Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác
Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng.
Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường
Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường nhưng cứ đến chiều tối là sốt.
Ban đầu anh bị sốt cách nhật nhưng sau đó sốt thường xuyên hơn. Mỗi lần sốt, anh T. chỉ uống thuốc hạ sốt rồi hôm sau tiếp tục đi làm.
Tuy nhiên, anh thấy mặt bên trong cánh tay có các dấu bầm tím. Lúc này, anh T. cùng vợ lên bệnh viện tỉnh kiểm tra. Bác sĩ tiến hành các biện pháp cận lâm sàng và lâm sàng và thông báo bạch cầu cấp. Khi biết tình trạng sức khỏe của mình, anh T. khá sốc. Anh không nghĩ căn bệnh của mình lại nguy hiểm như vậy.
Sau đó, vợ chồng anh T. đành nghỉ việc và khăn gói lên Hà Nội điều trị. Sau 1 năm, bệnh cũng tạm lui nhưng nguy cơ tái phát vẫn rình rập.
Một trường hợp khác là chồng chị Đỗ Thị My (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội), vừa qua đời vì ung thư máu. Chị My tâm sự chồng chị từ khi phát hiện bệnh đến khi qua đời chỉ hơn 3 tháng. Vì bị bạch cầu cấp, bệnh tiến triển quá nhanh nên bệnh nhân chưa kịp can thiệp biện pháp gì thì bệnh đã nặng.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ung thư máu ảnh hưởng đến việc tạo các tế bào máu và chức năng của chúng. Hầu hết các bệnh ung thư này xuất phát từ trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Tế bào ung thư máu phát triển rất nhanh.
Có ba loại ung thư máu: Leukemia (bệnh bạch cầu), dân gian thường gọi bệnh “máu trắng”; Lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) – loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết. Myeloma (đa u tủy) – bệnh UT của các tế bào bạch cầu dòng tủy.
Video đang HOT
BS Tiến cho biết bệnh bạch cầu là một loại ung thư do bất thường trong máu và tủy xương, gây ra bởi sự sản sinh quá mức của các tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào bạch cầu bất thường này không có khả năng chống lại nhiễm trùng và còn làm suy giảm khả năng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
Bệnh bạch cầu có thể biểu hiện cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp tính tiến triển nhanh hơn bệnh bạch cầu mãn tính, cần điều trị ngay lập tức. Bệnh bạch cầu được phân loại là bệnh dòng lympho hoặc dòng tủy tùy loại tế bào bị bất thường.
Trong bệnh bạch cầu dòng lympho, các tế bào trong tủy để tạo thành tế bào lympho phát triển bất thường. Đây là một loại tế bào bạch cầu có vai trò trong hệ thống miễn dịch.
Trong bệnh bạch cầu dòng tủy, sự phát triển tế bào bất thường xảy ra đối với các tế bào tủy trưởng thành thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Dấu hiệu cần nhớ
Theo bác sĩ Tiến, triệu chứng của bệnh là sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng giống cúm khác. Bệnh nhân bị suy nhược và mệt mỏi, nướu bị sưng hoặc chảy máu, nhức đầu, an lách to, sưng amidan, đau xương, xanh xao, sụt cân.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu nhưng họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này, bao gồm tiếp xúc với phóng xạ, đặc biệt nguồn phóng xạ có độ bức xạ cao; tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ benzen), bệnh nhân từng hóa trị điều trị một loại ung thư hay bệnh nào đó trước đây và tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu.
Vì nguyên nhân của bệnh bạch cầu vẫn chưa được biết rõ nên không có cách phòng ngừa bệnh triệt để.
Tuy nhiên, tránh tiếp xúc với các dung dịch hóa chất, chẳng hạn như benzen và toluen cũng như tránh tiếp xúc không cần thiết với tia phóng xạ là những biện pháp được các chuyên gia khuyến khích. Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn có dấu hiệu của bệnh bạch cầu, việc biết được các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và đến gặp bác sĩ là rất quan trọng để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu là họ cần nhận biết sớm các triệu chứng và cần khai báo tiền sử bệnh của gia đình với bác sĩ khi khám bệnh.
Mệt mỏi đến mức không thể đi lại hoặc nói chuyện, cầm điện thoại cũng khó khăn, hơn 1 năm sau người phụ nữ mới biết được nguyên nhân "kinh hoàng"
Khi được biết bản thân đang mắc căn bệnh ung thư mãn tính hiếm gặp, người phụ nữ này đứng trước hai lựa chọn: Chấp nhận thất bại hoặc tiếp tục tiến lên phía trước, tạo ra sự khác biệt.
Vào ngày lễ Quốc khánh năm 2015, Mayra D. Andújar Delgado đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi đến nỗi không thể làm việc được. Trong vài tháng tiếp theo, người phụ nữ này thường xuyên đổ mồ hôi dữ dội về đêm và ngứa da. Do đã bước vào tuổi 50, Mayra cho rằng đây chỉ là các triệu chứng của tiền mãn kinh. Cuối cùng, người phụ nữ này vẫn phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mayra mệt mỏi đến mức không thể đi lại hoặc nói chuyện. Hít thở, thậm chí cầm điện thoại cũng trở thành thách thức không nhỏ đối với cô. Tại bệnh viện, người phụ nữ này được truyền máu và tiêm tĩnh mạnh một tuần trước khi có thể tự ra về.
