nhau dựa trên thang tư duy Bloom được giáo viên định hướng: Biết – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo.
Có học sinh chọn mục tiêu của bản thân là biết được nguồn gốc và cách làm bánh trôi nước; bạn khác lại muốn phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản để đánh giá đóng góp của Hồ Xuân Hương cho nền văn học nước nhà; hoặc các bạn chọn sáng tạo một văn bản, một bài hát dựa tên ý tưởng của Hồ Xuân Hương…
Nhiệm vụ của giáo viên là định hướng để giúp học sinh xây dựng mục tiêu đúng trọng tâm:
Mục tiêu về kiến thức cần đạt: Mục tiêu về các kĩ năng cần rèn luyện trong tiết học.
Bản thân giáo viên cũng cảm thấy được thử thách trước những mục tiêu của học sinh bởi không thể đoán hết được mục tiêu mà các em sẽ đặt ra là gì? Bài soạn của mình có thực sự đáp ứng mục tiêu mà học sinh mong đợi hay không? Chính vì vậy, giáo viên sẽ phải luôn tự đặt nhiều mục tiêu, tự tìm kiếm nhiều câu trả lời để không lúng túng trước học sinh.
Kiến tạo thứ ba: phát triển tư duy phản biện, kĩ năng đặt câu hỏi đúng trọng tâm cho học sinh
Sau khi cho học sinh đặt mục tiêu, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đặt ít nhất 1 câu hỏi muốn tìm hiểu thêm về nội dung bài học. Chỉ khi biết đặt câu hỏi về những điều bản thân tò mò muốn biết thì học sinh mới có hứng thú với nội dung học tập.
Video đang HOT
Quay trở lại với bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, một loạt những câu hỏi được học sinh đặt ra để thỏa mãn sự tò mò, sự ham hiểu biết và thậm chí là thỏa mãn tính hay “cà khịa” của mấy cô cậu cá tính muốn bắt bí giáo viên.
Chẳng hạn, có câu hỏi xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương; Bà viết bài thơ này nhằm mục đích gì?; Tại sao trong bao nhiêu thứ gần gũi với nhà nông, bà không chọn tả đậu đen, đậu xanh, hạt sen mà lại chọn bánh trôi nước?; Làm thế nào để tạo nên được chiếc bánh trôi?; Nguồn gốc của tục ăn bánh trôi nước này là gì?; Việc ăn bánh trôi nước có liên quan gì đến nét văn hóa của người Việt?…
Với rất nhiều câu hỏi từ học sinh, giáo viên cần phải thực sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu sâu bài giảng, dự đoán trước mong đợi của học sinh để chuẩn bị tốt nhất.
Giáo viên cần ứng dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Thời gian làm việc tại trường đã mang lại cho tôi điều kiện được liên tục học hỏi và rèn luyện chính bản thân mình để có thể tiếp cận với các kĩ năng và tri thức của giáo dục thế giới. Để tôi hiểu những điều mà người giáo viên cần phải theo đuổi trong một nền giáo dục chân chính.
Hình thức Talkshow khi báo cáo Dự án “Có một Sài Gòn như thế”
Với học thuyết đa trí thông minh, giáo viên cần dành thời gian đủ nhiều để có thể hiểu được tính cách, năng lực, thói quen, khả năng tiếp cận kiến thức của mỗi học sinh. Từ đó, giáo viên cá thể hóa hay giảng dạy cá nhân hóa để áp dụng hiệu quả và thiết thực học thuyết đa trí thông minh vào quá trình giảng dạy.
Hãy kiên trì và bền bỉ giúp học sinh có thể tự tin tỏa sáng bằng chính khả năng của mình trong toàn bộ quá trình học tập và sinh hoạt. Hãy giúp một học sinh có khả năng Mỹ thuật trở nên tự tin bằng những thiết kế của con trong lớp học. Nho nhỏ như một chiếc bảng phân công trực nhật, lớn hơn là một cây tập hợp các mục tiêu của các thành viên trong một tập thể.
Hình ảnh ghi lại trong một tiết học về chuyên đề văn tự sự trong dự án “Có một Sài Gòn như thế”.
Hãy quan tâm đủ nhiều đến những học sinh còn rụt rè và e ngại để các em có thể tự tin điều khiển một giờ học theo phương pháp “Lớp học đảo ngược”. Để khi thấy các thầy cô vào dự giờ đột ngột, dù rất run nhưng con vẫn nắm chặt tay để đi hết phần kiến thức mình được phân công.
