Sự chủ quan khiến Đức bị Covid-19 nhấn chìm
Khi Covid-19 càn quét châu Âu hồi mùa xuân, Đức được ngưỡng mộ vì khả năng xử lý dịch. Nay, giới chức lo dịch bệnh đã vượt tầm kiểm soát.
Đức là một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới nửa đầu năm 2020. Họ ghi nhận số ca nhiễm ít hơn hầu hết những nước láng giềng. Các bệnh viện Đức chưa bao giờ hết giường cấp cứu. Đây là các yếu tố khiến chính phủ tự tin áp dụng một trong những lệnh phong tỏa nhẹ nhàng nhất châu Âu.
Hiện tại, tốc độ lây nhiễm ở Pháp và Italy đã giảm so với mức đỉnh điểm hồi giữa tháng 11, nhưng số ca nhiễm và tử vong hàng ngày tại Đức đang phá kỷ lục hàng tuần, đẩy hệ thống y tế tới giới hạn, buộc chính phủ phải phong tỏa nghiêm ngặt hơn.
“Tình hình dịch bệnh chưa bao giờ tồi tệ đến thế”, Chủ tịch Viện Robert Koch về Bệnh truyền nhiễm Lothar Wieler hôm 15/12 nói.
Vậy chuyện gì đã xảy ra với Đức?
Biển báo yêu cầu người dân đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố Frankfurt, Đức, ngày 14/12. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học, chính trị gia và chuyên gia tâm lý học cho rằng rất nhiều người Đức, bao gồm cả giới chức, đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng sau khi nước này trải qua một mùa hè yên bình. Họ tin rằng mình đã được an toàn.
Niềm tin đó, kết hợp với việc chính phủ chỉ áp đặt một lệnh phong tỏa vừa phải hồi tháng 11 khi vẫn cho phép tất cả cửa hàng, văn phòng và nhà máy mở cửa, đã tạo điều kiện thuận lợi để virus bắt đầu lây lan nhanh chóng trên khắp cả nước.
Uwe Liebert, nhà virus học tại Đại học Leipzig, cho biết thành công của Đức hồi mùa xuân đã “tạo ra tâm lý lơ là trong dân chúng”. Tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối thấp khiến không ít người Đức đánh giá thấp mức độ lây lan của dịch bệnh.
Nhóm nghiên cứu Cosmo, một dự án theo dõi thái độ của người Đức đối với Covid-19 cũng như các biện pháp chống dịch, cho thấy giữa đợt bùng phát dịch hiện nay, khoảng 40% người Đức vẫn tin rằng họ không có nguy cơ hoặc cực kỳ khó bị nhiễm virus.
Mức độ cảnh giác của người Đức trước dịch bệnh hiện tại tương tự với hồi mùa xuân, dù số ca nhiễm đã cao hơn 3-5 lần. Nhận thức về rủi ro của đại dịch càng thấp thì tỷ lệ người dân tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn càng thấp, theo Sarah Eitze, thành viên nhóm Cosmo.
Video đang HOT
Đến nay, số ca nhiễm trung bình tháng 12 của Đức là khoảng 18.500 và gần chạm mốc 30.000 ca trong tuần qua, cao hơn tháng 11 và tăng đáng kể so với mức đỉnh 6.000-7.000 ca hồi mùa xuân. Khoảng 55% trong tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Đức được ghi nhận từ đầu tháng 11.
Đợt phong tỏa đầu tiên của Đức hồi mùa xuân diễn ra sớm hơn so với các quốc gia khác, nhưng nỗ lực thắt chặt các biện pháp chống dịch tuần qua chỉ được thực hiện khi Covid-19 đã lan rộng.
Số ca mắc bệnh cao đồng nghĩa nhiều cơ quan y tế khu vực không còn khả năng truy dấu nguồn lây, khiến việc cắt đứt chuỗi lây nhiễm bằng cách ly trở nên khó khăn hơn.
Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm và tử vong của Đức vẫn thấp hơn so với nhiều nước châu Âu khác. Tuy nhiên, trong khi các bệnh viện Đức từng sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ Italy và Pháp hồi mùa xuân thì nay một số bệnh viện đang hoạt động gần hết công suất. Giới chức y tế lo ngại tình hình còn có thể tồi tệ hơn.
Tình hình đặc biệt bi đát ở bang Saxony. Hồi mùa xuân, đây là một trong những nơi có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất Đức. Sau đợt sóng bùng phát hồi tháng 10, họ giờ đây có tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày cao nhất nước.
