Sự thật về gia cảnh “người rừng” sống bên sông Tô Lịch
Người thân của ông Tuất bày tỏ mong muốn ông sớm được đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội để “người rừng” có được cuộc sống an nhàn lúc tuổi già
Qua sự giới thiệu của cơ quan công an và lần theo những lời kể của ông Tuất về quá khứ của mình, mất nhiều ngày trời, chúng tôi mới tìm được tung tích căn nhà trước đây thuộc quyền sở hữu của ông Tuất. Căn nhà được xây 4 tầng khang trang tại địa chỉ số 57/39/639 Hoàng Hoa Thám.
Có lẽ khó ai có thể ngờ được ông Trương Văn Tuất lại có một gia cảnh đầy éo le đến vậy. Là người Hà Nội chính gốc, gia đình từng có “của ăn của để”, ông có hai người con một trai một gái đều đã lập gia đình.
Theo bà Trương Thị Sinh, em gái ruột ông Tuất thì trước đây gia đình ông thuộc vào hàng khá giả trong làng. Nhưng rồi mọi chuyện mỗi ngày một xấu đi. “Không hiểu sao trước đây cha mẹ tôi ăn ở có đến nỗi nào, cũng từng tạo công ăn việc làm và giúp đỡ rất nhiều người khác, vậy mà đến thời điểm này gia đình lại lâm vào hoàn cảnh như vậy”, bà Sinh nghẹn ngào khi chúng tôi nhắc đến người anh ruột của mình.
Căn nhà nhỏ của bà Sinh nằm ngay bên cạnh ngôi nhà trước đây của ông Tuất. Tuy nhiên vì sống độc thân lại không có công ăn việc làm, bà Sinh sống nhờ vào đồng lương trợ cấp và tranh thủ làm thêm công việc thái trân châu cho một tiệm bán chè trên phố.
Bà Sinh nhớ lại câu chuyện cách đây 6 năm về trước, khi mà người anh ruột của bà khuynh gia bại sản rồi trở nên ngớ ngẩn bỏ đi lang thang. Trước đó ông Tuất cũng có một ngôi nhà cấp bốn với diện tích khoảng 25m2, do vợ con “làm ăn” không may nên lâm cảnh nợ nần. Sau đó ông Tuất bán đi một nửa để lấy tiền xây một ngồi nhà nhỏ trên phần đất còn lại, số tiền còn dư ông trang trải nợ nần.
Căn nhà nhỏ của bà Sinh nằm ngay bên cạnh ngôi nhà trước đây của ông Tuất.
Theo bà Sinh thì một người trong nhà ông Tuất có máu đam mê cờ bạc lô đề, nên chẳng mấy chốc căn nhà nhỏ còn lại cũng “không cánh mà bay”. Bà Sinh cũng cho biết, dù rất thương anh trai nhưng không thể đón ông về nhà ở cùng vì ngay đến bản thân bà cũng đang chật vật với cuộc sống hiện tại. “Nhiều lúc quan tâm đến anh Tuất, tôi lại tạt qua chỗ anh đang tá túc, gửi biếu anh ít tiền”, bà Sinh rấm rức lau nước mắt và nói.
Trong khí đó bà Lý vợ ông Tuất hiện nay đang tá túc ở nhà người em trai, hàng ngày chăm sóc cô em dâu bị ốm nặng. Nói chuyện với chúng tôi, bà lý cũng cho biết hoàn cảnh hiện tại rất bi đát.
Video đang HOT
“Ngày bán nốt căn nhà còn lại, hai vợ chồng cùng đứa con trai ra thuê nhà ở, hàng ngày tôi bán xôi, còn ông ấy cũng đi làm bên ngoài để kiếm đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống gia đình. Nhưng rồi ông ấy nghiện rượu, uống nhiều quá dẫn đến không còn tỉnh táo rồi bỏ đi lang thang từ đó. Ngày cưới con trai ở khu nhà trọ, có ra gọi ông ấy về nhưng ông ấy nhất định không về và còn nói thích cuộc sống tự do độc lập”.