Để khi kết thúc tiết học con đã òa khóc nức nở khi thấy mình đã vượt qua được chính bản thân mình một cách ngoạn mục. Và sau đó con đã đủ tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân bằng một điểm số mà chưa bao giờ mình đạt được. Hạnh phúc của người làm nghề giáo chính là như vậy.
Có thể nói, để thực hiện được mục tiêu giáo dục “Lấy học sinh làm trung tâm”, mỗi giáo viên trong thời đại 4.0 cần nỗ lực và sáng tạo thật nhiều cách giúp học sinh chủ động phát huy hết khả năng của bản thân. Chúng tôi luôn cố gắng “chuyển mình” để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho các em, làm sao để không một học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
Nguyễn Nguyên Hạnh Trâm – Giáo viên Ngữ Văn Trung học Vinschool Central Park
Theo GDTĐ
Những cô giáo đến từ phía mặt trời
Nắng cũng như mưa, đều đặn từng ngày, từ phía mặt trời, các cô giáo lên điểm trường Hô Củng, điểm trường ấy chẳng khi nào ngớt tiếng cười của lũ học trò nhí
Sau những ngày về thăm gia đình, các cô lại đến với lớp học phía trong lòng núi, các cô đến từ phía mặt trời mọc, đến từ ánh bình minh dọi chiếu vào thung lũng....
Điểm trường mầm non Hô Củng A và Hô Củng B nằm cách trung tâm xã Chà Tở (Huyện Nậm Pồ, Điện Biên) trên 20 km, nghe có vẻ như không xa đối với các thầy cô giáo miền núi nhưng những ngày đến trường của các cô giáo chẳng khác nào những chuyến đi phượt.
Bởi trên cung đường hơn 20 km đó có đủ các loại đường "hỗn hợp", từ đường nhựa, đường dải cấp phối, đường đất, sống trâu, sống bò, ổ gà, ổ voi... quãng đường có đèo, có rừng, có suối... những cung đường mà đi mãi nhưng các cô chẳng thể nào quen.
Cô giáo Lò Thị Thời cùng các em học sinh trong điểm trường Hô Củng B. Các em năm nay đã được học trong lớp nhà ghép
Trong Hô Củng, hơn 100 học sinh mầm non (gần 100% người dân tộc H'mông) chia thành 4 lớp và được đảm nhận bởi 4 cô giáo trẻ. Mỗi cô một hoàn cảnh, các cô đều xa gia đình, bỏ lại con nhỏ cho người thân chăm sóc, cùng nhau tựa lưng vào núi để chăm sóc trẻ vùng cao.
Quãng đường từ trung tâm xã Chà Tở vào đến Hô Củng như một cuộc hành trình dài theo tuổi thanh xuân của các cô giáo mầm non.
Mùa mưa, con đường các cô giáo đến trường cũng đỏng đảnh lạ thường, theo chân các cô giáo vào Hô Cửng, quãng đường hơn 20 km chúng tôi di chuyển mất hơn 1h đồng hồ.
Con đường đến trường của các cô giáo có cả nắng, mưa, sương mù, gió lạnh... nhóm thầy cô di chuyển trước chúng tôi chưa đầy 20 phút có thể lên đến được đến điểm trường bằng xe máy.
Còn chúng tôi xuất phát sau, gặp trời mưa, con suối khô khốc các cô vừa qua đã biến thành cả một dòng sông lớn.
Cả đoàn phải để xe máy, đi bộ qua suối. "May là hôm nay cầu vẫn chưa bị cuốn trôi", bác bảo vệ đi cùng chúng tôi cho biết. Bởi có những ngày, các cô vào trường, trời mưa, qua suối cầu bị trôi mất các cô phải... khênh xe máy qua.
Tiếng hò, tiếng dô đồng thanh của các cô giáo vang cả một góc núi rừng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự chung tay của cộng đồng, công tác kêu gọi xã hội hóa giáo dục ở Nậm Pồ đạt được nhiều kết quả khích lệ, trong đó, điểm trường Hô Củng B cũng đã được các mạnh thường quân tài trợ phòng học, đảm bảo 3 cứng.Trước đây, điểm trường tại Hô Củng là những mái nhà tranh tre, nứa lá, cuộc sống của cô và trò vô cùng vất vả.
Nhà lớp ghép đã được thay thế phòng học tạm, vậy là từ năm học này, cô và trò tại Hô Củng thoát cảnh vừa học vừa lấy chậu hứng nước mưa.