“Bệnh viện của chúng tôi đã tới giới hạn”, Christian Kleber, bác sĩ cấp cứu hiện đảm nhận nhiệm vụ điều phối bệnh Covid-19 trong vùng, cho hay.
Đang có khoảng 1.000 bệnh nhân Covid-19 nhập viện tại phía đông bang Saxony, cao gấp gần 10 lần so với mùa xuân, ông cho hay và thêm rằng các mô hình dự đoán đều cho thấy nếu số ca nhiễm không giảm trong hai tuần nữa, các bệnh viện sẽ quá tải.
Theo các nhà virus học và chính trị gia ở Saxony, các yếu tố khác có thể đóng một vai trò nào đó trong xu hướng gia tăng số ca nhiễm song nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ việc tỷ lệ lây nhiễm tại khu vực từng rất thấp hồi mùa xuân.
“Người dân ở đây có suy nghĩ rằng virus không ảnh hưởng tới mình”, Bernd Lange, quan chức quận Grlitz ở phía đông bang Saxony, nói.
Một nghiên cứu của Deutsche Bank hồi tháng 11 cho thấy Saxony là nơi có tỷ lệ dân cư cao nhất nghĩ rằng đại dịch Covid-19 đang bị phóng đại hoặc thậm chí không phải sự thật.
Suy nghĩ rằng Đức, đặc biệt là các khu vực ở phía bắc và phía đông đất nước, sẽ không bị ảnh hưởng bởi đợt bùng dịch mùa thu, là lý do lệnh phong tỏa được kích hoạt ngày 2/11 vẫn cho phép tất cả các cửa hàng, trường học, trường mẫu giáo mở cửa và không có lệnh giới nghiêm nào được ban hành. Giới chính trị gia sau đó mới dần thừa nhận những biện pháp trên là chưa đủ để kiểm soát đại dịch.
Hồi mùa xuân, lệnh phong tỏa đầu tiên của Đức, đóng cửa trường học, nhà trẻ và hầu hết các cửa hàng không thiết yếu, khiến tương tác xã hội giảm 60%. Hồi tháng 11, lệnh phong tỏa mới chỉ khiến tương tác xã hội giảm 40%, theo Viện Robert Koch.
Michael Geisler, quan chức quản lý vùng Saxony, tin rằng số ca tử vong tăng đột biến gần đây sẽ giúp người dân tỉnh ngộ. Những biện pháp hạn chế đang được áp dụng cũng nghiêm ngặt hơn nhiều, giúp làm giảm tương tác xã hội.
“Hồi mùa xuân, chúng tôi chỉ ghi nhận 3, 4 trường hợp tử vong. Những người phủ nhận Covid-19 thậm chí còn hoài nghi rằng liệu chúng có phải do dịch bệnh thật hay không. Giờ đây, chúng tôi có tới 250 người chết, một con số quá lớn”, Geisler nói.
Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha thông báo kế hoạch tiêm vaccine cho người dân
Trong bối cảnh các thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho thấy những tín hiệu khả quan, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha thông báo kế hoạch tiêm vaccine cho người dân, bắt đầu từ ngày 27/2.
Người dân nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 tại Hildburghausen, Thuringia, miền đông nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 18/12, Bộ trưởng y tế Đức Jens Spahn cho biết nước này sẽ chia những người được ưu tiên tiêm vaccine thành các nhóm. Trước hết là những người sống trong các nhà dưỡng lão cũng như những người trên 80 tuổi. Bên cạnh đó, là các nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm rất cao hoặc tiếp xúc với các nhóm "đặc biệt nguy hiểm" về COVID-19. Nhân viên khám bệnh ngoại trú hoặc nội trú cho người cao tuổi cũng thuộc nhóm này. Việc chuyển cấp độ ưu tiên để tiêm vaccine phụ thuộc vào số lượng vaccine sẵn có và do các địa phương tự quyết định.
Nhóm ưu tiên thứ hai là những người từ 75 - 79 tuổi, nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh cao và những người mắc hội chứng Down. Nhóm thứ hai này cũng bao gồm những người có hội trứng mất trí, người thiểu năng trí tuệ cũng như các nhân viên chăm sóc những người này.
Nhóm thứ 3 là những người ở độ tuổi từ 70 - 74, đã ghép tạng và những người có một số bệnh lý nền.
Nhóm thứ 4 gồm những người trong độ tuổi từ 65 - 69, giáo viên và những người có bệnh nền với nguy cơ nhiễm bệnh ở mức trung bình, bao gồm cả những người tiếp xúc gần với họ.
Tiếp theo là những người từ 60 - 64 tuổi, bao gồm những người làm việc tại các cửa hàng bán lẻ, các nhóm làm việc trong hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt, nhân viên đảm bảo an ninh công cộng và nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm thấp.
Tất cả những người dưới 60 tuổi và không được chỉ định vào bất kỳ nhóm nào khác đều được tính vào cấp độ sáu và sẽ được tiêm chủng sau cùng.
Phát biểu trên tờ ZDF Morgenmagazin trước khi ký Sắc lệnh Tiêm chủng, Bộ trưởng Spahn cho biết tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nằm ở nhóm người trên 80 tuổi, do đó, việc tiêm chủng cho nhóm này có thể tránh nguy cơ số người nhập viện và hồi sức cao. Bên cạnh đó, ông cũng thông báo thời gian bắt đầu tiêm chủng cho người dân là vào ngày 27/12.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch của Đức (RKI), trong 24 giờ qua, các cơ quan y tế nước này ghi nhận 33.777 ca nhiễm mới - mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.439.938, trong đó có 24.938 ca tử vong.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thông báo chính phủ nước này dự định sẽ bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ ngày 27/12. Theo ông, nhiều khả năng ngày 22/12 tới, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ phê chuẩn việc lưu hành vaccine ngừa COVID-19, do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế. Hy Lạp hy vọng sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên vào ngày 26/12 và nước này có thể bắt đầu triển khai việc tiêm chủng tại 5 bệnh viện ở thủ đô Athens ngay sau đó.
Những đối tượng được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên sẽ là các nhân viên y tế, những người đang sống tại các nhà dưỡng lão. Sau đó đến đối tượng trên 65 tuổi.
Hiện Hy Lạp ghi nhận tổng cộng 128.710 ca nhiễm, trong đó có 3.948 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng thông báo sẽ bắt đầu tiến hành tiêm chủng cho người dân từ ngày 27/12, một ngày sau khi nước này nhận được lô vaccine đầu tiên.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa khẳng định "đây là sự khởi đầu của việc chấm dứt đại dịch".
Tây Ban Nha dự định sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng ưu tiên đầu tiên gồm người cao tuổi và các nhân viên ở các nhà dưỡng lão, tiếp đó là các nhân viên y tế, những người dễ bị tổn thương trong đó có người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Nước này ước tính sẽ có khoảng 15 - 20 triệu người dân trong tổng số 47 triệu người dân được tiêm phòng vaccine vào trước tháng 6 tới.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh và trên 48.000 người tử vong
Thông tin trên được Đức, Hy Lạp và Tây Ban Nha đưa ra trong bối cảnh người đứng đầu Ủy ban Liên minh châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen thông báo các nước thành viên sẽ bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech trong khoảng thời gian từ ngày 27 - 29/12, coi đây là sự biểu thị tình đoàn kết của châu Âu trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Theo kế hoạch, EMA sẽ đưa ra quyết định về việc phê chuẩn vaccine này vào ngày 21/12 - sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.
Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng trong ngày 18/12, Chính phủ Ấn Độ cho biết có thể sớm bắt đầu chiến dịch tiêm phòng vaccine tự nguyện trong bối cảnh nước này đang cân nhắc cấp phép sử dụng khẩn cấp 3 loại vaccine, trong đó có vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) và Pfizer (Mỹ). Hiện công ty công nghệ sinh học Bharat cũng đã nộp đơn xin cấp phép khẩn cấp.
Chính phủ Ấn Độ ước tính có thể mất tới hơn 1 năm, mới có thể tiêm đủ 2 liều vaccine - mỗi mũi tiêm cách nhau 28 ngày, cho đa số người dân nước này. Hiện dân số của Ấn Độ khoảng 1,35 tỷ người.
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 là tự nguyện. Tuy nhiên, cơ quan này khuyến cáo nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ theo lịch trình, thậm chí những người từng mắc COVID-19 cũng nên được tiêm phòng.
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 22.890 ca nhiễm, đưa tổng số ca nhiễm lên gần 10 triệu người, trong đó có 144.789 trường hợp không qua khỏi. Hiện quốc gia Nam Á này là nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới.
Cần một thỏa thuận mới để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 17/12, Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Iran năm 2015 dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đòi hỏi phải đạt được thỏa thuận mới, trong đó đề ra cách thức tránh khả năng vi phạm thỏa thuận này. Bên trong...