Steam và GOG sẽ phải coi chừng với cổng game của Facebook
Số liệu cho biết có hơn 1 tỉ người dùng đang tham gia Facebook và với nguồn tài nguyên khổng lồ như thế này, không lạ khi Facebook đang muốn tiến đánh sâu và mạnh hơn vào thị trường game trên mọi nền tảng.
Facebook thông báo họ vừa nhận được sự hợp tác của Unity cho phép các lập trình viên có thể port game sang Facebook dễ dàng hơn. Cụ thể, trong ứng dụng biên dịch game Unity Editor, người ta sẽ có thêm công cụ xuất ra Facebook để chơi trên nền tảng game riêng của hãng này có tên là Facebook Games Arcade. Dịch vụ này vừa mới được chạy thử (beta) từ hồi đầu năm nay và chỉ mới có trên Windows.
Facebook ngoài việc là một mạng xã hội cực lớn thì nó còn là một nền tảng chơi game rất phong phú với hơn 650 triệu người chơi thường xuyên mỗi tháng. Trong tương lai, nó có thể sẽ trở thành một đối thủ mạnh cho các nền tảng game Desktop khác ví dụ như Steam và GOG. Facebook có thể tận dụng được số người dùng khổng lồ trong việc mở hẳn cổng game riêng và bán game trên đa nền tảng. Đây sẽ là một cơ hội tiếp cận thị trường rất tốt cho các nhà phát triển game. Facebook nói: Chỉ riêng trong năm 2015, họ đã chi ra hơn 2,5 tỷ USD cho các lập trình viên về web game.
Hãng Unity nổi tiếng với bộ engine cùng tên đang được sử dụng rất nhiều trong các tựa game trên di động và máy tính. Với tính năng export mới, lập trình viên có thể đem ngay các game Unity của họ sang Facebook và bắt đầu kiếm tiền từ đây. Hiện tại lập trình viên có thể đăng ký sử dụng tính năng này tại website của Facebook từ nay cho đến hết ngày 31/8.
Theo Game4V
Game bản quyền PC chưa bao giờ rẻ và dễ mua đến như vậy với game thủ Việt
Làn sóng sử dụng game bản quyền đang thực sự tràn vào Việt Nam. Khác với nhiều làn sóng khác có tốt có xấu, đây được coi như một cuộc cách mạng mới sẽ đưa tên của người Việt lên bản đồ những quốc gia tôn trọng luật bản quyền trong ngành công nghiệp game, mở rộng cánh cửa để nhiều nhà phát triển coi đây là một thị trường tiềm năng mới.
Video đang HOT
Nhớ lại khoảng thời gian cách đây 10 năm, mua game bản quyền có vẻ là một thứ vô cùng xa xỉ. Bất cứ một game thủ nào cũng đã từng có một ý niệm sâu trong người, đó là game thì phải được chơi miễn phí chứ nhất quyết không chịu trả tiền. Thậm chí, nhiều game thủ bỏ tiền ra mua game còn bị coi là điên, thần kinh, phí tiền. Không thể trách được họ (hay chúng ta) vì vào khoảng thời gian đó, lượng thông tin tiếp nhận còn thấp, chi phí cho một sản phẩm game còn cao, phương thức thanh toán phức tạp và hơn hết là cách nghĩ một vấn đề vẫn chưa trưởng thành. Đặc biệt là với những người sử dụng PC vẫn luôn nằm trong top môi trường có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất. Nhưng 10 năm sau, câu chuyện này đã gần như khác hẳn.
Một trader đang giao bán các sản phẩm game trên Steam
Mở Google hay Facebook, chỉ cần một vài cụm từ search, vài cái click chuột là bạn đã có thể có trong tay một code game bản quyền. Sự bùng nổ mạng lưới của các trader đang giúp cho nhiều game thủ càng ngày càng tiếp cận được với game bản quyền nhanh chóng hơn. Và chính bởi tính cạnh tranh khốc liệt trong thị trường này mà giá cả càng ngày càng rẻ và hợp lý. Bất cứ trader nào làm ăn gian dối đều bị loại khỏi thị trường trong chớp mắt, thay vào đó là những thương nhân chân chính hỗ trợ cộng đồng bằng các đợt giảm giá kích thích tiêu dùng, vừa tăng thu nhập cho chính bản thân.
Hình ảnh được chụp từ Website nổi tiếng về key game tại Việt Nam
Chuyên nghiệp hơn, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các website lớn đặt uy tín lên hàng đầu trong việc trao đổi mua bán các sản phẩm game với giá cả phải chăng và hợp lý. Các nhà sản xuất phần cứng hàng đầu thế giới như Intel hay đặc biệt hơn là Nvidia và AMD đang liên tục tổ chức các đợt khuyến mãi key game kèm việc mua phần cứng. Số key này hoàn toàn có thể được thu mua lại và bán với mức giá hợp lý cho những người cần đến nó. Hoặc, họ có thể chuyển hướng sang làm trung gian trong việc chuyển code game giữa các nước được trợ giá mua game sang Việt Nam... Các phương thức thanh toán với website cũng đa dạng trong thời buổi thương mại điện tử đang rất phát triển như hiện nay. Bạn có thể chọn rất nhiều các hình thức thanh toán từ ATM trong nước, các đơn vị trung gian thanh toán tới việc sử dụng thẻ visa (Debit Card hoặc Credit Card), thậm chí có thể dùng cả thẻ điện thoại để thanh toán.