Để được lớp học khang trang như vậy, 4 cô giáo trong điểm trường Hô Củng này đã phải tự biến mình thành thợ xây, thợ nát nền sau giờ dạy học là tay bay, tay thước xây dựng lớp học cho các em.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng trường mầm non Chà Tở cho biết: "Nhiều lúc cũng thương chị em. Chuẩn bị đến ngày khai giảng, vừa dứt tay bay, tay thước, chân còn nguyên cả bùn, vữa các cô lại về trung tâm, tập múa tập hát cho ngày khai giảng. Nhìn chị em chúng em mà nhiều khi ái ngại cho chính mình".
Thế nhưng, khi phóng viên nói chuyện với cô giáo Lò Thị Thời (Sinh năm 1995) cô giáo phụ trách cả 2 điểm trường Hô Củng A và B, các cô vẫn giữ được vẻ lạc quan yêu đời: "Chị em chúng em đường thì chưa quen lắm nhưng thế này mãi cũng quen rồi. Chị em cũng phải tự lấy đó là niềm vui vì các em học sinh của mình thôi anh ạ".
Chuyện cô giáo bị ngã gần như là chuyện thường thấy. "Năm vừa rồi, cô Thời bị ngã không may tím cả một bên má và mắt, mấy hôm sau là lễ 20/11, khách đông, mấy thầy có vẻ ái ngại cho cô ấy, hỏi em, em bảo cô ấy đi lên ngã xe thôi, mọi người bảo bảo ôi thế là may rồi.
Họ tưởng cô giáo bị ai đánh. Ngẫm lại vừa buồn cười vừa tủi anh ạ", cô Hồng kể về chị em giáo viên của mình.
Bốn cô giáo Lò Thị Thời, Lường Thị Hương (sinh năm 1996) ở Hô Củng A và cô giáo Đinh Thị Anh Tuyết, Kim Thị Hằng (hai cô giáo lâu năm) ở Hô Củng B giờ coi nhau như chị em, 4 con người, 4 hoàn cảnh khác nhau đến với Hô Củng duy trì và phát triển giáo dục vùng khó.
Dù khó khăn còn nhiều, nhưng các em học sinh người dân tộc H'mông vẫn được đảm bảo các điều kiện giáo dục tốt nhất.
Học sinh đông, ở Nậm Pồ, giáo viên mầm non vẫn thiếu nhiều, mỗi lớp chỉ có thể có 1 cô giáo phụ trách do đó từ chuyện ăn, chuyện vệ sinh của các con các cô đều đảm nhận cả.
Vừa là cô giáo, các cô còn kiêm cả người bảo mẫu, nấu ăn, thợ cắt tóc... chăm sóc tận tình cho học sinh của mình.
Để đến với điểm trường đảm bảo giờ học, các cô phải đi từ 5h sáng, đến nơi cũng là lúc mặt trời mọc lên các em học sinh đã chờ sẵn trước cửa lớp. Bố mẹ chúng đưa chúng đến sớm để đi làm nương.Khi được hỏi một cô một lớp thì các cô nấu ăn cho các con như thế nào. Cô Thời bảo: "có cách cả anh ạ, chị em luân phiên nhau, chuẩn bị từ sớm".
Một ngày cuốn đi với các cô thật nhanh, khi học sinh về, 4 chị em lại quây quần lại với những câu chuyện của gia đình của cuộc sống. Trong Hô Củng không có sóng điện thoại, phải đi dò, chỗ dò được sóng ấy là nơi các cô liên hệ về với gia đình.
Với các cô một ngày qua nhanh, một tuần qua lâu và một tháng là thời gian dài đằng đẵng bởi nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ con nhỏ ở lại với ông bà để mẹ đi dạy ở bản xa....
Cô giáo kiêm cả thợ cắt tóc.
Đường vào Hô Củn phải đi qua những cánh rừng không bóng người, chỉ có bóng sương mù kín đường
Con đường vào điểm trường trước và sau 1 cơn mưa.
Đường vào giờ chỉ là một con suối đục ngàu
Mưa lỡ cuốn trôi mất cầu, chị em ta lại cùng nhau khênh xe qua suối. Tiếng hò dô khênh xe vang cả một góc rừng.
Điểm trường mới trong mưa
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Hòa Bình: Trường trung học phải có giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp. Ảnh minh họa/internet. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ...