Sốt ruột chờ công bố kết quả xét tuyển kết hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Thí sinh đang sốt ruột chờ thông tin kết quả xét tuyển một số trường ĐH theo phương án tuyển sinh riêng khi nhiều trường đã có thông báo trúng tuyển dù chưa có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều trường ĐH trên cả nước tung điểm trúng tuyển sớm để hút thí sinh dù chưa có kết quả thi tốt nghiệp THPT
Mặc dù chưa có kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng đến thời điểm này nhiều trường ĐH đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương án xét tuyển riêng như Học viện Hàng không, Học viện Ngoại giao, ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội, ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Mỏ địa chất…
Mới đây nhất, trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa thông báo lịch xét tuyển, xác nhận nhập học, nhập học đối với phương thức xét tuyển kết hợp vào đại học chính quy năm 2021.
Theo đó, thời gian thí sinh nhập điểm thi tốt nghiệp THPT và điều chỉnh nguyện vọng từ 0h00 ngày 26/7 đến 24h00 ngày 28/7.
Trường sẽ thông báo kết quả trúng tuyển trước 17h00 ngày 30/7.
Video đang HOT
Thời gian thí sinh xác nhận nhập học và nhập học 0h00 ngày 1/8 đến 24h00 ngày 8/8. Việc này được thực hiện theo hình thức online.
Theo đề án tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Kinh tế quốc dân, phương thức xét tuyển kết hợp gồm 5 đối tượng: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế còn thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6 SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên.
4 đối tượng còn lại có chung một tiêu chuẩn là điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 của bất kỳ tổ hợp nào xét tuyển của trường đạt từ 18 điểm trở lên và thỏa mãn một trong các điều kiện: tham gia thi tuần cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của VTV; có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên; đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc đạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia;
Là học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên toàn quốc, học sinh hệ chuyên các trường THPT trọng điểm quốc gia; có điểm trung bình chung học tập từ 8,0 điểm trở lên của 5 học kỳ bất kỳ cao nhất của lớp 10,11,12 (điểm trung bình 1 học kỳ nào đó có thể nhỏ hơn 8,0).
Tăng chỉ tiêu có đi kèm chất lượng?
Năm 2021, rất nhiều trường đại học (ĐH) tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Việc này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sau này vì hằng năm, các trường đều tăng dần đều chỉ tiêu qua mỗi mùa tuyển sinh?
Các trường ĐH cơ bản đã công bố đề án tuyển sinh 2021 và hầu như trường nào cũng tăng chỉ tiêu. Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 1.350 chỉ tiêu cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp 3 lần so năm 2020. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2020. trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tăng hơn năm trước khoảng 600 chỉ tiêu.
Theo lý giải của lãnh đạo trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đưa ra để xác định chỉ tiêu thì năng lực đào tạo của trường còn vượt xa con số 3.000 chỉ tiêu rất nhiều. Tuy nhiên trường luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu nên tăng chỉ tiêu một cách đột ngột, không gây "sốc" cho người học.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tăng hơn 500 chỉ tiêu so với năm ngoái đồng thời mở thêm một số ngành mới. Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng gần 400 chỉ tiêu so với năm 2020... Trường ĐH Văn Lang tuyển 7.000 chỉ tiêu cho 50 ngành đào tạo, tăng hơn 200 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Đáng chú ý, năm 2020, theo phản ánh của giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, trường ĐH Văn Lang, trường tăng quy mô tuyển sinh quá "nóng" trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11/2020 chỉ 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).
Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc. Khoa này hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26). Trong đó, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 là 1.847 sinh viên.
Khó kiểm soát hết các sai phạm
Năm nay, số trường ĐH giảm chỉ tiêu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong số ít các cơ sở đào tạo đó khi giảm gần 1.000 chỉ tiêu so với năm 2020 dù tăng thêm 3 ngành học mới.
Năm 2021, trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.860 sinh viên chính quy, giảm 2.000 chỉ tiêu so với năm trước. Theo ThS Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Cần Thơ, lý do giảm chỉ tiêu nhằm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khi đó, có thể thấy, chỉ tiêu của một số trường ĐH năm nay đã gần đạt đến chỉ tiêu của toàn bộ 8 trường ĐH và 4 khoa thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội (với 11.250 chỉ tiêu) như trường ĐH Văn Lang, trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Còn chỉ tiêu vào ĐH Quốc gia TPHCM (với 8 trường ĐH thành viên) là trên 21.000 chỉ tiêu, gần gấp đôi chỉ tiêu vào ĐH Quốc gia Hà Nội.
Câu chuyện tăng trưởng nóng chỉ tiêu không phải mới tại Việt Nam. Những năm trước, một số trường đào tạo còn tập trung chỉ tiêu vào những ngành dễ tuyển mà không quan tâm đến đội ngũ giảng dạy có chịu tải được không. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã phải có quy định trong quy chế và các văn bản khác yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu theo khối ngành đào tạo dựa vào 2 tiêu chí: đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội đánh giá các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến xác định chỉ tiêu không thấp so với thế giới. Tuy nhiên, vẫn có kẽ hở để các trường "lách". Ví dụ, đối với đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu trình độ phải đạt từ thạc sĩ trở lên, vì vậy, chỉ cần thạc sĩ là có thể ký hợp đồng với trường ĐH để giảng dạy.
Hay như Bộ GD&ĐT có phần mềm để kiểm soát tình trạng "mượn" giảng viên giữa các trường nhưng Bộ không thể kiểm soát được tình trạng hợp đồng giảng viên trên giấy và chất lượng thực sự của đội ngũ giảng viên. Theo PGS. Điền, một điều quan trọng khác là việc thanh kiểm tra của Bộ GD&ĐT chưa thường xuyên nên không phát hiện ra những thiếu sót sai phạm của các cơ sở giáo dục ĐH.
Thực tế ở một số trường ĐH tư thục sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra. Tại một hội nghị của Bộ GD&ĐT về tổng kết công tác tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định, các trường ĐH không được tiếp cận theo hướng nhất quyết phải tuyển đủ chỉ tiêu, đông người học mà là tuyển người học có chất lượng không.
Người học đông nhưng quá trình đào tạo đào thải nhiều, chất lượng đầu ra không đảm bảo thì cũng sẽ khó được thị trường lao động chấp nhận. Tuy nhiên, bài toán kinh phí để tồn tại đã được không ít trường coi là mấu chốt quan trọng để tuyển sinh chứ không phải chất lượng đào tạo.
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia đăng ký xét tuyển vào đại học nào? Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 cho hay, có thể em sẽ đạt được mục tiêu đặt ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, đó là Toán và Tiếng Anh trên 9 điểm; các môn còn lại (trừ Ngữ văn) trên 8 điểm. Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12B1 trường THPT Kim Sơn A (Ninh Bình) được biết...