“Sóng ngầm” sau thỏa thuận mở cửa lại Chính phủ Mỹ
Dù Tổng thống Trump đã “có sự nhượng bộ song đó chỉ là tạm thời”, cuộc chiến giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ sẽ còn tiếp diễn.
Sau 35 ngày phải đóng cửa, một phần Chính phủ Mỹ cũng đã có cơ hội mở cửa trở lại sau khi giới chính trị Mỹ tạm thời tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, thỏa thuận ngắn hạn này cho thấy, cuộc chiến pháp lý giữa một bên là đảng Dân chủ và một bên là Tổng thống xoay quanh khoản ngân sách dành cho việc xây dựng bức tường biên giới vẫn chưa ngã ngũ. Sóng ngầm vẫn hiện diện trong chính trường Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Phát biểu với báo giới sau khi ký thông qua dự luật hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ tạm thời hoạt động đầy đủ trở lại trong 3 tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông rất tự hào được công bố thỏa thuận cấp ngân sách cho Chính phủ Mỹ hoạt động trở lại cho đến ngày 15/2 tới. Các nhân viên Chính phủ chịu sự tác động của những rắc rối về chính trị sẽ lại được trả lương đầy đủ.
Ông Donald Trump cũng nhấn mạnh, ông chưa phải viện đến một một biện pháp mạnh nhằm ám chỉ đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đổi lấy khoản ngân sách cho việc xây dựng bức tường biên giới. Tuy nhiên, Tổng thống nhấn mạnh, nước Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng bức tường biên giới. Ông cảnh báo, nếu không đạt được thỏa thuận từ Quốc hội, Chính phủ Mỹ sẽ lại phải đóng cửa sau ngày 15/2 tới hoặc ông sẽ sử dụng quyền được quy định trong hiến pháp và pháp luật để giải quyết vấn đề.
“Tôi cho rằng, chúng ta vẫn còn cơ hội, cơ hội tốt. Chúng tôi sẽ làm việc với phe Dân chủ. Mọi người hãy chờ xem. Nếu chúng tôi không làm được, chúng tôi sẽ phải thực hiện những hoạt động khẩn cấp. Chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề biên giới và nó phải được làm”, ông Trump nói.
Ngày 25/1, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ tạm thời hoạt động trở lại trong ba tuần sau khi Tổng thống Donald Trump đồng ý một thỏa thuận không bao gồm khoản ngân sách xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Với số phiếu ủng hộ áp đảo, dự luật trên đã được thông qua ở Thượng viện và cũng đã được bỏ phiếu ở Hạ viện cùng ngày trước khi chuyển tới Tổng thống ký phê duyệt.
Video đang HOT
Dù không bao gồm khoản ngân sách cho kế hoạch xây dựng bức tường biên giới nhưng dự luật này đặt ra thời hạn 3 tuần để các nghị sỹ và Nhà Trắng thảo luận về an ninh biên giới. Với tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, cuộc chiến liên quan đến khoản ngân sách dành cho việc xây dựng bức tường biên giới vẫn chưa ngã ngũ, vẫn còn tiếp diễn sau thời điểm ngày 15/2 tới. Tổng thống sẵn sàng “mặc cả” khoản ngân sách 5,7 tỷ USD mà ông yêu cầu cho việc xây dựng bức tường biên giới.
Theo Hồng Nhung/VOV1 Tổng hợp
Ngày này năm xưa: Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ có nữ ngoại trưởng da màu
Ngày 26/1/2005, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã bổ nhiệm bà Condoleezza Rice vào vị trí ngoại trưởng, đưa bà trở thành người phụ nữ gốc Phi đầu tiên có chức vụ cao nhất trong chính phủ Mỹ.
Theo History, bà Condoleezza Rice sinh ra tại thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama vào tháng 11/1954. Bà là con gái duy nhất của mục sư John Wesley Rice, Jr. tại Nhà thờ Trưởng Lão Westminster và bà Angelena Rice, giáo viên dạy các môn khoa học, âm nhạc, thuật hùng biện.