Những gì xảy ra đã thúc đẩy Mayra tìm đến chuyên gia về huyết học và ung thư để tìm lời giải đáp. Trong năm tiếp theo, cô trải qua các cuộc kiểm tra và áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau khi bác sĩ cố gắng chẩn đoán và đưa ra cách khắc phục.
Tìm kiếm câu trả lời
Xơ hóa tủy xương làm tích tụ mô sẹo trong tủy xương, từ đó khiến bộ phận này không thể tạo đủ tế bào máu bình thường.
Vào tháng 11/2016, hơn một năm sau kể từ lần nhập viện, bác sĩ khuyên Mayra làm sinh thiết tủy xương. Tình trạng của cô không được cải thiện và quá trình điều trị đang lâm vào bế tắc do không tìm ra được nguyên nhân chủ yếu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy gen JAK2 trong cơ thể Mayra bị đột biến và dẫn tới tình trạng xơ hóa tủy xương (MF), một bệnh ung thư máu mãn tính hiếm gặp. Dù chưa bao giờ nghe nói về MF và cảm thấy kinh hoàng khi được biết hai từ "ung thư", người phụ nữ này cuối cùng cũng đã tìm ra được câu trả lời.
Trên thực tế, một số người phải mất khá nhiều năm để biết bản thân họ đang phải đối mặt MF. Trường hợp của Mayra cũng như vậy. Cô phải vật lộn để đối phó với các triệu chứng của bệnh, làm nhiều cuộc kiểm tra và sợ hãi khi không biết mình đang mắc bệnh gì. May thay, kết luận của bác sĩ đã đến sớm hơn nhiều so với những người khác và người phụ nữ này có thể tìm ra được phương hướng điều trị.
MF là một dạng ung thư máu hiếm gặp, nằm trong nhóm bệnh ung thư tăng sinh tủy (MPN). Tình trạng này tạo ra các vết sẹo trong tủy xương, từ đó cản trở quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể, khiến Mayra bị những cơn đau, ngứa và đổ mồ hôi vào ban đêm dày vò suốt hơn một năm.
Kiểm soát bệnh
Jakafi là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh xơ tủy ở người trưởng thành.
Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữu này đã cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về MF để biết về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể mình. Mayra chia sẻ: "Tôi cảm thấy may mắn khi được chăm sóc bởi một đội ngũ bác sĩ tuyệt vời và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình".
Cô được kê một Jakafi (ruxolitinib), một loại thuốc thường dùng để điều trị MF ở người lớn. Chúng có khả năng kiểm soát quá trình sản xuất các tế bào máu và giúp loại bỏ nhiều triệu chứng do MF gây ra.
Mayra cảm thấy may mắn khi phương pháp điều trị này đã đem lại hiệu quả. Sau những trải nghiệm vừa qua, cô mong mọi người nên nâng cao nhận thức về căn bệnh này và khuyến khích người mắc nên đến gặp bác sĩ để thảo luận, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Giúp đỡ chính mình và những người khác
Mayra tận hưởng cuộc sống mới ở trung tâm thành phố Orlando vào tháng 2/2020.
Một cách giúp người phụ nữ này có thể kiểm soát được tình trạng của bản thân là giúp đỡ những người khác cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự. Chia sẻ câu chuyện của mình không chỉ giúp Mayra nâng cao nhận thức về tình trạng của bản thân mà còn truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh.
Cô đã quyên góp cho nhiều tổ chức từ thiện nhằm hỗ trợ những phụ nữ mắc bệnh ung thư và khuyến khích người khỏe mạnh hiến máu để giúp đỡ người gặp khó khăn.
Qua câu chuyện của bản thân, Mayra hy vọng mọi người hiểu được MF ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thế nào. Bề ngoài của cô trông rất bình thường nên không mấy người biết Mayra vẫn đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư mãn tính. Người phụ nữ này hi vọng nhiều bệnh nhân hơn nữa nhận được chẩn đoán chính xác và tìm ra cách điều trị phù hợp.
Cuộc sống với MF chứa đầy những thử thách và bất ngờ. Khi hành trình chiến đấu với bệnh tật bắt đầu, Mayra mong muốn tạo ra một sự khác biệt và không để bất cứ điều gì ngăn cản cô tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.
Chất diệp lục và những công dụng thần kỳ Chất diệp lục (chlorophyll) là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe với rất nhiều chất dinh dưỡng như A, C, E, K. Dưới đây là những công dụng thần kỳ của loại thực phẩm này: Ngăn ngừa ung thư Theo nghiên cứu tại Đại học bang Oregon (Mỹ), chất diệp lục có tác dụng giúp cơ thể chống lại một...