Sống dựa dẫm vợ suốt 4 năm, chồng làm một việc cho bố khiến tôi nổi cáu
Trong lúc vợ chồng đang thiếu thốn, ông xã tự ý làm một việc tốn kém tiền bạc khiến tôi cảm thấy không được tôn trọng.
Vợ chồng tôi cưới nhau đã 4 năm, đến nay vẫn chưa có con. Mặc dù, cả hai đã đi khám sức khỏe sinh sản nhưng bác sĩ kết luận không có vấn đề gì bất thường.
Vì thời gian cưới nhau đã lâu, bố mẹ hai bên giục chuyện có con nên chúng tôi khá áp lực. Năm nay tôi 34 tuổi, việc có con sớm sẽ tốt hơn. Thế nhưng, con đường có em bé tự nhiên khó khăn hơn vợ chồng chúng tôi nghĩ.
Thời gian gần đây, tôi bắt đầu tìm hiểu các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, việc này tiêu tốn một số tiền lớn. Ngoài ra, kết quả có thể không thành công ở lần đầu tiên sẽ gây chán nản. Trong khi đó, vợ chồng tôi chỉ có hơn 100 triệu đồng tiền tiết kiệm.
Mặc dù cưới nhau đã lâu, chồng tôi vẫn sống không có tư duy tiết kiệm. Với anh, chuyện hưởng thụ cuộc sống quan trọng hơn. Đồng lương của tôi vừa chi tiêu trong nhà, vừa dùng để tiết kiệm nên chẳng được đáng là bao.
Về chuyện con cái, bố mẹ chồng giục rất nhiều nhưng ông bà tuyên bố hai đứa tự lo liệu, vì bao nhiêu vốn liếng tích góp được phải dùng dưỡng già. Nghĩ đến chuyện không có tiền và quá trình chạy chữa kéo dài, tôi không khỏi chán nản.
Nếu chờ thêm vài năm để tiết kiệm thêm tiền, tôi đã ngấp nghé tuổi 40, việc mang thai sẽ không tốt cho cả mẹ và con. Dẫu biết vậy, tôi không có sự lựa chọn nào khác.
Video đang HOT
Chồng tôi tự ý mua quà cho bố mà không bàn bạc giữa lúc kinh tế gia đình thiếu thốn (Ảnh minh họa: KR).
Từ khi tính chuyện có con, chồng tôi mới đưa tiền chi phí sinh hoạt hàng tháng. Tôi phải cố gắng tiết kiệm để có thêm tiền sau này nhờ bác sĩ can thiệp chuyện sinh đẻ.
Trong khi các con không có tiền, bố chồng tôi liên tục yêu cầu hai đứa phải mua sắm nhiều thứ cho nhà chồng, từ máy lọc không khí đến máy rửa bát, máy đi bộ tại nhà… Ông cho rằng, bố mẹ đã nuôi các con khôn lớn, bây giờ tuổi già, muốn có thêm máy móc phục vụ cuộc sống.
Tôi biết bố chồng có thể mua được những vật dụng đó nhưng ông luôn thích dựa dẫm vào con cái và cảm thấy hãnh diện khi được quan tâm như vậy.
Cách đây một tuần, bố chồng tôi kết thúc hơn 30 năm làm việc, nhận quyết định nghỉ hưu. Ngày ông nhận quyết định, nhà chồng mở tiệc linh đình mời các con và một số người họ hàng đến chung vui.
Trong bữa tiệc đó, chồng và em gái tặng bố một chiếc điện thoại mới giá hơn 30 triệu đồng. Tôi bị bất ngờ vì trước đó, chồng không bàn bạc chuyện mua quà cho bố. Mặc dù bên ngoài tôi tỏ vẻ bình thường, trong lòng không cảm thấy vui vẻ.
Chồng tôi nói, số tiền mua điện thoại mới do hai anh em tự trả góp hàng tháng. Chồng và em gái chỉ muốn bố vui vẻ, có quãng thời gian tuổi già an yên bên gia đình sau nhiều năm vất vả. Tôi không cho rằng mua quà cho bố là sai, nhưng việc mua một chiếc điện thoại đắt tiền trong lúc vợ chồng đang thiếu thốn là không nên.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của bản thân, chồng tôi có thể mua một món quà ý nghĩa, thiết thực mà không quá tốn kém. Số tiền trả góp có thể không lớn với nhiều người, nhưng với vợ chồng tôi là không nhỏ.
Tôi hỏi lý do chồng không hỏi ý kiến vợ, ông xã bảo đó là tiền của anh tự trả góp và sợ vợ phản đối nên không muốn bàn bạc. Tôi cảm thấy không được tôn trọng. Dẫu rằng số tiền đó do anh tự trả nhưng vẫn ảnh hưởng đến túi tiền chung hàng tháng, trong lúc chúng tôi đang phải tính nhiều chuyện cho tương lai.
Tôi đề nghị chồng khi làm bất cứ việc gì trong nhà phải có sự bàn bạc, tham khảo ý kiến của nhau. Chỉ có như vậy, vợ chồng mới có sự tôn trọng dành cho nhau.
Bà nói "không" với trông cháu thay con
Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhóm bạn thân thuở thanh mai trúc mã của bà Bến hẹn nhau trải nghiệm tour xe bus 2 tầng quanh phố cổ Hà Nội, sau đó đi ăn uống, la cà "tám" chuyện.
