Sơn Tùng, Phạm Hương sản xuất chuối, bưởi vào đề thi
Để tạo sự hứng thú cho sinh viên, một giảng viên đại học đưa Sơn Tùng M-TP, Phạm Hương và Hồ Ngọc Hà vào đề thi môn Tài chính – Tiền tệ.
Đề thi được thầy Nguyễn Hữu Mạnh – giảng viên bộ môn Tài chính – Ngân hàng, ĐH Nha Trang biên soạn cho sinh viên hệ cao đẳng chính quy của một trường đại học.
Nội dung câu 1 của đề thi:
Trong nền kinh tế giản đơn, có ba loại hàng hóa do ba người sản xuất: Sơn Tùng MTP sản xuất chuối, Hồ Ngọc Hà sản xuất sữa, Phạm Hương sản xuất bưởi. Giả sử Sơn Tùng MTP chỉ thích uống sữa, Hồ Ngọc Hà chỉ thích bưởi còn Phạm Hương thích ăn chuối?
a. Anh/chị hãy cho biết, ba người trên sẽ trao đổi với nhau như thế nào trong nền kinh tế nói trên? (1 điểm).
b. Việc đưa tiền vào nền kinh tế có ảnh hưởng như thế nào? (1 điểm).
c. Quan điểm riêng của anh/chị về đồng tiền trong cuộc sống sinh viên và thời đại ngày nay? (2 điểm).
Đề thi của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính lan truyền trên mạng.
Theo thầy Mạnh, “đây là phong cách ra đề riêng của tôi để tạo hứng thú cho sinh viên, ngoài ra không có mục đích gì khác”. Thầy giáo này cũng cho biết, từng đưa các nhân vật của làng Vũ Đại như chị Dậu vào đề thi.
Video đang HOT
Trước đó, một số giáo viên đưa những nhân vật giải trí nổi tiếng vào đề thi để tạo hứng thú cho học sinh.
Đề thi học kỳ năm 2014 của trường THPT Cẩm Giàng (Hải Dương) từng có câu hỏi: “Để so sánh độ hot của hai thần tượng là ca sĩ Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi trong ca khúc Chắc ai đó sẽ về, ta chủ yếu dựa vào: A. Biên độ; B. Âm sắc; C. Độ to; D. Độ cao”.
Theo Zing
Đề xuất tách thi tốt nghiệp và tuyển sinh
PGS Văn Như Cương chia sẻ: GS Hoàng Tụy nói quay lại kiểu thi cũ là tội ác đối với con em chúng ta. Tôi không độc ác, nhưng chúng ta cần xem có nên giữ kỳ thi THPT quốc gia?
Đề xuất tạo ngân hàng đề thi
Hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ngày 28/10) được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng tổ chức đã nêu ra loạt vấn đề được dư luận quan tâm. Trong đó, các chủ đề bàn luận là: Có cần thiết tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? Lựa chọn môn thi thế nào để học sinh học toàn diện? Đề thi ra sao để đánh giá trình độ của học sinh? Thời điểm thi tốt nghiệp diễn ra lúc nào để đạt thuận lợi? Nên duy trì hai loại cụm thi không?...
PGS Văn Như Cương chỉ ra những điểm chưa đạt của kỳ thi THPT quốc gia đã không đạt được mục đích: Giảm căng thẳng, tài chính và đánh giá đúng năng lực của người học.
"Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là Bộ GD&ĐT đã ôm đồm toàn bộ kỳ thi vào mình. Tại sao Bộ GD&ĐT giao việc cho các trường phổ thông từ A-Z rồi quản lý khâu cuối là Z (tương ứng với thi tốt nghiệp). Ở các trường đại học, Bộ lại nắm phần A (tuyển sinh đầu vào)".
PGS Văn Như Cương đề xuất, nên tách biệt kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH với điểm nhìn và cách thực hiện khác kỳ thi cũ. Cụ thể, việc xét tốt nghiệp nên giao cho các Sở GD&ĐT thực hiện theo cách đơn giản và nhanh chóng. Bài thi có thể áp dụng hình thức thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (một bài tổng hợp duy nhất bao gồm tất cả các môn). Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99% hay 100% không phải là vấn đề quan trọng. Còn kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao quyền tự chủ cho các trường theo mô hình riêng.
PGS Văn Như Cương đề xuất nên tách riêng thi tốt nghiệp và tuyển sinh. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo đánh giá của PGS Văn Như Cương, kỳ thi THPT quốc gia vừa qua không đánh giá được năng lực người học khi kết hợp hai kỳ thi khác nhau hoàn toàn về mục đích là tốt nghiệp đại trà và chọn năng lực thực sự.
"Chúng ta thử so sánh hai thí sinh cùng đạt 6 điểm nhưng một người đạt 6 điểm đại trà và một người đạt 4 điểm nâng cao 2 điểm đại trà có khác nhau? Tại sao thí sinh thi vào các trường như Bách khoa, Ngân hàng, Sư phạm lại chỉ thi một môn Toán giống nhau, trong khi đó bản chất ngành học (ứng dụng Toán, giảng dạy Toán) hoàn toàn khác nhau. Thêm nữa, đề Toán của chúng ta 10 năm nay không thay đổi, vẫn là các dạng khảo sát hàm số, giải phương trình, bất phương trình, hình học không gian...).
GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ, ĐH. Ảnh: Quyên Quyên.
Đồng tình với ý kiến của PGS Văn Như Cương, TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông kiến nghị: Hãy tổ chức một kỳ thi thuần túy là tốt nghiệp THPT ở các địa phương do các trường THPT (hoặc các cụm trường THPT) tại liên xã hoặc huyện dưới sự phụ trách điều hành của các Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT.
Ông Dụ nhấn mạnh: "Xã hội nên tin và yên tâm là các địa phương, các trường THPT có khả năng và sẽ làm tốt. Vì họ đã đào tạo suốt 12 năm học không có lý do gì lại không hoàn thành kỳ thi cuối".
Bàn luận thêm về vấn đề này, TS Mai Văn Tỉnh - Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD&ĐT cho rằng, với kỳ thi THPT quốc gia hiện tại, các trường đại học cũng gánh phần công việc của thi tốt nghiệp - không phải phần việc của mình. Điều này không đảm bảo sự phân cấp quản lý hợp lý.
GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổng hợp những góp ý chung của các đại biểu, đại diện cho các trường chia sẻ: Nên tách kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ riêng biệt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên có tác dụng "thi để đạt" chứ không phải "thi để tuyển". Vì thế có thể tổ chức thi nhiều đợt trong năm để giảm áp lực. Kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao cho các trường chủ trì, phía Bộ GD&ĐT xây dựng nguyên tắc, quy chế.
Theo GS Trần Hồng Quân, học đại học điều quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải đầu vào, việc xét tuyển theo ngành cũng quan tọng hơn việc xét tuyển theo trường. Bởi thí sinh có quyền lựa chọn trường tốt hay không, nhưng ngành học là việc theo đuổi cả cuộc đời.
Đại diện Trung tâm Kiểm định của Hiệp hội các trường CĐ, ĐH đều xuất: Bộ GD&ĐT nên thành lập và chuẩn hóa ngân hàng đề thi tạo mặt bằng chung cho các trường trong việc tuyển sinh đại học.
Bộ GD&ĐT khẳng định không "ôm đồm" kỳ thi THPT quốc gia
Chia sẻ trong hội thảo, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng khẳng định, Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh từ kỳ thi vừa qua 2014-2015. Chính vì vậy đã có hơn 200 trường đưa ra đề án tuyển sinh riêng được Bộ GD&ĐT ủng hộ và đồng hành. Thực chất có nhiều trường chưa sẵn sàng và chưa đủ năng lực để tự chủ.
Giải đáp ý kiến về đề thi, ông Mai Văn Trinh cho rằng, nguyên tắc của giáo dục là thi phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong chương trình phổ thông. Các môn học đều có đề thi mở, đánh giá năng lực người học, có thể sự thay đổi trong cách ra đề môn Toán chưa thực sự rõ ràng nhưng đề thi THPT quốc gia 2014-2015 đã gắn liền thực tiễn khi nói về dịch Mers. Hơn nữa, đề thi không chỉ áp dụng cho học sinh ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP HCM mà còn dành cho học sinh trên các nước với nhiều tỉnh thành còn gặp khó khăn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng chia sẻ: Kỳ thi THPT quốc gia đã đạt được những kết quả tốt, thể hiện sự góp sức của toàn xã hội khi từ hệ thống chính trị đến những người dân bình thường nhất, Bộ GD&ĐT không ôm đồm. Liên quan đến công tác ra đề thi, và tổ chức các cụm thi đều do các thầy, cô giáo ở trường phổ thông là những thành viên làm đề thi. Việc tổ chức các cụm cũng chính là các trường phổ thông, các sở GD&ĐT và các trường đại học trực tiếp thực hiện.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng khẳng định Bộ GD&ĐT không "ôm đồm" kỳ thi THPT Quốc gia. Ảnh: Quyên Quyên.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng khẳng định: Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường thông qua đề án tuyển sinh riêng và Bộ hoàn toàn ủng hộ các trường thực hiện theo chủ trương này. Tuy nhiên thực tế, với tư cách từng là hiệu trưởng đại học, để tự chủ tuyển sinh vừa mừng vừa lo, vì tự chủ là phải có năng lực nhất định. Ví dụ vấn đề ra đề thi, bảo mật đề thi là một khâu khó cần suy nghĩ.
Theo Zing
Kỳ thi Quốc gia, không thể tổ chức ở tháng 6 để tránh nóng (GDVN) - Đây là ý kiến của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí trong buổi họp báo giải đáp những vấn đề nóng hậu Kỳ thi THPT quốc gia 2015 chiều ngày 4/7. Thi Quốc gia đã hạn chế được gian lận trong thi cửĐáp án chính thức 8 môn thi quốc gia 2015 từ Bộ Giáo dục và Đào...