Sông hồ Hà Nội bị bức tử – Kỳ 2: Truy tìm thủ phạm

Theo dõi VGT trên

Cơ quan chức năng chỉ rõ một trong những nguyên nhân chính khiến sông hồ Hà Nội bị ô nhiễm là do nước thải từ các khu chung cư, khu đô thị, khu tái định cư đang mọc lên ngày một nhiều.

Sông hồ Hà Nội bị bức tử - Kỳ 2: Truy tìm thủ phạm - Hình 1

Một loạt các khu chung cư đấu nối xả thẳng ra sông Tô Lịch – Ảnh: Nam Anh

Xả thải không xử lý

Khu đô thị (KĐT) Mỹ Đình 2 với sự xuất hiện của cả chục tòa nhà cao tầng với hàng ngàn hộ dân sinh sống nhưng không hề được thiết kế, xây dựng trạm xử lý nước thải tại chỗ. Vì thế, cả ngàn mét khối nước thải sinh hoạt của các hộ dân ở đây ngày đêm xả thẳng ra hệ thống kênh mương chung trong khu vực, sau đó chảy tới sông Nhuệ. Cách đó không xa, nước thải của toàn bộ 18 tòa nhà cao tầng thuộc khu tái định cư (KTĐC) Nam Trung Yên cũng được xả thẳng ra hệ thống mương chung của hai phường Yên Hòa và Trung Hòa (Q.Cầu Giấy), trước khi ra sông Tô Lịch. Từng được coi là KĐT kiểu mẫu đầu tiên trên địa bàn TP.Hà Nội, nhưng Linh Đàm cũng không hề có trạm xử lý nước thải tại chỗ. Và hơn chục năm qua, hàng triệu khối nước thải vẫn vô tư được xả thẳng ra sông Tô Lịch, hồ Linh Đàm.

Theo khảo sát của Thanh Niên, dọc sông Tô Lịch, đoạn chảy qua KĐT Linh Đàm hay ven hồ Linh Đàm xuất hiện nhiều miệng cống bê tông dẫn nước thải bốc mùi được đấu nối dẫn thẳng tới KĐT kiểu mẫu này. Ngoài Mỹ Đình 2, Linh Đàm còn có KĐT Văn Quán (được đưa vào sử dụng năm 2007), nhưng đến nay vẫn không có nhà máy hay trạm xử lý nước thải. Toàn bộ khối lượng nước thải sinh hoạt của hơn 1 vạn người dân sinh sống tại đây đều được xả thẳng ra hồ Văn Quán.

Ông Phú Minh, một người dân sinh sống tại P.Văn Quán (Q.Hà Đông) cho hay: “Trước đây, hồ Văn Quán nước trong và sạch, người dân thường dùng lưới và vó để bắt tôm, cá. Nhưng một thời gian không lâu sau khi KĐT Văn Quán được đưa vào sử dụng thì nước trong hồ này bắt đầu chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối”.

Không riêng gì hồ VănQuán, hay hồ Linh Đàm, mà một loạt những hồ khác trên địa bàn thủ đô như hồ Đền Lừ, hồ Mễ Trì, hồ Định Công… cũng đang bị “đ.ầu đ.ộc”, ô nhiễm trầm trọng.

Vì… tiết kiệm chi phí !

Ngay cả những KĐT, khu chung cư (KCC) hiện đại, kiểu mẫu mới được đưa vào sử dụng cũng không được chủ đầu tư cho thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đơn cử 3 tòa nhà cao tầng nằm trong quần thể KĐT mới Dịch Vọng (P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy), do Công ty CP Thanh Bình làm chủ đầu tư. Được biết, dù mới có một tòa nhà được đưa vào hoạt động, còn hai tòa đang trong giai đoạn hoàn thiện, bàn giao, nhưng KCC này không hề có trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Trả lời Thanh Niên, ông Đinh Văn Thủy, cán bộ Phòng Tổ chức Công ty CP Thanh Bình, thừa nhận nước thải sinh hoạt của các tòa nhà này đều được xả thẳng vào hệ thống mương chảy qua P.Yên Hòa (Q.Cầu Giấy), sau đó đổ ra sông Tô Lịch.

