‘Sống trong tương lai’: Mark Zuckerberg công bố loạt khẩu hiệu mới cho Facebook
‘Đi nhanh’, ‘tạo ra điều tuyệt vời’, ’sống trong tương lai’… nằm trong số loạt khẩu hiệu mới mà CEO Meta Mark Zuckerberg công bố ngày 15/2.
Phát biểu tại cuộc họp nhân viên ngày 15/2, Zuckerberg công bố một loạt khẩu hiệu và thay đổi nội bộ tại Meta. Trong bài đăng trên trang cá nhân, ông viết Meta nay là “một công ty vũ trụ ảo, xây dựng tương lai của kết nối xã hội” hơn là một công ty mạng xã hội. Meta cũng gọi nhân viên là “metamate” (những người cùng trong vũ trụ ảo).
Sau khi đổi tên từ Facebook thành Meta, Zuckerberg muốn thay đổi giá trị và chính sách công ty, điều chưa được cập nhật từ năm 2007. Ông khuyến khích nhân viên tập trung vào “tác động lâu dài”. Đây có lẽ cũng là lời nhắn nhủ đến các nhà đầu tư đang lo lắng công ty đi sai hướng.
“”Tập trung vào tác động lâu dài” nhấn mạnh tư duy dài hạn và động viên chúng ta kéo dài khung thời gian cho những tác động mà chúng ta sở hữu, thay vì tối ưu hóa cho những thắng lợi trong ngắn hạn”, bài đăng của Zuckerberg có đoạn. “Chúng ta nên tập trung vào các thách thức mang lại tác động nhiều nhất, ngay cả khi vài năm nữa mới nhìn thấy kết quả trọn vẹn”.
Cuộc họp diễn ra do nhân viên Meta muốn chất vấn về sự chuyển dịch khỏi mảng kinh doanh mạng xã hội mà họ mất hàng thập kỷ phát triển. Các kỹ sư Instagram và Facebook được khuyến khích chuyển sang các bộ phận thực tế tăng cường, vũ trụ ảo, trong khi Meta cũng tăng cường tuyển dụng hàng ngàn nhân sự mới.
Nhân viên không phải đối tượng duy nhất bức xúc trước các thay đổi. Các nhà đầu tư cũng vậy. Cổ phiếu Facebook trải qua đợt rung lắc tồi tệ nhất từ trước tới nay, khiến giá trị vốn hóa giảm hơn 230 tỷ USD. Dù vậy, Zuckerberg vẫn vững tin rằng metaverse đáng để mạo hiểm và đã đầu tư 10 tỷ USD vào dự án.
Meta không chỉ thay đổi quy định nội bộ mà còn cả nhãn hiệu bên ngoài. Bảng tin News Feed – một trong các sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng – nay đổi thành “Feed”. Ngoài ra, công ty thông báo mua lại Kustomer, một nền tảng quản lý dịch vụ khách hàng.
Video đang HOT
Tuần này, Meta dàn xếp một trong nhiều tranh cãi của mình, đó là vụ kiện vì việc sử dụng cookies trong năm 2010 và 2011, theo dõi mọi người ngay cả khi họ đã thoát khỏi tài khoản. Như một phần trong thỏa thuận, Meta đồng ý xóa bỏ tất cả dữ liệu thu thập sai trái trong thời kỳ ấy. Họ cũng trả 90 triệu USD cho những người tham gia trong đơn kiện.
Trước khi đổi tên, Facebook từng tự mãn giống Google trong quá khứ
Google đã chi hàng tỷ USD cho nhiều dự án mạo hiểm sau khi đổi tên công ty thành Alphabet, và Facebook có thể theo hướng đi tương tự trong tương lai.
Với tên gọi Meta, công ty do Mark Zuckerberg đồng sáng lập sẽ tập trung xây dựng metaverse, thế giới ảo có thể trải nghiệm qua màn hình máy tính hoặc kính thực tế ảo. Zuckerberg cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới.
Theo CNBC, đây là bước đi mạo hiểm từ một công ty có giá trị vốn hóa hơn 900 tỷ USD. Trong khi mảng quảng cáo tiếp tục phát triển, Facebook có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để biến metaverse trở thành khái niệm quen thuộc với người dùng.
Việc đổi tên công ty của Facebook tương tự kế hoạch mà Google từng thực hiện vào năm 2015 khi tái cấu trúc, đổi tên công ty mẹ thành Alphabet. Whitney Tilson, cựu Giám đốc quỹ đầu cơ Empire Financial, cho rằng Facebook đang đi theo con đường của Google cách đây 6 năm.
"Google và Facebook là ví dụ cho các doanh nghiệp lớn nhất thế giới, nhưng cũng là bài học về cách doanh nghiệp lớn nhiều tiền đến mức tự mãn, sai lầm trong phân bổ vốn và xây dựng đế chế", Tilson nhận định.