Bà Rice đã bắt đầu học tiếng Pháp, âm nhạc, trượt băng nghệ thuật và múa ballet từ năm lên 3 tuổi, nhưng sau đó bà lại không trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp mà theo học chính trị quốc tế Đại học Denver, nơi cha bà đảm nhiệm công việc của một phụ tá hiệu trưởng. Năm 1974, bà tốt nghiệp đại học rồi tiếp tục theo đuổi các học vị cao hơn nữa về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại các đại học danh tiếng.
Bà Rice đứng trước Nhà Trắng trong một chuyến đi nghỉ cùng gia đình khi còn nhỏ. (Ảnh: Random House)
Bà được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng của Đại học Stanford từ năm 1993 đến năm 1999. Trong thời gian làm việc ở Stanford, bà đã gây được sự chú ý với chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan với những kiến thức uyên sâu về các vấn đề Xô Viết.
Năm 1986, theo lệnh của Tổng thống Reagan, Tiến sĩ Rice đã vào làm trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí phụ tá đặc biệt cho giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân. Từ năm 1989 đến 1991, bà Rice phục vụ trong chính quyền của Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) với cương vị giám đốc, rồi Tổng giám đốc Vụ Xô viết và Đông Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, và là phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia.
Bà Rice (ngoài cùng bên trái) trong thời gian học ở trường St. Mary. (Ảnh: Random House)
Suốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 của Georg W. Bush (Bush con), bà Rice xin nghỉ phép một năm tại Đại học Stanford để dành thời gian làm việc với ông Bush trong cương vị cố vấn về chính sách ngoại giao.
Tháng 12/ 2000, sau khi ông Bush đắc cử, bà Rice nghỉ việc tại Stanford để đảm nhiệm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này. Condoleezza Rice cũng là người sát cánh và ủng hộ Tổng thống Bush tái tranh cử vào năm 2004. Tháng 11/2004, ông Bush đề cử bà Rice vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ thế chỗ của ông Colin Powell.
Chuyến bay đầu tiên của bà Rice trên chiếc Không Lực Một khi làm việc cho Tổng thống George H.W. Bush. (Ảnh: Random House)
Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Rice vào ngày 26/1/2005, Tổng thống Bush nói rằng trong 4 năm qua, nước Mỹ đã được hưởng lợi từ một cố vấn khôn ngoan chính là Tiến sĩ Condoleezza Rice. Cũng tại buổi lễ, cả ông Bush và bà Rice đều đã ca ngợi những nỗ lực của người tiền nhiệm Colin Powell.
Bà Rice lắng nghe Tổng thống Bush phát biểu vào 6/2002. (Ảnh:Nhà Trắng)
Trên cương vị Ngoại trưởng, bà Rice đã bắt tay cải tổ và tái cấu trúc toàn bộ guồng máy của bộ ngoại giao và công du tới 70 quốc gia. Ngoài tiếng Anh, bà Rice có thể nói tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha với các mức độ thông thạo khác nhau.
Nữ Ngoại trưởng Mỹ gặp Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga năm 2005. (Ảnh: Kremlin)
Mặc dù đã đạt tới đỉnh cao sự nghiệp chính trị và được sự tín nhiệm của nhiều người song bà Rice tuyên bố không có ý định, cũng không quan tâm đến việc ra tranh cử tổng thống sau khi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng vào năm 2009.
Tạp chí Forbes đã hai lần bầu chọn bà Condoleezza Rice là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới (năm 2004 và năm 2005).
Sầm Hoa
Theo Vietnamnet
Tại sao Tổng thống Trump không thể từ bỏ bức tường biên giới? Chính phủ Mỹ đã đóng cửa một phần trong thời gian dài kỷ lục - 34 ngày nhưng vẫn chưa có giải pháp nào phá vỡ bế tắc, trong khi các cuộc đàm phán của Tổng thống Trump và đảng Dân chủ liên tục thất bại. Ngày 23/1, một nhóm khoảng 20 đồng minh bảo thủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến...