Sống trong thù ghét vì là người gốc Á thời Covid-19
Gần một năm sau khi suýt bị đâm chết trong một siêu thị ở Texas, trên người Bawi Cung và hai con trai vẫn đầy sẹo.
Vụ tấn công không chỉ để lại sẹo trên người họ, mà còn hằn nỗi đau khó quên trong tâm hồn. Cung không dám đi qua bất kỳ cửa hàng nào mà không ngó trước nhìn sau. Cậu con trai 6 tuổi của anh, người không thể nhíu mày vì sẹo, giờ luôn sợ ngủ một mình.
Đó là một chiều thứ 7 vào tháng 3/2020, khi cả nước Mỹ đổ xô mua nhu yếu phẩm chuẩn bị ứng phó lệnh phong tỏa do Covid-19. Cung đang tìm nơi bán gạo rẻ hơn. Khi gia đình anh đang đứng trước quầy thịt ở siêu thị Sam’s Club, Cung bất ngờ bị đấm vào đầu.
Bawi Cung và các con trong ảnh chụp tại nhà riên gtrước khi bị tấn công trong siêu thị ở Texas hồi tháng 3/2020. Ảnh: Bawi Cung
Một người đàn ông xa lạ lấy dao rạch mặt anh. Kẻ tấn công bỏ đi rồi quay lại đâm hai cậu bé. Hắn đâm vào lưng đứa bé 3 tuổi, chém đứa 6 tuổi từ mắt phải đến tai, vết chém dài vài cm.
Cuộc tấn công rùng rợn khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á chìm vào bầu không khí lo sợ. Nhiều cuộc quấy rối và tấn công kỳ thị chủng tộc nổi lên khắp nơi.
Sau một năm với hàng nghìn cuộc tấn công tương tự, nhiều nạn nhân cảm thấy khó khăn khi sống tiếp. Làn sóng tấn công gần đây nhằm vào những người Mỹ gốc Á cao tuổi, bao gồm một cụ già 84 tuổi ở San Francisco, đã làm dấy lên nỗi lo rằng tình trạng thù địch ngày càng tồi tệ hơn.
Cung là người Mỹ gốc Myanmar. Kẻ tấn công cho rằng anh và các con là người Trung Quốc và đã mang virus tới Mỹ. Cung không chắc chuyện gì sẽ xảy ra nếu Zach Owen, nhân viên của Sam’s Club không can thiệp.
“Có thể tôi sẽ giết hắn. Có thể hắn sẽ giết cả nhà tôi. Tôi không biết nữa”, Cung nói. “Chúa đã bảo vệ gia đình tôi. Chúa đã đưa Zach tới bảo vệ gia đình tôi đúng nơi đúng lúc”.
Owen, người bị chém vào chân và bàn tay phải, đã cùng một người nữa bắt giữ nghi phạm Jose Gomez, 19 tuổi.
Video đang HOT
Người Mỹ gốc Á cũng bị ám ảnh bởi những lời miệt thị. Cuộc chạm trán hồi tháng 4/2020 tại công viên Richmond ở California đã để lại tác động lớn với Kelly Yang, 36 tuổi và các con. Cô buộc phải thảo luận về phân biệt chủng tộc với con trai, 10 tuổi và con gái, 7 tuổi, cuộc nói chuyện mà Yang nghĩ là phải vài năm nữa mình mới cần nói tới.
Một đôi vợ chồng da trắng lớn tuổi bất mãn vì con chó của cô, đã gọi Yang, một người Mỹ gốc Hoa, là “kẻ phương Đông” và nói những lời mà nhiều người Mỹ gốc Á ghét nhất, khi bảo cô “về quê chúng mày ở đi”.
Các con cô tưởng rằng hai người nọ muốn họ quay về nhà. Cuối cùng, Yang phải giải thích với các con, rằng họ muốn “chúng ta quay lại châu Á”.
“Nó có nghĩa là chúng ta không được chào đón ở đây”, Yang giải thích và con trai cô bật khóc.
Yang tin rằng hai người dám nói như vậy bởi tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã sử dụng các thuật ngữ mang tính phân biệt chủng tộc như “virus Trung Quốc”. Cô hoan nghênh lệnh hành pháp mà Tổng thống Joe Biden vừa ban hành khi lên án chủ nghĩa bài châu Á, nhưng e ngại nhiều người không phải gốc Á sẽ lãng quên vấn đề theo thời gian.
