Sóng thần 2011 cuốn 1 triệu sinh vật từ Nhật Bản sang Mỹ
Nhiều sinh vật đặc hữu ở Nhật Bản đã phát triển tốt ở khu vực mới cách quê nhà 7.700 km.
Một số loài sinh vật biển đặc hữu ở Nhật Bản được phát hiện ở Mỹ.
Trận sóng thần lịch sử tấn công bờ biển phía đông bắc Nhật Bản năm 2011 khiến ít nhất 15.000 người chết và ảnh hưởng tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Không những vậy, báo cáo mới đây cho thấy ít nhất 1 triệu sinh vật biển thuộc 300 loài khác nhau “vô tình” bị cuốn đi xa hàng ngàn kilomet.
Cụ thể, các chuyên gia gọi đây là đợt “di cư cưỡng bức” lớn nhất lịch sử thế giới biển với khoảng 1 triệu sinh vật phải chuyển chỗ ở mới. Các loài sinh vật này di chuyển quãng đường hơn 7.700 km từ Nhật Bản sang Mỹ.
John Chapman, chuyên gia về sinh vật biển ở Đại học bang Oregon, Mỹ phát biểu trong công trình nghiên cứu: “Đây là cuộc di cư trên biển lớn nhất lịch sử từng ghi nhận”.
Video đang HOT
Sau khi động đất 9 độ Richter xảy ra ngày 11.3.2011, sóng thần đã ập tới bờ biển đông bắc Nhật Bản. Động đất làm nhiều nhà cửa ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima đổ sập, để lại hơn 5 triệu tấn gạch đá. Rất nhiều tàu thuyền bị cuốn ra biển và không quay trở lại.
Theo báo cáo của ông Chapman, từ năm 2012 tới tháng 2.2017, hơn 289 loài sinh vật biển Nhật Bản được phát hiện ở bờ biển các bang Washington, Oregon, California… Nhiều loài sinh vật đặc hữu ở Nhật Bản đã phát triển mạnh sau khi tới vùng đất mới.
Sóng thần tràn vào bờ biển Nhật Bản.
“Sự đa dạng của số lượng loài bị cuốn tới đây khiến chúng tôi rất kinh ngạc”, James Carlton, giáo sư ngành sinh vật biển tại đại học Williams, nói. Carlton kể về trường hợp một tàu cá Nhật Bản dạt vào bờ biển bang Oregon, chở theo 20 loài cá đặc hữu ở Tây Thái Bình Dương.
Ngoài sinh vật biển, trận sóng thần cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại về thảm họa môi trường khi túi nilon và nhựa thải bị cuốn đi khắp nơi.
Theo Danviet
Nga - Trung cử loạt tàu chiến, tàu ngầm tới Thái Bình Dương
Lực lượng hải quân Nga - Trung với hơn 12 tàu quân sự, gồm các tàu ngầm, sẽ tập trận chung ở biển Nhật Bản và Okhotsk.
Tàu Sovershenny của Nga. Ảnh: RT.
Cuộc tập trận sẽ bắt đầu ngày 18/9 và kéo dài trong một tuần, RT dẫn lời Vladimir Matveev, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, hôm 15/9 cho biết.
"Giai đoạn hai của tập trận hải quân Nga - Trung Joint Sea 2017 sẽ bao gồm 11 tàu bề mặt, hai tàu ngầm, 4 phương tiện lặn sâu cứu hộ, 4 máy bay chống ngầm và 4 trực thăng", ông Matveev cho biết.
Hạm đội Thái Bình Dương gồm các đại diện là tàu chống ngầm Đô đốc Tributs, tàu hộ tống Sovershenny, tàu cứu hộ Igor Belousov, hai tàu ngầm diesel và một số tàu hỗ trợ. Trung Quốc triển khai tàu khu trục Shijiazhuang, tàu Daqing, tàu Changdao hỗ trợ tàu ngầm.
Giai đoạn một của tập trận diễn ra hồi tháng 7 ở biển Baltic, nhằm tăng cường hợp tác chống các mối đe doạ an ninh trên biển. Giai đoạn hai diễn ra ở biển Nhật Bản và Okhotsk. Cuộc tập trận được tổ chức thường xuyên từ năm 2012, với mục tiêu tăng cường an ninh tại các vùng biển trên thế giới, đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân hai nước.
Vị trí biển Nhật Bản (Sea of Japan) và biển Okhotsk (Sea of Okhotsk). Đồ hoạ: Wikipedia.
Trọng Giáp
Theo VNE
Triều Tiên bắt du thuyền Nga giữa căng thẳng Bộ Ngoại giao Nga cho biết lực lượng tuần duyên Triều Tiên hôm nay bắt giữ một du thuyền nước này nhưng sau đó đã thả ra. Tuần duyên Triều Tiên. Ảnh: Huffington Post. "Trung tâm điều phối vào 13h giờ địa phương (3h GMT) thông báo về việc một du thuyền Nga bị bắt giữ. Lãnh sự quán Nga đã nhận được...