Steam thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mãi cực lớn vào mỗi mùa
Nhưng đáng kể hơn cả chính là việc hàng loạt các cổng game lớn nhỏ trên thế giới đang thực sự so bì và cạnh tranh nhau ở mức độ rất cao. Steam xâm lược ngành công nghiệp game đã hơn 12 năm với doanh thu hàng năm thường lên tới 9 số 0, bất chấp việc chính sách hỗ trợ người dùng còn lỏng lẻo. Một thứ kiếm tiền quá kinh khủng như vậy đã khiến các đại gia đổ tiền xây dựng, tu bổ các cổng game của mình. Song hành luôn là các chương trình khuyến mại cực kì khủng khiếp, rẻ như cho không.
Uplay của Ubisoft không hề kém cạnh với các sản phẩm do họ tự sản xuất.
Nếu Steam vẫn đều đặn khuyến mãi vào Xuân, Hè, Thu, Đông với những đợt giảm trên 10.000 sản phẩm và vô số các combo quá ổn thì Uplay (Ubisoft), Origin (EA) cũng thực hiện các đợt giảm song song nhằm hút người dùng về hệ thống của mình, tránh các chi phí đội lên khi đăng bán trên Steam (thông thường lên tới 30 tới 50% giá của sản phẩm). Đương nhiên với sản phẩm game mới, không thể tránh khỏi việc giá bán vẫn là $60, nhưng tốc độ giảm giá cho các sản phẩm này đã nhanh hơn xưa nhiều lần, vì số game thủ mua game đang càng ngày càng tăng và người dùng luôn có xu hướng săn hàng khuyến mãi. Cách thức thanh toán cũng dễ dàng khi bạn có tài khoản Visa, Master Card hoặc Paypal. Nếu không có, hãy nhờ một trung gian uy tín mua và đưa tiền mặt cho họ.
Bài toán rất đơn giản cho việc tại sao họ lại giảm giá mạnh đến vậy được giải như sau. Doanh thu = tổng doanh số bán ra x giá trên một sản phẩm. Giá sử có 100.000 sản phẩm được bán giá với mức giá 60 đô. Doanh thu của đơn vị đó đã là 6 triệu đô (chưa tính chi phí sau đó). Tuy nhiên, khi giảm giá xuống còn 50 đô, mà có trên 120.000 sản phẩm được bán ra thì con số đã vượt 6 triệu đô rồi. Mức giảm từ 60 xuống 50 đô là một mức giảm cao với các tựa game mới. Trong khi đó, giá các sản phẩm mới chỉ xê dịch đôi chút cũng đã khiến người dùng ồ ạt mua. Đã lãi nay họ càng lãi hơn và cứ thế việc khuyến mãi xảy ra rất thường xuyên. Người dùng được hưởng lợi mà nhà phát triển cũng có tiền, đơn vị trung gian cũng kiếm trác được vô số. Mọi người đều vui!
Humble Bundle nổi tiếng với Pay What You Want, trả bao nhiêu lấy bấy nhiêu vô cùng hấp dẫn.
Bên cạnh những cỗ máy in tiền khủng khiếp như Steam, Uplay, Origin hay gần nhất là GOG (cách hoạt động giống Steam) còn là nhiều đơn vị khuyến mãi theo gói game (Bundle) khác. Bạn chỉ cần đăng kí một tài khoản là họ sẽ tự động báo về email của bạn các sản phẩm đang được giảm giá. Nhiều lần tôi đã từng nhận tới hơn 20 email cùng lúc với mức giá khuyến mãi "kinh hoàng" chỉ từ 1 đô tới 10 đô (Từ 22.500 VNĐ tới 225.000 VNĐ). Cá biệt có những gói, siêu khuyến mãi giá từ 3 tới 6 đô nhưng giá gốc là hơn 100 đô (Tôi vẫn không hiểu tại sao mức giảm lại kinh hoàng tới như vậy). Có thể kể qua những đơn vị nổi tiếng nhất trong việc bán các gói như này gồm: BundleStar, HumbleBundle, indiegala, indieroyale, groupees... Hoặc chỉ đơn giản search cụm từ Bundlegame ngay trên Google để biết rõ hơn. Quá nhiều các đợt khuyến mãi khủng, quá nhiều các game để lựa chọn với phương thức thanh toán đa dạng đã giúp cho game thủ Việt tiếp cận được với văn hóa game bản quyền của thế giới.
Thế giới đang thay đổi để mở rộng việc sử dụng không chỉ game bản quyền mà còn là phần mềm bản quyền bằng hàng loạt chương trình khuyến mãi, đa dạng cổng thanh toán và trao đổi đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, đã đến lúc bản thân game thủ Việt cũng phải thay đổi để thích nghi với xu thế chung. Để những nhà phát triển lớn của thế giới nhìn người Việt bằng con mắt khác và sẽ có nhiều hình thức hỗ trợ hơn trong tương lai. Đặc biệt là với người dùng trên PC.
Một người không thế giúp thay đổi cách nghĩ nhưng với nhiều người cùng thay đổi cách nghĩ, mọi chuyện có thể sẽ khác!
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Nvidia, Intel và Windows 10: Bộ 3 thống trị Steam trong tháng 7 Cuối mỗi tháng, Steam vẫn luôn cung cấp bảng thống kê phần cứng và hệ điều hành của người dùng trên Steam thông qua một loạt các khảo sát khác nhau. Vào tháng 7 này, Windows 10 64-bit vẫn là hệ điều hành được người dùng Steam sử dụng nhiều nhất. Phía bên kia, Nvidia và Intel vẫn là kẻ thống trị. Nếu...