Nơi ở hiện tại của ông Trương Văn Tuất
Nhiều lúc bà Lý đi qua chỗ ông Tuất đang sống nhưng bà lại che nón quay đi, bà không dám đối mặt với ông Tuất vì lo sợ cái tính “ nóng như lửa” của ông. “Cũng có lần tôi bảo với con trai, hay là thuê lấy một căn phòng nhỏ rồi đón bố về hai bố con ở với nhau, nhưng không được vì nó và ông ấy không hợp nhau. Trước đây đã có lần hai bố con xô xát trong bữa cơm”, bà Lý kể lại.
Bây giờ bà Lý chỉ có một ước nguyện là ông Tuất được đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội. “Hiện tai ngay cả tôi và hai người con cũng không thể cưu mang ông ấy được nữa. Nếu có đưa ông ấy về nhà trọ thì cũng chỉ được vài hôm ông Tuất lại bỏ đi lang thang”, bà Lý nói.
Bà Trần Thị Thanh Minh – Tổ trưởng tổ dân phố số 22 phường Vĩnh Phúc cho biết: “Khi tôi về đây sinh sống thì hai người con của ông Tuất đều đã lớn cả rồi, họ có căn nhà khoảng 25m2. Sau đó họ bán đi một nửa rồi xây nên một ngôi nhà nhỏ với diện tích 13m2. Hàng ngày thì bà Lý bán xôi chè còn ông Tuất cũng đi ra ngoài kiếm việc làm thêm. Vào thời điểm đó giá nhà đất đang lên rất cao, rồi họ bán nốt căn nhà được đâu vài trăm triệu vì ngôi nhà quá nhỏ”.
Theo bà Minh, hiện tại hộ khẩu gia đình ông Tuất vẫn còn tại tổ 22 phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) nhưng mọi người trong nhà thì đã ly tán. Cũng như những người thân trong gia đình ông Tuất, bà Minh bày tỏ mong muốn ông Tuất được đưa vào một trung tâm bảo trợ xã hội nào đó. “Nếu không ông Tuất vẫn sống cuộc sống như hiện tại. Vì những người thân trong gia đình đều rất khó khăn”, bà Minh nói.
Theo Dantri
Lời cuối cùng của cô gái bị bạn trai thiêu sống
Chị Thạch - chủ tiệm Thảo nails nói trong nước mắt, khi Phú xả dao chém Tiên trong góc tường, lời cuối cùng Tiên thốt lên được là: "Phú ơi sao làm vậy, em còn ba mẹ nữa mà...".
Sáng 27/12, người thân, bạn bè và hàng xóm đã đến viếng và dành cho Trần Thị Triều Tiên (24 tuổi), cô gái bị người yêu cũ Trần Trọng Phú (26 tuổi, cùng trú Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) chém chết rồi thiêu sống, những lời nguyện cầu tốt đẹp nhất.
Như phóng viên đưa tin, khoảng 9h15 sáng 19/12, chị Tiên đang làm việc tại cơ sở Đào tạo vẽ móng tay nghệ thuật Thảo nails (Bùi Xuân Phái, Hải Châu), bất ngờ đối tượng Trần Trọng Phú, người yêu cũ, xách dao vào uy hiếp, lấy xăng đổ lên người thiêu sống.
Chị Tiên bị bỏng cấp độ 3 - 4, 85% cơ thể, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Gần tuần lễ điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức ngoại (BV Đà Nẵng), Tiên tử vong lúc 21 giờ ngày 25/12.
Thiếu nữ Tiên rạng ngời, xinh đẹp lúc còn sống, trước ngày bị kẻ thủ ác tẩm xăng, thiêu sống.
Suốt đêm 25/12, khi biết tin, bà Thanh (mẹ của Tiên) đã khóc đến sưng mắt và khàn giọng. Sau khi bị tai nạn mấy năm trước, bà Thanh bị suy nhược cơ thể nên gia đình lo lắng cú sốc này sẽ càng khiến bệnh tình bà Thanh trầm trọng thêm.
Sáng 26/12, khi vừa thấy thi thể Tiên từ đầu kiệt, bà đã ngất xỉu. Gia đình đưa bà vào phòng nằm được một lúc thì bà Thanh lại lao ra ôm quan tài, rồi lại ngất xỉu.
"Em ra đi khi tuổi còn quá trẻ, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, để lại niềm đau đớn", bản điếu văn nhòe lệ của vị đại diện ban tổ chức lễ tang.
Gia đình, người thân tiếc thương khâm niệm Tiên trong quan tài màu trắng. Theo ông Trần Hiếu, bố nạn nhân, Tiên từ nhỏ thích màu trắng, thể hiện sự trong trắng, ngay thơ của thiếu nữ mới ngoài đôi mươi. Đây cũng là "tấm áo" theo Tiên về bên kia thế giới..
Theo nhiều người thân, từ nhỏ đến lớn, Tiên luôn là người con có hiếu, hết lo cho cha mẹ rồi đến các em, chưa một ngày được sống cho chính bản thân mình.
Thi trượt đại học, Tiên học trung cấp du lịch nhưng phải bỏ giữa chừng để đi làm phụ gia đình giành tiền chạy chữa thuốc thang cho mẹ.
Em trai Tiên học xong THPT thì đi nghĩa vụ quân sự, nhưng sau khi ra quân chưa có việc làm nên Tiên càng vất vả hơn khi cùng cha nuôi đến 5 miệng ăn trong gia đình.
Bà Trần Thị Tươi (60 tuổi), cô của Tiên, lặn lội từ huyện Điện Bàn, Quảng Nam ra viếng vừa lau nước mắt vừa kể: Tiên là cháu gái duy nhất bên nội và tính tình rất chu đáo, lần nào về thăm cô cũng mua quà không nhiều thì ít, vậy mà trời lại không thương cho số phận của Tiên.
Ông Phúc cho biết từ khi Tiên và Phúc yêu nhau thì gia đình ông đã xem Tiên như dâu con trong nhà và sự ra đi của Tiên đối với gia đình ông cũng là một mất mát quá lớn.
Theo chị Thạch (chủ tiệm nails), suốt gần một năm trời chị biết Tiên khi nhận cô vào học việc và cho làm thợ chính, lúc nào Tiên cũng nghĩ cho gia đình.
Tiên khoe với chị Thạch không chỉ khoản tiền lương 2 triệu đồng, mà những khi khách làm móng cho thêm, bồi dưỡng thêm, Tiên cũng mang về đưa cho mẹ.
Chị Thạch không khỏi xót xa khi vào buổi sáng cuối cùng của Tiên tại tiệm, chị giục Tiên ăn sáng đi rồi làm nhưng Tiên bảo để dọn dẹp xong xuôi rồi mới chịu ăn, và thế là Phú xuất hiện, cướp đi mạng sống cô nhân viên chịu khó, siêng năng của chị.
Chị Thạch nói trong nước mắt, khi Phú xả dao chém Tiên trong góc tường, lời cuối cùng Tiên thốt lên được là: "Phú ơi sao làm vậy, em còn ba mẹ nữa mà...".
Theo Đât Viêt
Chém, đốt người yêu: Tiếng nấc nghẹn giữa phố nghèo Người dân khu phố nghèo nghẹn ngào trước cái chết oan nghiệt của cô gái trẻ. Nỗi đau oan nghiệt Trưa 26/12, cả con hẻm nhỏ 136/19 Thái Thị Bôi (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) rưng rưng nước mắt trước sự ra đi oan nghiệt của cô gái ngoan hiền Trần Thị Triều Tiên khi gia đình đưa thi thể cô về mai...