Video đang HOT

Cùng nằm trong KĐT mới Dịch Vọng còn có nhiều ngôi nhà cao tầng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm và Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Hiện đã có nhiều tòa nhà đi vào khai thác với cả ngàn hộ dân sinh sống và nhiều tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng, trong thời gian tới sẽ sớm tiến hành bàn giao. Tuy nhiên dù đã đổ hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng các tòa nhà cao tầng, nhưng phía Hà Đô lại không hề tính tới phương án trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

Một loạt các KCC mới nằm dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư cũng không hề được xây dựng trạm xử lý nước thải. Tương tự, khu nhà phức hợp The Manor (với gần 500 hộ) thuộc KĐT Mỹ Đình – Mễ Trì, dù được trang bị trạm xử lý nước thải trị giá cả chục tỉ đồng, nhưng nhiều năm qua, trung bình mỗi ngày 500 m3 nước thải vẫn đều đặn xả ra mương Cầu Quang (xã Mỹ Đình, H.Từ Liêm) rồi chảy tiếp tới sông Nhuệ.

Trả lời về tình trạng trên, ông Trương Đức Tú – quản lý chính của The Manor, nói việc có đầu tư trạm xử lý nước thải mà không vận hành là… để tiết kiệm chi phí. Ông nói thêm: “Hiện chúng tôi đã cho vận hành lại trạm xử lý nước thải, tuy nhiên hiệu quả cũng như chất lượng nước sau xử lý vẫn chưa đạt chuẩn”.

Nộp phạt để tồn tại

Nằm ở cửa ngõ đông bắc Hà Nội, KĐT mới Việt Hưng (Q.Long Biên) với tổng diện tích lên tới 300 ha, do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam làm chủ đầu tư, vừa đi vào khai thác được ít năm nhưng cũng không hề có trạm xử lý nước thải. Trung tá Nguyễn Xuân Quyến, Đội trưởng Đội 2 thuộc Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.Hà Nội, cho biết trước những hành vi kể trên, tháng 1.2012, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt 120 triệu đồng đối với Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam.

Cũng trong năm 2012, PC49 còn kiểm tra, phát hiện hàng loạt các KĐT, KCC với lỗi, hành vi không xây dựng trạm xử lý nước thải và trực tiếp xả thải ra môi trường; xử phạt 50 triệu đồng đối với chủ đầu tư KĐT mới Mỹ Đình – Mễ Trì là Công ty CP đầu tư phát triển nhà đô thị và khu công nghiệp Sông Đà; xử phạt hơn 20 triệu đồng đối với Công ty CP VIMECO; lập biên bản xử phạt Công ty TNHH An Điền (19 Láng Hạ, Q.Ba Đình) 20 triệu đồng do xả thải nước sinh hoạt có chỉ số ô nhiễm vượt quá 5 lần cho phép ra môi trường…

Trong những lần kiểm tra, phát hiện việc xả thải ra môi trường của lực lượng chức năng, phía chủ đầu tư hay đơn vị quản lý đều có cam kết và đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa đơn vị nào có động thái khắc phục, nước thải sinh hoạt vẫn vô tư được xả trực tiếp ra môi trường.

Theo TNO

'Phía tây Hà Nội sẽ còn úng ngập nhiều'

"Hà Nội mới thực hiện dự án thoát nước nội đô giới hạn từ sông Tô Lịch tới sông Hồng. Còn từ Tô Lịch đến sông Nhuệ, các khu đô thị dọc vành đai 3 vẫn phải úng ngập vài ngày khi mưa lớn", ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội cho biết.

- Mặc dù Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hệ thống thoát nước, tại sao có nơi vẫn bị úng ngập vài ngày khi mưa lớn?