Cả nhóm chốt lịch 6 giờ sáng có mặt trước cửa Nhà hát Lớn, ăn sáng xong sẽ cùng khởi hành.
Ảnh minh họa
Đến hẹn, 6/7 người đều có mặt từ sớm, riêng bà Yên chẳng thấy tăm hơi. Mọi người gọi gần chục cuộc điện thoại mà bà Yên không nghe. Sợ cấn cá trễ giờ nên cả nhóm đi ăn sáng, uống cà phê trước, 8h30 còn kịp lên xe dạo một vòng ngắm phố phường Hà Nội vào thu. Đến trước lúc xe khởi hành, cả nhóm mới nhận được tin nhắn của bà Yên xin lỗi vì việc đột xuất không thể tham gia. Lý do là bởi con dâu đi họp lớp, con trai cũng có việc ra khỏi nhà nên bà Yên đành phải ở nhà trông cháu cho các con.
Đọc tin của bà Yên xong, ai nấy đều ngán ngẩm, lắc đầu. Bà Bến trách bạn: "Đúng là tự thân làm tội đời khi biến mình thành người giúp việc vô điều kiện của con. Mà đã là người giúp việc thì làm gì có chuyện thích đi đâu thì đi". Cả nhóm bất bình vì bà Yên thất hứa, càng thêm giận bà Yên cái tội "mua dây buộc mình". Rõ ràng, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, việc trông cháu bà hoàn toàn có thể trao đổi với các con để chúng chủ động vào ngày này. Mà nào công to việc lớn gì cho cam, đằng này, con dâu thì đi họp lớp, con trai cũng đàn đúm bạn bè...
Một thành viên trong nhóm chép miệng: "Thôi, đó là sự lựa chọn của bà ấy, từ lần sau, xác định đi đâu, chỉ có 6 người chúng mình thôi. Chứ năm lần, bảy lượt, lần nào bà ấy cũng không có lý do nọ thì lý do kia. Người ta không thích, mình cứ nài, mất hay". Các ông bà khác đều gật gù đồng ý, thống nhất quan điểm không rủ bà Yên tham gia các cuộc tụ hội, vui chơi, gặp gỡ nhóm nữa.
Trong nhóm bạn thân của bà Bến, các thành viên gắn bó với nhau mấy chục năm nay, giờ đều đã ở tuổi 55. Hằng năm, ngoài ngày họp lớp, nhóm thường tổ chức đi chơi với nhau. "Trước đây còn trẻ, chúng tôi ai cũng bận con cái, trăm thứ phải lo nên có đận, phải 2-3 năm chẳng gặp nhau được một lần. Bây giờ con cái trưởng thành cả rồi, kinh tế đều ổn định, chẳng đến nỗi khó khăn nên chúng tôi muốn dành nhiều thời gian cho bản thân, cho bạn bè hơn", bà Bến chia sẻ.
Bà Bến cho hay, nhờ có công nghệ, nhóm bạn thân của bà lập nhóm Zalo, nhóm "chat" trên messenger nên hầu như ngày nào cũng có sự kết nối. Trước bà Yên cũng tích cực tham gia các cuộc hội họp của nhóm lắm, thậm chí còn hay chủ động hô hào cả nhóm đi chơi. Nhưng rồi, từ khi con trai đầu lấy vợ, sinh cháu, bà Yên bỗng thành "con mọn" lần hai. Thương con, xót cháu, sau khi con dâu hết cữ đi làm, bà Yên xin về hưu sớm để trông cháu cho con. Kể từ đó, hầu như bà bỏ hết các cuộc gặp mặt bạn bè, chỉ quanh ra quẩn vào cháu với bếp. Nghe nói, sang năm vợ chồng con trai có kế hoạch cho đứa đầu đi mẫu giáo rồi sinh luôn một thể. Kiểu này, chả biết khi nào bà Yên mới rảnh rang.
Trong nhóm chơi với nhau, nào đâu chỉ mình bà Yên có cháu, bà Bến và một bà nữa cũng được lên chức bà gần năm nay. Thế nhưng, thay vì nhận việc trông cháu cho con, các bà chỉ hỗ trợ chúng lúc mình rảnh rỗi. Theo kinh nghiệm của bà Bến thì khi các con lập gia đình riêng, cha mẹ phải tỏ rõ quan điểm chỉ hỗ trợ các con trông cháu chứ không làm thay các con, để chúng chủ động có phương án lo cho gia đình nhỏ của mình.
"Thương con thương cháu cũng phải biết thương cho đúng cách. Cha mẹ hỗ trợ các con trông cháu chứ không nên vơ hết việc vào người. Làm vậy sẽ bị chúng ỉ lại, coi việc trông cháu nghiễm nhiên là của bà. Điều này dẫn đến việc các con thích đi đâu thì đi, đi lúc nào cũng được vì an tâm đã có bà trông cháu; còn bà thì chẳng dám đi đâu vì sợ mình đi thì cháu... bơ vơ", bà Bến khẳng định quan điểm cá nhân.
Sau một đêm nồng nàn, nếu chồng làm việc này vào buổi sáng, chứng tỏ anh coi vợ như báu vật Sau một đêm nồng nàn, nếu sáng ra chồng làm được những việc này thì còn ý nghĩa hơn cả nói ngàn lời yêu với vợ. "Chồng có thật lòng yêu mình hay không?", "anh yêu mình yêu hay ít?",... có lẽ không ít chị em thường hay tự hỏi câu này. Bởi đàn ông khi yêu thường không giống phụ nữ, họ...