S&P 500 có tháng 8 tăng điểm mạnh nhất trong 34 năm
Trong tuần trước, chỉ số S&P 500 lập kỷ lục sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) phát đi tín hiệu rằng Fed sẵn sàng giữ lãi suất ở mức thấp trong khoảng thời gian dài.
Ảnh: iStock
Trong tháng 8/2020, thị trường chứng khoán Mỹ đã có tháng tăng điểm tốt nhất tính từ tháng 4/2020, như vậy thị trường tiếp tục quá trình tăng điểm mạnh nhờ hiệu ứng tích cực từ gói kích thích kinh tế từ Washington, dấu hiệu kinh tế phục hồi và những diễn biến tích cực xung quanh vắc xin Covid-19.
Theo MarketWatch, cả ba chỉ số chứng khoán đã tăng 5 tháng liên tiếp sau khi có tháng 2 và tháng 3 giảm điểm thê thảm. Việc thị trường giảm sâu trong 2 tháng này đã chấm dứt khoảng thời gian tăng điểm kéo dài trước đó của thị trường. Chỉ số S&P 500 đã tăng 35% trong giai đoạn vừa qua và như vậy có 5 tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 1938.
Riêng trong tháng 8/2020, chỉ số S&P 500 tăng được 7% và như vậy có tháng 8 tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 1986, tuy nhiên chỉ số lại giảm điểm trong phiên ngày thứ Hai.
Trong tuần trước, chỉ số S&P 500 lập kỷ lục sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu rằng Fed sẵn sàng giữ lãi suất ở mức thấp trong khoảng thời gian dài. Trong khi đó, số liệu kinh tế Mỹ mới công bố phát đi tín hiệu tích cực. Số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền cao hơn kỳ vọng của giới chuyên gia. Chỉ số đơn đặt hàng tiêu dùng bền đã tăng 8,3% trong năm 2020.
Trưởng bộ phận nghiên cứu tại quỹ Aberdeen Standard Investments, ông Richard Dunbar, nhận xét: “Fed đã xác nhận về khả năng lãi suất sẽ được duy trì thấp trong thời gian tối đa. Cùng với cam kết về lãi suất thấp đó, chúng ta đã trải qua một mùa công bố kết quả lợi nhuận kinh doanh tốt hơn kỳ vọng của giới chuyên gia”.
Video đang HOT
Dù vậy, một số nhà đầu tư vẫn đang chuẩn bị cho khả năng thị trường sẽ đảo chiều trong tháng 9/2020. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhiều khả năng sẽ trở lại làm việc sau khoảng thời gian nghỉ ngơi trong tháng 8/2020, họ cũng có thể nối lại việc đối thoại về gói kích thích kinh tế mới khi mà cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2020 đang đến gần. Việc Quốc hội Mỹ không thông qua được gói kích thích kinh tế dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ sẽ tác động xấu đến tâm lý thị trường.
“Hiện vẫn còn nhiều yếu tố không rõ ràng về sự hỗ trợ trong tương lai. Nhà đầu tư nhìn chung khá căng thẳng và luôn muốn nhìn thấy sự hỗ trợ th ông qua lãi suất thấp và chính sách tài khóa. Bất kỳ sự gián đoạn nào liên quan đến cuộc thảo luận đó sẽ có thể khiến cho nhà đầu tư cảm thấy căng thẳng”.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số Nasdaq tăng lần lượt 7,6% và 9,6% trong tháng 8/2020 và như vậy có tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 4/2020. Chỉ số S&P 500 hiện vẫn thấp hơn 3,8% so với mức kỷ lục thiết lập vào tháng 2/2020 và tính từ đầu năm đến nay giảm 0,4%. Chỉ số Nasdaq tiếp tục lập kỷ lục mới trong ngày thứ Hai, tính từ đầu năm 2020 đến nay chỉ số Nasdaq tăng được 31%.
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 8/2020 – Google Finance
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong ngày thứ Năm đã chính thức thông báo về thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt.
Fed đã bỏ đi chính sách sớm nâng lãi suất nhằm ngăn lạm phát tăng cao, động thái này chắc chắn sẽ khiến cho lãi suất đồng USD tại Mỹ duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian dài, theo tin từ Wall Street Journal.
Trước mắt, nó sẽ không dẫn đến thay đổi đột biến chính sách bởi thực tế Fed đã thực thi những thay đổi này từ trước thông báo vào ngày thứ Năm.
Việc thông báo thay đổi định hướng chính sách này đánh dấu cho một mốc quan trọng. Nếu cách đây 5 năm, Fed áp dụng chính sách này, chắc chắn Fed đã không áp dụng chu kỳ nâng lãi suất bắt đầu từ cuối năm 2015 sau 7 năm duy trì lãi suất gần 0%.