- Hà Nội được bao bọc phía bắc là sông Hồng, tây nam là sông Nhuệ, có độ dốc thấp, nằm trong sông nên khả năng tiêu thoát nước hạn chế. Quy hoạch thoát nước năm 1995 do Nhật Bản xây dựng chia làm 2 lưu vực, từ sông Hồng đến sông Tô Lịch và từ sông Tô Lịch đến sông Nhuệ. Hà Nội mới thực hiện dự án thoát nước trong khu vực nội đô giới hạn từ sông Tô Lịch tới sông Hồng.

Thoát nước của 2 lưu vực là khác nhau. Khi mưa nhỏ, nước sẽ chảy theo 4 con sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu theo cửa đ.ập Thanh Liệt xả ra sông Nhuệ. Trường hợp mưa lớn, mực nước sông Nhuệ cao lên do ngoại thành bơm tiêu vào thì phải đóng cửa đ.ập Thanh Liệt lại và bơm c.ưỡng b.ức nước từ nội đô ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở.

Trước đây năm 1994 có trận mưa khoảng 220 mm, Hà Nội ngập đến 2 tuần. Dự án thoát nước giai đoạn 1 đã giúp Hà Nội cải thiện tình trạng úng ngập đáng kể, điển hình là trận mưa lịch sử năm 2008, nếu không có trạm bơm Yên Sở thì thành phố có thể ngập hàng tháng. Với trận mưa 290 mm cách đây mấy ngày, hầu hết nội đô đều rút nước trong vài giờ, chỉ có khu vực phía tây nằm ngoài phạm vi dự án bị úng ngập nặng vài ngày.

- Tại sao cơn mưa vừa qua cũng khiến trung tâm thành phố như hồ Gươm úng ngập nhiều giờ?

- Hoàn Kiếm là hồ cảnh quan, không tham gia điều hòa nước . Hồ này vì nhiều lý do nên chỉ nạo vét để chống ô nhiễm, chưa phải nạo vét để tiêu nước.Mưa lớn trong hơn 2 ngày lên đến 290 mm tùy khu vực, việc tiêu thoát của hồ Gươm phụ thuộc vào tuyến cống trong khu phố cổ, trục chính là Phan Chu Trinh, Lò Đúc .Hiện tuyến cống này rất hẹp, trong dự án đang làm có 2 cống hộp đường kính 2,6m, khi hoàn thành sẽ giải quyết tiêu thoát trong khu vực này.

Phía tây Hà Nội sẽ còn úng ngập nhiều - Hình 1

Vành đai 3 Hà Nội luôn úng ngập khi mưa. Ảnh: PV

- Hà Nội đô thị hóa mạnh ở phía tây, tại sao không cải tạo hệ thống thoát nước tại đây?

- Khu vực Keangnam, Mỹ Đình dù là khu đô thị song trục thoát nước vẫn là trục tưới tiêu nông nghiệp, nằm ngoài dự án thoát nước của Hà Nội. Khu vực này có nhiều khu đô thị to đẹp song hệ thống thoát nước vẫn chưa được đầu tư, nên thường xuyên bị ngập khi mưa lớn.

Khu vực này đang xen kẹt giữa đô thị và nông nghiệp, theo quy hoạch thì cần có hệ thống thoát nước song cái chính là nguồn kinh phí như thế nào. Chúng tôi đã trình Chính phủ cho phép thực hiện dự án giải quyết tiêu thoát cho lưu vực sông Nhuệ, có thể dùng vốn dư của dự án thoát nước giai đoạn 2. Sơ bộ cần khoảng 4.000 tỷ đồng để đầu tư, gia cố thân đê sông Nhuệ và các công trình đầu mối, kênh, cống nối vào khu đô thị, nâng cấp 4 trạm bơm Cổ Nhuế, Đồng Bông, Mễ Trì, Ba Xá.

Hiện nay Công ty thoát nước Hà Nội đã vay vốn nước ngoài đầu tư nâng cấp mấy trạm bơm song để thoát nước hiệu quả cần đồng bộ toàn bộ hệ thống. Bài bản nhất là cần đầu tư hạ tầng khu đô thị như: xử lý nước thải, thoát nước, đường sá... trước khi xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, chúng ta đã có khu Bắc Thăng Long Vân Trì được đầu tư đồng bộ đường, điện, thoát nước mưa, xử lý nước thải bằng vốn ODA song đô thị đó lại không phát triển.

