Sông Trường Giang hứng đợt lũ thứ 5
Sông Trường Giang hôm qua hứng đợt lũ lớn thứ 5 trong năm, khi mưa lớn ở thượng nguồn khiến nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp tăng cao.
Đợt lũ thứ 5 đang hình thành trên thượng nguồn sông Trường Giang, với lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp có thể đạt tối đa 70.000 m3/s vào ngày 19/8. Các chuyên gia thời tiết cũng dự báo mưa lớn sẽ xuất hiện trên khắp các vùng tây nam, tây bắc và đông bắc của Trung Quốc trong ba ngày tới, làm tăng nguy cơ lũ lụt và áp lực lên các con đập.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc kêu gọi chính quyền địa phương nâng cao cảnh giác, đặc biệt là dọc thượng nguồn sông Trường Giang và các dòng sông khác. Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho hay tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây nam sẽ có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với lượng mưa được dự báo lên tới 300 mm.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, xả lũ hôm 19/7. Ảnh: Xinhua.
Bộ trưởng Thủy lợi Trung Quốc Ngạc Tiến Bình yêu cầu đập Tam Hiệp và các đập khác ở thượng nguồn sông Trường Giang cần phối hợp để xả lũ “chuẩn xác” nhằm ngăn lũ lụt, theo Xinhua.
Ông Ngạc cho hay các đập ở thượng nguồn nên trữ nước càng nhiều càng tốt nhằm giảm bớt áp lực lên đập Tam Hiệp. Vùng hạ lưu sông Trường Giang vẫn đang phục hồi sau trận lũ lớn hồi tháng trước, ảnh hưởng diện rộng tới miền đông nam Trung Quốc.
Video đang HOT
Sông Trường Giang vừa hứng đợt đỉnh lũ thứ tư hôm 14/8. Hồi tháng 7, sông này hứng đợt lũ thứ ba trong năm, khiến 5 người chết và một người mất tích ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung đất nước. Từ đầu tháng 6 tới nay, mưa lớn trút xuống nhiều khu vực miền nam và miền trung Trung Quốc, khiến mực nước 433 con sông dâng vượt quá mức cảnh báo.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, song các trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lũ khiến 27 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người chịu ảnh hưởng, 219 người chết hoặc mất tích, thiệt hại kinh tế gần 26 tỷ USD.
Trường Giang hay sông Dương Tử là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nile ở châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoa Đông.
Lưu vực sông Trường Giang. Đồ họa: CGTN.
Sông Trường Giang hứng đợt đỉnh lũ thứ 4 Nước lũ Trường Giang cuốn trôi máy xúc 47 Trung Quốc thông báo ‘hồng thủy số 1′ ở Trường Giang 197 Thưởng trà giữa nước lũ Trường Giang Quan Âm Các bị nước lũ Trường Giang bủa vây 29
Đập Tam Hiệp xả lũ kỷ lục
Vùng thượng lưu sông Trường Giang hứng đợt lũ thứ ba trong năm nay, dẫn đến lượng nước kỷ lục xả ra từ đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp đang góp phần giảm lượng nước lũ trên sông Trường Giang tới 37%. "Điều này có thể giữ mực nước tại các trạm quan sát thủy văn lớn ở hạ lưu trong phạm vi an toàn", kỹ sư Gao Yulei của Tập đoàn Tam Hiệp ngày 29/7 nói với CGTN, thêm rằng nó cũng giảm bớt áp lực ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang.
Kỹ sư Gao cho hay nước lũ bắt đầu rút hôm 28/7 và đập Tam Hiệp tăng xả lũ thêm 2.000 m3/giây sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống. Trước đó, hôm 24/7, mức xả lũ là 45.600 m3/ giây. Tuy nhiên, quá trình điều tiết lũ lần này gặp nhiều khó khăn hơn.
Đập Tam Hiệp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, xả lũ hôm 15/7. Ảnh: Reuters.
Trước đó hồi đầu tuần, mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp tăng nhanh khi đợt lũ thứ ba trong năm xuất hiện ở sông Trường Giang vào chiều 26/7, với mực nước dâng cao tại các dòng chảy chính phía thượng nguồn. Tới 14h chiều 26/7, hồ chứa ghi nhận lưu lượng dòng chảy tới 50.000 m3/giây, đạt 60.000 m3/giây vào tối cùng ngày và trong ngày 27/7.
Đập Tam Hiệp chứng kiến trận lũ đầu tiên trong năm trên sông Trường Giang hôm 2/7. Trận lũ đến với tốc độ dòng chảy 50.000 m3/giây và đạt mức đỉnh 53.000 m3/ giây. Hồi giữa tháng, đập Tam Hiệp mở ba cửa xả lũ khi mực nước trong hồ chứa phía sau con đập khổng lồ dâng cao trên 15 mét so với mực nước lũ.
Trường Giang đón trận lũ thứ hai trên sông này hôm 19/7, khiến nước lũ đổ vào hồ chứa của đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, với lưu lượng đạt đỉnh 61.000 m3/giây trong ngày 18/7 và giảm xuống còn 46.000 m3/giây vào 20h ngày 19/7. Trong thời gian trên, mực nước trong hồ chứa đạt 164,18 mét, mức cao kỷ lục kể từ khi đập được xây dựng. Mực nước cao nhất từng được ghi nhận trước đó tại hồ chứa là 163,11 mét.
Vị trí đập Tam Hiệp. Đồ họa: Cơ quan Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song các trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các trận mưa lớn liên tục kể từ tháng 6 năm nay đã tàn phá phần lớn miền nam Trung Quốc. Nước ở nhiều sông hồ đạt mức cao nguy hiểm, trong khi mưa lớn hơn và mưa bão dự kiến xảy ra trong những ngày tới.
Kỹ sư Gao cho hay đập Tam Hiệp sẽ tiếp tục xả lũ để đảm bảo có đủ sức chứa cho các đợt lũ mới. Ước tính đợt lũ thứ ba kể trên sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 này và tất cả nhánh sông Trường Giang đều bị ảnh hưởng, theo ông Gao.
Trường Giang hay sông Dương Tử là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nile ở châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoa Đông.
Đập Tam Hiệp được yêu cầu trữ thêm nước lũ 16 Đập Tam Hiệp hứng đợt lũ thứ ba 27 Trung Quốc theo dõi chặt mực nước đập Tam Hiệp Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp cao kỷ lục 106 Đập Tam Hiệp hứng áp lực mới 15
Đập Tam Hiệp hứng chịu đợt lũ thứ tư Lưu lượng nước sông Trường Giang chảy qua Trùng Khánh rạng sáng 14/8 đạt 50.900 m3/giây, đánh đấu đợt lũ thứ tư đã xuất hiện tại thượng nguồn sông này. Thời báo Hoàn Cầu trích công văn được Uỷ ban thủy lợi Trường Giang ban bố rạng sáng 14/8 cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các tỉnh thành nằm trên dòng...