Sốt ruột chờ phương án thi tốt nghiệp
Đó là tâm trạng của học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đang giảng dạy lớp 12 tại các trường THPT trong cả nước.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không hiểu Bộ GD-ĐT sẽ chốt thế nào, có sử dụng điểm thi để xét tuyển đại học nữa không? Dù thế nào cũng cần công bố sớm trong tháng 10 để học sinh còn chuẩn bị. Chứ có con học lớp 12 năm nay như ngồi trên đống lửa” – bà Hằng Nga, một phụ huynh ở Nghĩa Lộ (Yên Bái), bày tỏ lo âu.
Lo đề thi không giống đề minh họa
“Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không giống như cấu trúc đề thi minh họa. Ma trận đề cũng bị phá vỡ và có chiều hướng giảm độ khó. Đó là điều tôi khá hoang mang. Vì khi dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12, giáo viên phải bám vào đề thi minh họa. Nhưng năm rồi, ở môn văn, đề thi khác với cấu trúc đề minh họa làm cả cô và trò ngỡ ngàng.
Những thay đổi như thế làm tâm lý của cả giáo viên và học sinh năm nay thấy bất an. Nhất là trong bối cảnh đang phải dạy học trực tuyến, nội dung chương trình cũng có những điều chỉnh so với trước” – một giáo viên dạy lớp 12 ở Hà Nội cho biết.
Nhiều học sinh cũng chung nỗi lo “cấu trúc đề thi thay đổi”. “Chia sẻ kinh nghiệm với bọn em, các anh chị thi năm 2021 dặn đi dặn lại là đừng tin cấu trúc đề thi minh họa của Bộ
GD-ĐT nữa. Điều này càng khiến em lo vì nếu không tin thì dựa vào đâu để ôn tập. Hơn nữa, hiện chúng em cũng không biết năm tới có được lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học nữa không” – Tuyết Phượng, học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội), chia sẻ.
Theo Phượng, nhiều học sinh chuyển hướng ôn tập để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng không rõ các trường khác có sử dụng kết quả này không.
“Một số trường đại học lớn như ĐH Ngoại thương tuyển sinh phần lớn chỉ tiêu bằng nhiều phương thức xét tuyển, không dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Em không rõ xu thế năm tới sẽ thế nào? Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ công bố sớm để học sinh chuẩn bị, tránh xáo trộn, nhưng giờ này chưa có động tĩnh gì” – Hồng Anh, học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội), băn khoăn.
Nên thông báo sớm
Video đang HOT
Tại TP.HCM, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều học sinh lớp 12 cho biết đang “sống trong chờ đợi”. “Em đang rất lo. Không biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được thực hiện như thế nào, định hướng nội dung đề thi ra sao… Em mong Bộ GD-ĐT nên có quyết định và thông báo sớm để học sinh có thời gian chuẩn bị, an tâm học hành” – Huy Tuấn, học sinh lớp 12 ở quận Phú Nhuận, chia sẻ.
Trong khi đó, bà Vũ Hồng Hà – phụ huynh ở quận Bình Thạnh, TP.HCM – tỏ ra bức xúc: “Năm 2021, con trai lớn của tôi trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT có một không hai với sự hoang mang, lo lắng của cha mẹ. Con tôi đã có giấy báo đậu ĐH thông qua phương thức xét học bạ. Vậy mà cháu vẫn phải đi thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.
Năm 2022, tôi nghĩ các cấp quản lý phải cải tiến kỳ thi này. Nếu thấy việc thi tốt nghiệp THPT không còn cần thiết nữa thì cố giữ làm gì? Con gái út của tôi năm nay vào lớp 12. Cháu mong không phải thi cử vất vả như anh nó…”.
Một giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng đặt vấn đề: “Kỳ thi tốt nghiệp do Bộ GD-ĐT ra đề nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện, chấm điểm, công nhận tốt nghiệp… đều do các tỉnh, thành thực hiện. Vậy tính chính xác, khách quan, công minh… của các địa phương trong vấn đề này như thế nào?