- Ông khuyến cáo người dân khu vực nào sẽ bị úng ngập khi Hà Nội có mưa lớn?

- Trong phạm vi dự án từ sông Tô Lịch hắt vào nội đô thì không bị úng ngập vài ngày nữa mà chỉ mất vài giờ. Khu vực phía tây từ sông Tô Lịch đến sông Nhuệ, các khu đô thị dọc vành đai 3 sẽ vẫn bị úng ngập nhiều. Thực tế, chỉ những cơn mưa cường độ 50-70mm cũng khiến nhiều khu vực Mỹ Đình, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Xa La... bị ngập, bởi hệ thống thoát nước mới có trong các khu đô thị còn các trục chính tiêu nước ra sông vẫn còn khó khăn.

Mỗi người dân nên hiểu là đầu tư cho giáo dục, y tế cần nhiều, trong khi mưa lớn một năm chỉ mấy tháng. Các nước Anh, Mỹ, Pháp cũng bị ngập khi mưa lớn, Trung Quốc cũng có đầu tư nhiều song vẫn có úng ngập.

- Ông đ.ánh giá ra sao về khả năng ngập úng nội đô Hà Nội sau năm 2015 khi dự án thoát nước kết thúc?

- Dự án thoát nước giai đoạn 1 với kinh phí 2.700 tỷ đồng, đã cải tạo 4 con sông, 6 hồ điều hòa trong đó có hồ Yên Sở 130 ha, có khả năng chứa 4 triệu m3 nước, xây dựng trạm bơm Yên Sở công suất 45 m3/giây, một số tuyến cống, cửa đ.ập.

Dự án thoát nước giai đoạn 2 với tổng kinh phí gần 9.000 tỷ, nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90 m3/giây, nạo vét 13 hồ để tăng dung tích điều hòa. Hiện còn các hồ như Khương Trung 1, 2, Định Công, Phương Liệt, Tân Mai đang được giải phóng mặt bằng. Hạng mục quan trọng nữa là các tuyến kênh mương nối từ cống ra sông dài khoảng 20 km là các tuyến từ thời Pháp để lại. Qua thời gian, tuyến kênh mương bị bồi lấp, rác thải nên cần khơi thông.

Theo tôi, dự án thoát nước giai đoạn 2 hoàn thành năm 2015 sẽ có hiệu quả cao trong tiêu thoát cho nội đô. Tuy nhiên, nếu xác định đô thị mưa lúc nào thoát lúc đó thì rất khó, ngay khi thoát nước đô thị được hoàn thiện nếu không quản lý tốt vẫn bị úng ngập do người dân bỏ rác, lấn chiếm mương sông.

Đoàn Loan thực hiện

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một người không qua khỏi
15:58:27 03/07/2024
Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng
23:16:57 04/07/2024
Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám
19:48:47 04/07/2024

Tin mới nhất

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao

19:27:39 04/07/2024
Chiều 4-7, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng cho biết đã bước đầu xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty CP đóng tàu Sông Cấm.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

Sao thể thao

23:34:54 04/07/2024
Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng

Sao việt

23:26:14 04/07/2024
Người tố cáo nói rằng, nữ diễn viên đã thuê homestay, sau đó qua lại với người đàn ông trong lúc vợ người này vừa sinh con 6 tháng.

Món bánh ăn vặt nổi tiếng ở Phan Thiết: 6 địa chỉ chất lượng lúc nào cũng đông nghịt khách

Ẩm thực

23:20:03 04/07/2024
Phan Thiết không phải là nơi duy nhất có món bánh căn, nhưng lại là dơi duy nhất gây ấn tượng với cách chế biến và sự phối hợp các hương vị vô cùng độc đáo.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

Thế giới

22:27:35 04/07/2024
Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.