Sony trở thành cổ đông lớn nhất khi đầu tư 642 triệu USD vào Olympus
2 đại gia thua lỗ Nhật Bản đang dựa vào nhau để sống.
Sony sẽ chính thức đầu tư 642 triệu USD (50 tỷ Yên) vào công ty sản xuất thiết bị hình ảnh Olympus. Với động thái “ném tiền” mới nhất này, Sony đã trở thành một cổ đông lớn nhất của Olympus, với 10% cổ phần nắm giữ vào thời điểm hiện tại.
Sony sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Olympus.
Olympus đã phải chịu một khoản lỗ khoảng 630 triệu USD (49 tỷ Yên) trong năm tài khóa 2011. Theo một số chuyên gia nhận định, kết quả thua lỗ năm trước là do hàng loạt các quyết định chiến lược sai lầm và scandal gian lận tài chính của các lãnh đạo trong Olympus. Trước đó, Olympus và 3 cựu lãnh đạo cao cấp đã chính thức bị tòa án kết tội. Trong khoảng thời gian vài thập kỷ trở lại đây, 1,7 tỷ USD tiền thua lỗ đã bị che giấu để lừa bịp các nhà đầu tư.
Video đang HOT
7 nhân vật của Olympus đã bị bắt do gian lận trong báo cáo kinh doanh.
Trước đó vào tháng 6 năm nay, Olympus đã cắt giảm 2.700 nhân công và đóng cửa 40% các nhà máy sản xuất của mình để giảm thiểu chi phí hoạt động. Chính vì vậy, chi phí hoạt động của hãng này đã giảm đáng kể, lên tới 60% trong báo cáo tài chính quý 2 của của mình.
CEO Kazuo Hirai của Sony đang bị chỉ trích nặng nề do liên tục thất bại mảng điên tử tiêu dùng của Sony.
Theo kế hoạch, Sony và Olympus sẽ hợp lực để tập trung phát triển vào mảng thiết bị cho ngành y tế – một mảng kinh doanh hoàn toàn mới của Sony. Tuy nhiên, đây là điều rất cần thiết khi hãng này đang gặp khó khăn trong mảng điện tử tiêu dùng của mình.
Mặc dù có doanh thu 19,2 tỷ USD trong quý 2 vừa qua, lợi nhuận hoạt động của hãng này đã suy giảm đến 77% và chỉ đạt được 79 triêu USD. Các quỹ đánh giá tín dụng đang hạ Sony trong bảng xếp hạng của mình, việc này càng khiến các nhà đầu tư “xa lánh” ông lớn công nghệ Nhật Bản này hơn.
Theo Genk
Olympus OM-D E-M5 có cảm biến tốt nhất dòng máy MFT
Cảm biến do Sony sản xuất trong model của Olympus đạt 71 điểm, vượt qua Lumix G5hay Lumix GX1 của Panasonic với 55 và 61 điểm tương ứng.
Olympus OM-D E-M5 cao hơn nhiều GX1 của Panasonic nhưng vẫn kém X100.
Trang DxoMark hôm nay công bố điểm số của Olympus OM-D E-M5, model thuộc dòng máy Micro Four Thirds. Sản phẩm này có các thông số đánh giá bao gồm 22,8 bits cho thử nghiệm độ sâu màu, 22,3 EVS cho dải tương phản và 826 điểm ở ISO thấp. Điểm tổng của máy đạt 71 điểm, mức cao nhất trong các dòng máy Micro Four Thirds hiện tại. Tuy nhiên, ở mức này, E-M5 vẫn kém X100, chiếc compact cao cấp của Fujifilm với 73 điểm và NEX-7 tới 81 điểm.
Olympus OM-D E-M5 trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 16,1 Megapixel kích thước 17,3 x 13 mm và chip xử lý hình ảnh TruePic VI, hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 200 đến 25.600. Máy cũng được tích hợp công nghệ chống rung hình ảnh trong thân (cảm biến phát hiện chuyển động 5 trục).
Cảm biến sử dụng bên trong E-M5 do Sony sản xuất.
Trước đó, Olympus đã xác nhận cảm biến của máy E-M5 được sản xuất bởi Sony sau khi từ chối đưa ra thông tin nhà sản xuất cảm biến ở thời điểm ra mắt và chỉ tiết lộ đó không phải là Panasonic.
OM-D E-M5 dù là dòng máy ảnh ống kính rời không gương lật nhưng sở hữu lớp vỏ chống chọi thời tiết và kiểu dáng mang phong cách retro từ những năm cuối thế kỷ 20.
Theo VNE
Những bức ảnh tuyệt đẹp về thế giới siêu nhỏ Cùng ngắm chùm ảnh về thế giới siêu nhỏ được chụp qua kính hiển vi tại cuộc thi ảnh quốc tế Olympus BioScapes Digital Imaging. Luân trùng Rotifer Floscularia chụp bằng kỹ thuật soi kính hiển vi tương phản giao thoa vi sai. San hô sống Goniastrea. Trứng của con rệp Stinkbug. Buồng trứng và dạ con của ruồi giấm. Tảo cát Mediopyxis...