Metaverse được mô tả như vũ trụ ảo, cho phép mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp ngoài đời
Loạt dự án mạo hiểm sau khi Google đổi tên
Sau khi đổi tên công ty thành Alphabet, Google thành lập Other Bets, tập hợp các dự án dành cho công nghệ tương lai với tiền đầu tư lấy từ lợi nhuận của công ty mẹ. 2 dự án được nhiều người biết đến thuộc nhóm này gồm xe tự lái Waymo và Loon, tham vọng cung cấp Internet bằng khinh khí cầu sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Nhìn lại năm 2015, Tilson cho rằng điểm yếu của Google là bao quát mọi thứ dưới công ty mẹ. Ông cho rằng công ty lẽ ra nên tách Other Bets khỏi sự giám sát và nguồn tiền của Alphabet.
"Do tiếp cận với nguồn vốn không giới hạn và giám sát lỏng lẻo, những dự án này không đạt mục tiêu như các công ty độc lập, có ban giám đốc riêng và phải ra thị trường để gọi vốn dựa trên thành tựu có được", Tilson nhận định.
Ví dụ, dự án điện gió Makani được Alphabet thành lập với mục đích cung cấp năng lượng bền vững bằng những con diều. Tuy nhiên, công ty đã "khai tử" Makani vào năm 2020 do nhận thấy rủi ro trong quá trình thương mại hóa dự án.
Makani là một trong những dự án mạo hiểm thất bại của Alphabet. Ảnh: Makani.
Đầu năm nay, Alphabet đã đóng cửa dự án cung cấp Internet bằng khinh khí cầu Loon. Nhiều lãnh đạo công ty xe tự lái Waymo cũng rời đi do tiến độ chậm chạp trong kế hoạch sản xuất hàng loạt, Bloomberg đưa tin.
Theo Business Insider, một số dự án khác trong nhóm Other Bets đã được chuyển sang Google để quản lý như Jigsaw, "vườn ươm công nghệ" với mục tiêu loại bỏ thông tin sai lệch trên Internet. Năm 2018, Nest cũng trở thành thương hiệu phần cứng thuộc Google, trong khi nhóm nghiên cứu an ninh mạng Chronicle được chuyển cho Google quản lý vào năm 2019.
Đầu tư nhiều nhưng lỗ lớn
Vẫn có một số khác biệt giữa việc đổi tên công ty của Google và Facebook. Khi Google đổi tên thành Alphabet, CEO Larry Page giao một số công việc cho Sundar Pichai, sau đó dần ít xuất hiện trước công chúng rồi từ chức. Trong khi đó, Zuckerberg khẳng định sẽ là "gương mặt" của Meta trong những năm tới và vẫn giữ chức CEO.
Sau một thời gian đầu tư vào Other Bets, các dự án trong nhóm này thu về 3,2 tỷ USD tiền vốn, song mức lỗ hoạt động lên đến 24,3 tỷ USD. Deepmind, công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thuộc Alphabet lỗ 649 triệu USD trong năm 2019, phần lớn chi phí dành cho nhân viên và những yếu tố khác. Theo CNBC, Other Bets tạo ra khoản lỗ 1,29 tỷ USD trong quý III năm nay.
Facebook dự kiến đầu tư 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse.
"Đốt tiền" và mang về khoản lỗ lớn, tuy nhiên giá trị thị trường của Google tăng vọt từ khi đổi tên công ty. Đối với Facebook, Tilson cho rằng dù kết quả của dự án metaverse ra sao, vị thế của công ty vẫn chưa thể lung lay bởi quảng cáo kỹ thuật số, lĩnh vực mang về doanh thu lớn nhất cho Facebook không ảnh hưởng bởi các dự án mới. Điều này giống hệt với Google khi dùng tiền từ mảng quảng cáo để đầu tư cho Other Bets.
Kết quả của Other Bets sau 6 năm cho thấy các dự án mới cần nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng. Ngay cả Zuckerberg cũng thừa nhận phải mất ít nhất 10 năm để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, Tilson nhận định Facebook nên tập trung vào các mảng đang thành công, giải quyết những vấn đề của chúng thay vì "lãng phí 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse".
Chuyên gia đầu tư nhận định: Việc Facebook đổi tên thành Meta có thể lặp lại 'vết xe đổ' của Google Google đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào các dự án mới sau khi đổi thương hiệu thành Alphabet. Facebook, giờ là Meta, có thể phải đối mặt với số phận tương tự. Meta, trước đây được gọi là Facebook, đang đặt cược lớn vào metaverse. Đó là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ này lại đổi tên, nhằm phản...