Kết quả của kỳ thi dùng để xét tuyển vào ĐH. Một học sinh có kết quả cao nhờ gian lận thi cử sẽ đẩy một học sinh khác có điểm thi thấp hơn rớt khỏi trường ĐH. Tôi đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường ĐH tổ chức, chấm điểm… và Bộ GD-ĐT vẫn ra đề thi như hiện nay”.
Đổi mới thế nào?
Tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục tháng 8-2021, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu việc tuyển sinh ĐH năm học tới sẽ có sự đổi mới để thích nghi kỳ thi tốt nghiệp THPT trước ảnh hưởng của dịch bệnh. Ông Kim Sơn cho rằng việc cần làm ngay là hai ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án đổi mới thi lộ trình 2022 – 2025 theo tinh thần chỉ đạo trên và sẽ trưng cầu ý kiến rộng rãi. Việc các địa phương và trường đại học tự chủ trong tổ chức thi và tuyển sinh sẽ có những khó khăn thuộc về năng lực xây dựng đề thi, tổ chức thi, vướng mắc khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
“Dù kỳ thi tốt nghiệp có tách khỏi vấn đề tuyển sinh thì tôi thấy đề thi vẫn cần có tính phân hóa, đánh giá được chất lượng học sinh theo các nhóm khác nhau. Vì ngoài việc xét tốt nghiệp, một vấn đề sống còn của giáo dục phổ thông là giữ động lực dạy học. Nếu kỳ thi vì chú trọng tỉ lệ tốt nghiệp cao mà dễ dàng quá, động lực đó sẽ mất đi.
Trường hợp kỳ thi tốt nghiệp trả cho từng địa phương thì tôi vẫn mong Bộ GD-ĐT phải ban hành khung thống nhất cho cả nước thực hiện cũng là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát. Tôi mong phương án thi của bộ công bố trong tháng 10 để các nhà trường có thể chủ động kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh cuối cấp” – cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ.
Ông Nguyễn Hùng Khương (phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Bộc lộ nhiều bất cập
Nhiều trường dùng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Ngoài ra, các trường còn tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng, xét quá trình học tập bậc THPT… Thành ra chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp không còn nhiều. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bộc lộ nhiều bất cập vì đề thi không phân hóa được thí sinh, các trường ĐH tốp đầu gặp khó trong tuyển sinh.
Do đó, nếu có cải tiến thì vẫn nên tổ chức một kỳ thi duy nhất. Về việc xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT nên giao về cho các địa phương. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thay thế bằng kỳ thi tuyển sinh ĐH, do Bộ GD-ĐT ra đề chung cho cả nước và các trường ĐH tổ chức thi…
Ông Ngô Phạm Hưng Thịnh (tổ trưởng tổ toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Thời điểm chín muồi để đổi mới
Sau nhiều năm thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu 2 trong 1 thì năm nay bộc lộ nhiều nhược điểm nhất. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không thỏa mãn được hai mục tiêu. Nhiều thí sinh đạt 28, 29 điểm mà vẫn rớt ĐH, xem như mục tiêu thứ hai đã không khả thi.
Như thế, một kỳ thi gây tốn kém nhiều tiền của, công sức, thời gian của xã hội mà chỉ dùng để xét tốt nghiệp THPT với tỉ lệ đậu hơn 99% thì không nên để tồn tại làm gì. Cùng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tôi cho rằng đây chính là thời điểm chín muồi để ngành GD-ĐT đổi mới thi cử một cách mạnh mẽ.
Bộ GD-ĐT: Chỉ 2% thí sinh đạt 27 điểm trở lên, không thể nói đề thi dễ
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, số thí sinh đạt trên 27 điểm (chưa tính điểm cộng) có 20.000 em, chiếm khoảng 2%.
Điều này giống như lớp học có 50 học sinh, nhưng chỉ có 1 em đạt điểm 9-10. Do đó, không thể nói đề thi dễ.
Ảnh minh họa
Kỳ thi không chỉ để xét tốt nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, vừa qua, dư luận dấy lên ý kiến về việc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay quá dễ, dẫn tới không có tính phân hóa; điểm thi cao, không phù hợp cho việc xét tuyển đại học.
Về vấn đề này, ông Sơn cho rằng, một kỳ thi để đạt được tốt nhất nhiều mục tiêu sẽ rất khó. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả này không chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp mà còn là để đánh giá chất lượng dạy và học ở các địa phương, từ đó có sự đối sánh, giúp các nhà trường và học sinh có cơ sở để phần đấu.