“Tôi không biết mình có thể làm gì”, Yang nói. Cô đã viết hai tiểu thuyết và định đưa trải nghiệm này vào cuốn tiếp theo. “Nhưng tôi có nói về nó, thừa nhận nó, ghi nhớ nó, đó là những gì chúng ta đã làm với các cuộc chiến tranh. Chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra”.
Douglas Kim, 42 tuổi, đầu bếp kiêm chủ quán mỳ Jeju ở thành phố New York, khẳng định sự phân biệt chủng tộc thời Covid-19 đứng sau vụ phá hoại nhà hàng được tặng sao Michelin của mình hồi tháng 4. Có kẻ đã sử dụng bút mực không xóa được viết lên cửa hàng dòng chữ “hãy ngừng ăn thịt chó”, nhắc tới món ăn truyền thống của nhiều nước châu Á. Cuối cùng, Kim quyết định không trình báo.
“Lúc đó tôi rất bực mình nhưng còn nhiều chuyện hơn phải lo nghĩ”, Kim nói. “Duy trì việc kinh doanh quan trọng hơn”.
Anh chia sẻ một bức tranh vẽ đường phố lên Instagram, kêu gọi sự chú ý về nạn thù ghét. Lời kêu gọi thu hút sự chú ý nhưng nhạt phai trong chốc lát. Tuy nhiên, Kim vẫn hy vọng ngày càng ít người có định kiến rằng người Mỹ gốc Á là người nước ngoài, không phải người Mỹ.
“Tôi nghĩ mọi vấn đề bắt nguồn từ giáo dục”, Kim nói. “Nếu ta nuôi dạy các con theo cách nào, chúng sẽ học theo cách đó. Tôi nghĩ mọi thứ đang thay đổi nhưng chưa thể thay đổi 100%. Đó là lý do có kẻ đã viết lên cửa nhà hàng của tôi”.
AAPI Hate, một trung tâm dành cho người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương có trụ sở tại California, ghi nhận hơn 3.000 vụ thù hằn chủng tộc từ giữa tháng 3/2020 tới nay. Điều đáng thất vọng là những vụ này không khiến các nhà làm luật chú ý hơn tới tội ác do thù hằn chủng tộc.
Cảnh sát một vài thành phố lớn ghi nhận số vụ tội phạm thù địch nhằm vào người Mỹ gốc Á tăng mạnh từ năm 2019 tới 2020, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa Thù hận và Cực đoan, Đại học bang California, San Bernardino. Thành phố New York tăng từ ba vụ lên 27, Los Angeles tăng từ 7 lên 15, còn Denver ghi nhận ba vụ năm 2020, lần đầu tiên trong 6 năm.
Hàng loạt vụ phạm tội nhằm vào người Mỹ gốc Á cao tuổi trong hai tháng qua tiếp tục bị chỉ trích kịch liệt nhằm thu hút sự chú ý của các chính trị gia và truyền thông.
Thống đốc California Gavin Newsom tuần trước đã ký ban hành luật phân bổ 1,4 triệu USD cho trung tâm Ngăn chặn Thù hằn AAPI và Trung tâm nghiên cứu người Mỹ gốc Á của Đại học bang California. Khoản ngân sách này sẽ dành cho các nguồn lực cộng đồng và theo dõi thêm những vụ tấn công thù ghét người gốc Á.
Giới chức và người dân địa phương cũng bắt đầu chú ý. Những sáng kiến như tăng cường cảnh sát canh gác, tuần tra, lập đường dây nóng dặc biệt, đã cho kết quả. Nhiều thương hiệu lớn như Golden State Warriors và Apple trụ sở tại Bay Area, cam kết sẽ quyên góp cho những sáng kiến này.
Douglas Kim trong nhà hàng của mình ở New York hôm 13/2. Ảnh: AFP
Cynthia Choi, chuyên gia của tổ chức Ngăn chặn Thù hằn AAPI, mong muốn đưa ra giải pháp cho tình trạng này. Chính sách và truy tố không nhất thiết là phương án đúng nhất, cô nói. Nạn thù hằn thời Covid-19 bắt nguồn từ thái độ tồn tại hơn một thập kỷ nay về bài Hoa và chống người nhập cư.
Choi và những nhà hoạt động khác ủng hộ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và nguồn lực cộng đồng để giải quyết gốc rễ vấn đề. Hiện tượng bài ngoại người gốc Á nên được đưa vào thảo luận trong các cuộc đối thoại về phân biệt chủng tộc.
“Công việc của chúng tôi là giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc người gốc Á gắn chặt với giải quyết phân biệt chủng tộc người da màu”, Choi nói. “Nó đòi hỏi tất cả chúng ta đoàn kết, đòi hỏi nỗ lực nâng cao nhận thức của cả cộng đồng”.
Trước khi nhập cư vào Mỹ 6 năm trước, Cung chưa từng gặp phải một vụ tấn công vì phân biệt chủng tộc. Bây giờ, anh cảm thấy rất đau khổ mỗi lần nghe thấy có vụ tấn công người Mỹ gốc Á. Cung đã phải chật vật thoát khỏi suy nghĩ Gomez cố giết mình vì mình là người châu Á. Giờ thì anh cầu nguyện cho kẻ đã tấn công mình.
Gomez bị kết án tù vì ba tội danh cố ý giết người. Chuyện gì sẽ xảy ra với y còn tùy vào tòa án, Cung nói.
“Tôi có thể tha thứ cho hắn ta, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc hay tấn công khủng bố kiểu đó”, Cung bày tỏ. Anh đã nhận được hơn 20.000 USD tiền ủng hộ trực truyến.
Điều mà anh hướng tới là cuộc sống với tư cách là công dân Mỹ nhập tịch ở một đất nước “tôn trọng con người”.
“Có thể vẫn còn người phân biệt chủng tộc”, Cung nói. “Tôi không quan tâm. Tôi tự hào mang dòng máu châu Á và tự hào là người Mỹ gốc Á”.
Thủ tướng Anh công bố lộ trình dần ra khỏi tình trạng phong tỏa vì COVID-19
Theo truyền thông Anh ngày 21/1, Thủ tướng nước này Boris Johnson sẽ có bài phát biểu vào khoảng 19h ngày 22/2 (giờ địa phương, tức 2h ngày 23/2 theo giờ Việt Nam) công bố lộ trình nhằm dần ra khỏi tình trạng phong tỏa phòng dịch COVID-19 hiện nay.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố London, Anh khi lệnh phong tỏa có hiệu lực nhằm ngăn dịch COVID-19 lan rộng, ngày 2/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Evening Standard cho biết Thủ tướng Johnson sẽ đưa ra chi tiết về lộ trình mà theo đó trường học sẽ mở cửa lại vào ngày 8/3, đồng thời người dân cũng có thể gặp gỡ 1 người khác bên ngoài ngôi nhà mình. Còn theo tờ Sunday Times, đến 29/3, quy định cách ly có thể được nới lỏng hơn nữa để cho phép tối đa 6 người hoặc 2 hộ gia đình gặp nhau bên ngoài. Các cửa hàng bán lẻ vật dụng không thiết yếu sẽ được phép mở lại trước cuối tháng 4. Các quán rượu và nhà hàng có thể phục vụ khách trong nhà vào tháng 5, phục vụ khách ngoài trời có thể được phép sớm hơn mốc đó.
Vùng England của Vương quốc Anh đang trong đợt phong tỏa thứ 3 kể từ dịch COVID-19 bùng phát. Các biện pháp hạn chế tương tự cũng được áp đặt ở Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Anh đang nỗ lực đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine nhằm đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Thủ tướng Johnson đã tuyên bố toàn bộ những người trưởng thành ở nước này sẽ được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên vào cuối tháng 7, sau khi đạt mục tiêu tiêm phòng cho 15 triệu người trong nhóm có nguy cơ cao vào giữa tháng 2. Chính phủ Anh nêu rõ mục tiêu hiện giờ là đến ngày 15/4, sẽ tiêm phòng mũi đầu cho toàn bộ những người trên 50 tuổi. Nếu toàn bộ những người trưởng thành được tiêm phòng mũi một vào cuối tháng 7, con số này sẽ vượt xa mục tiêu trước đó mà chính phủ đề ra là vào mùa Thu năm nay.
Cho đến nay, Anh đã tiêm phòng được cho 17,2 triệu người, chiếm hơn 25% trong tổng dân số 67 triệu người, chỉ xếp sau Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) về tỷ lệ tiêm phòng.
New Zealand phong tỏa thành phố lớn nhất Ngày 14/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ra lệnh phong tỏa Auckland, thành phố lớn nhất của nước này để phòng dịch COVID-19 sau khi ghi nhận 3 ca nhiễm mới trong cộng đồng cùng ngày. Đây là lần đầu tiên trong gần 6 tháng qua chính quyền New Zealand ban bố lệnh trên tại Auckland. Nhân viên y tế lấy...