Đây cũng là lần thay đổi định hướng lãi suất tham vọng nhất của Fed tính từ khi Fed chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu vào năm 2012.
Trong ngày thứ Năm, với việc phát đi tín hiệu Fed muốn lạm phát tăng nhẹ lên trên ngưỡng 2%, Fed đã cho thấy nguyên tắc ngăn lạm phát vốn được đưa ra làm mục tiêu chính sách trong suốt thế kỷ qua có thể đã không phát huy nhiều tác đụng trong bối cảnh thế giới đồng loạt áp dụng lãi suất thấp.
Việc thay đổi mạnh mẽ định hướng lãi suất là để giải quyết những khó khăn của môi trường vĩ mô lãi suất thấp, lạm phát thấp, năng suất lao động thấp, tăng trưởng chậm và các khó khăn đi kèm, theo tuyên bố của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell. Ông Powell nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự đã phải cố gắng bằng mọi cách giúp ổn định nền kinh tế”.
Ông Powell chính là người đã khởi xướng ra việc xem xét điều chỉnh lại chính sách vào cuối năm 2018, nguyên nhân chính là bởi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ đương đầu với nhiều khó khăn hơn trong việc kích thích tăng trưởng do chính sách lãi suất thấp.
Tình trạng kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19 đã tạo ra quá nhiều thách thức. Fed hạ lãi suất cơ bản đồng USD vào tháng 3/2020 xuống ngưỡng gần 0% từ ngưỡng 1,5% đến 1,75% trước đó. Đồng thời, Fed cũng mua hàng nghìn tỷ USD tài sản chính phủ nhằm ổn định thị trường.
Thông tin về đại dịch đã không còn là tin xấu đối với thị trường
Trọng tâm Hội nghị Jackson Hole năm nay là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell có quan điểm về Fed sẽ hướng tới lạm phát như thế nào.
Vào thứ Năm (27/8), thị trường sẽ hướng sự chú ý tới Hội nghị Jackson Hole được tổ chức trực tuyến, đây là sự kiện hàng năm do Cục Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas tổ chức.
Tại Hội nghị Jackson Hole năm nay, các điểm nóng chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ được thảo luận. Các quốc gia lớn tham gia sẽ tiết lộ một số định hướng chính sách và từ đó có thể gây biến động mạnh đến xu hướng thị trường tài chính toàn cầu.
Michael Brown, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Caxton FX, cho biết thị trường hiện tại chỉ đơn giản là đang tạo ra một làn sóng tăng theo xu hướng.
"Những gì đã diễn ra trên thị trường chứng khoán trong mùa hè này thật sự rất khó dự đoán đối với các nhà quan sát thị trường. Sự lạc quan về y tế đã thúc đẩy sự tăng giá, hay thậm chí một cuộc gọi điện thoại đàm phán đơn thuần giữa các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng giúp thị trường tăng giá", Michael Brown cho biết.
"Đối với bất cứ ai suy nghĩ theo lý trí, rõ ràng những gì thị trường đang diễn ra chỉ là đi theo con đường ít kháng cự nhất. Với một thị trường tràn ngập các gói kích thích chưa từng có, thị trường sẽ tăng cao hơn", ông nói thêm.
Điều gì sẽ khiến thị trường đảo chiều? Sẽ phải có một chất xúc tác tiêu cực nhưng Michael Brown cho rằng, thông tin về đại dịch khó có khả năng trở thành chất xúc tác.
Mức độ biến động của chỉ số S&P 500 trong năm 2020 đối với tình hình thông tin về đại dịch
"Đại dịch Covid-19 hiện không phải là thông tin mới đối với giới đầu tư, rất khó có thể xảy ra kịch bản thị trường điều chỉnh mạnh như tháng 3 do thông tin từ làn sóng mới của đại dịch. Ngoài ra, các hình thức phong toả đã bị gạt bỏ và ngân hàng trung ương vẫn đang làm rất tốt. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng mức độ nhạy cảm của thị trường đối với tin tức về đại dịch đã giảm đáng kể từ tháng 3", ông nói thêm.
Mặt khác, Michael Brown cho biết, chất xúc tác có thể khiến thị trường quay đầu có thể là bất cứ điều gì từ bối cảnh chính trị ở Mỹ đến một sự kiện "Thiên nga đen" nào khác.
Đón nhận một loạt thông tin tích cực, Phố Wall khởi sắc 3 phiên liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 500 điểm Kết thúc phiên 16/6, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi doanh số bán lẻ đạt mức tăng kỷ lục, cùng với kết quả tích cực từ quá trình điều trị Covid-19 và nhà đầu tư đặt kỳ vọng nhiều hơn vào những động thái kích thích của chính phủ. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa cao...