"Tôi biết rằng, có nhiều ý kiến nói "Không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT khi tỉ lệ trượt chỉ chiếm 2 - 3%". Nhưng thực tế, nếu không tổ chức kỳ thi này, tôi tin con số ấy không chỉ có 2 - 3%. Điều chúng ta mong chờ là 100% em đỗ tốt nghiệp chứ không phải 97 - 98% như hiện tại.
Việc này cũng tương tự như việc chúng ta nói, nếu chỉ có 1 người vượt đèn đỏ trong số 100 người, vậy cần phải có đèn đỏ hay cảnh sát giao thông để làm gì?", ông Sơn lý giải.
Thứ trưởng cũng cho rằng, ngoài mục tiêu xét tốt nghiệp, kỳ thi này còn đánh giá quá trình dạy và học của các địa phương, từ đó sẽ có những điều chỉnh, đổi mới về chính sách để phù hợp với từng địa phương ấy.
Sau 12 năm học phổ thông, kết quả này còn là căn cứ để các trường xét tuyển đại học. "Tất nhiên vẫn có một số trường có sức cạnh tranh lớn sẽ tổ chức kỳ thi chuyên biệt hay dựa trên bài thi của những trung tâm khảo thí độc lập; tổ chức liên kết với nhau để lựa chọn những thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường mình.
Nhưng thực tế cho thấy, vẫn có một phần không nhỏ các trường đại học chỉ căn cứ vào điểm học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào trường mình", ông Sơn nói, đồng thời cho biết, từ năm 2020, một số trường đại học đã chuẩn bị sẵn sàng phương án để liên kết với nhau tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi kiểm tra tư duy,... Nhưng vì điều kiện dịch bệnh, các trường không thể tổ chức.
"Lúc này, việc có một kỳ thi tập trung như thi tốt nghiệp THPT sẽ rất tốt, bởi lẽ, nếu tổ chức kỳ thi riêng, không phải địa phương nào cũng có thể tham gia trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và công bằng cho thí sinh", ông Sơn nói.
Đề thi tốt nghiệp THPT: Cần nhìn khách quan
Cũng theo ông Sơn, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, số học sinh đạt từ 27 điểm trở lên (chưa tính điểm cộng) chỉ có 20.000 em, chiếm khoảng 2%.
"Điều này giống như một lớp học có 50 học sinh, nhưng chỉ có 1 em đạt điểm 9-10. Do đó, không thể nói đề thi dễ. Chúng ta cần phải nhìn một cách khách quan chứ không thể nhìn vào một vài trường hợp điểm cao nhưng không trúng tuyển mà đánh giá đề thi này dễ quá".
Mới đây, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số thí sinh đạt 27 điểm (cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em. Có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.
Trong 165 em, có 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội, nhưng có tới 97 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất. Số còn lại, hầu hết chỉ đăng ý 2 - 3 nguyện vọng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, mặc dù Bộ GD-ĐT đã đưa ra mô hình để thí sinh có thể xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhưng các em vẫn chủ quan, chỉ đăng ký vào một trường duy nhất. Do đó, mới đây, Bộ GD-ĐT đã phải trao đổi với một số trường đại học lớn để xét tuyển bổ sung.
"Bình thường các trường này sẽ không xét tuyển bổ sung vì hầu hết đã tuyển đủ ngay từ đợt 1. Nhưng năm nay, chúng tôi vẫn phải trao đổi với các trường để tạo điều kiện cho các em có điểm cao nhưng thi trượt được xét tuyển bổ sung vào các ngành top của các trường top đầu. Bộ GD-ĐT đã cố gắng hết sức vì sự nghiệp toàn dân, toàn xã hội".
Thứ trưởng cũng cho biết, trong một vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn để các trường triển khai triển khai tuyển bổ sung những đối tượng này.
Cần hoàn thiện về đề thi tốt nghiệp THPT Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cần được tổ chức nhưng phải tiếp tục điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn. Thí sinh xem lại đề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - KHẢ HÒA Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nếu chỉ dùng để xét...