Sơn nữ sập bẫy tình “sở khanh” và những đứa trẻ mang tên thù hận
Nhiều năm trở lại đây từ khi các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau mưa ở huyện biên giới A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), hàng loạt sơn nữ ở huyện này rơi vào cảnh không chồng mà sinh con vì bị nhiều công nhân, kỹ sư lừa tình.
Để thể hiện nỗi thù hận, nhiều sơn nữ đã lấy tên của bố mẹ kẻ lừa tình mình để đặt tên cho con. Không ít sơn nữ khác sau khi sập bẫy tình vì quá đau buồn, uất ức nên mắc bệnh tâm thần.
Ảnh minh họa
Tan nát tuổi xuân vì tin lời đường mật
Trong căn nhà sàn dột nát ở thôn A Ron, xã Hồng Hạ, Hồ Thị S.(20 tuổi) ngồi trên mảnh chiếu rách bươm, tay bồng đứa con trai một tuổi, mắt thẫn thờ nhìn ra cửa. Dưới căn bếp lụp xụp, mẹ S., chị Hồ Thị X.(45 tuổi), vừa thổi cơm vừa luôn miệng cáu gắt bằng tiếng Pa Kô. Anh cán bộ đoàn thôn A Ron đi cùng chúng tôi cho biết chị X. đang chửi rủa con gái mình nhẹ dạ tin lời đường mật của gã kỹ sư trẻ miền xuôi khiến chị khốn khổ.
Cách đây gần 3 năm, khi vừa tròn 17 tuổi, S. là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhất nhì thôn A Ron. Nhiều trai bản say đắm trước nhan sắc của S. đêm nào cũng dập dìu kéo đến nhà thiếu nữ này tìm cách chinh phục người đẹp. Vì chưa gặp được chàng trai nào ứng ý nên S. không đón nhận tình cảm của bất cứ ai. Một hôm, trong đoàn người đến tán tỉnh S. có một người đàn ông miền xuôi tên Nguyễn Tiến Hùng (35 tuổi). Hùng quê Thanh Hóa, là kỹ sư, lên A Lưới để thi công một công trình trên địa bàn xã Hồng Hạ.
Video đang HOT
Vẻ ngoài điển trai, đặc biệt là tài ăn nói như rót mật vào tai người khác của Hùng khiến S. cảm mến chàng trai này ngay từ lần gặp đầu. Chỉ sau khoảng 1 tuần lui tới nhà S., Hùng đã làm cho thiếu nữ này say mê mình như điếu đổ. Phát hiện người cưa cẩm con gái mình là một người đàn ông miền xuôi, chị X. khuyên con hãy cảnh giác cao độ. Chị X. khuyên vậy là bởi chị biết trên địa bàn xã Hồng Hạ cũng như huyện A Lưới đã có quá nhiều sơn nữ bị đàn ông miền xuôi lừa tình. Nhưng vì quá yêu Hùng nên S. bỏ ngoài tai lời khuyên của mẹ.
Từ đó, hàng ngày, cứ hết việc ở công trường, Hùng đến nhà S. chở thiếu nữ này lên thị trấn A Lưới chơi. Trong những lần đi chơi ấy, S. bị Hùng dụ dỗ đưa vào nhà nghỉ. Quá yêu Hùng nên S. không làm chủ được bản thân và đã hàng chục lần trao thân cho người đàn ông này. Một thời gian sau thì S. dính bầu. Thiếu nữ này hoảng hốt kể với Hùng chuyện mình đã mang thai thì Hùng bảo sẽ nhanh chóng tổ chức đám cưới.
Tuy nhiên, khoảng 1 tháng sau, khi nhiều ngày liền không thấy Hùng đến chơi, S. tìm đến công trường nơi Hùng làm việc dò hỏi thì ngã ngửa khi biết Hùng đã có vợ và 2 con và người đàn ông này đã chuyển đến một công trường khác ở Quảng Nam. Nhiều lần tìm cách liên lạc với Hùng không thành, biết mình bị lừa tình, S. đành ngậm đắng nuốt cay chờ ngày sinh con, vì lúc này cái thai trong bụng S. đã quá lớn.
Cách nhà S. khoảng 200m, Hồ Thị M.(21 tuổi), con gái của ông Hồ T., cũng vừa sinh con sau khi sập bẫy tình của một gã công nhân xây dựng tên Long (quê Ninh Binh). Trò chuyện với chúng tôi, M. cứ ôm con khóc nức nở. Ông Hồ T. thì kể trong giận dữ:”Khi con gái tui mang bầu, thằng Long bảo nó sẽ về quê đưa bố mẹ vào đặt vấn đề cưới xin. Vậy nhưng khoảng 1 tuần sau thì nó lặn mất tăm, tui ra công trường tìm mới biết nó đã chuyển vào miền Nam làm công trình khác. Cái thằng đó quá thất đức, nó chỉ tán tỉnh rồi ngủ với con M. chứ không yêu đương gì”.
Theo bà Hồ Thị Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Hạ, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có không dưới 20 sơn nữ bị các công nhân, kỹ sư người miền xuôi lên xây dựng các công trình trên địa bàn lừa tình dẫn đến mang bầu và sinh con. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ xã Hồng Hạ, mà tại nhiều xã khác của huyện sơn cước A Lưới, nhất là các xã Hồng Vân, Hồng Thủy, Hồng Thượng, Hồng Thái, Sơn Thủy, mỗi năm một xã cũng có hàng chục sơn nữ bị “Sở Khanh miền xuôi” hại đời bằng bẫy tình.
Lấy tên bố mẹ kẻ lừa tình đặt tên cho con để khắc ghi… thù hận
Sau khi bị gã công nhân tên Minh (quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lên thi công công trình thủy điện A Lưới lừa tình rồi “cao chạy xa bay”, Hồ Thị L. (23 tuổi) ở thôn A Vinh, xã Hồng Thái sinh một đứa con trai. Được sự chỉ dẫn của một số công nhân, L. và mẹ là bà Hồ Thị C., lặn lội ra tận huyện Kỳ Anh tìm gặp bố mẹ Minh, là ông Võ Văn Quang và bà Hoàng Thị Vân. Tuy nhiên, bố mẹ Minh không những không nhận cháu mà còn xua đuổi mẹ con L. ra khỏi nhà. Quá uất ức, sau khi trở về, L. quyết định đặt tên cho con của mình là Hồ Quang Vân, với dụng ý chửi rủa bố mẹ của kẻ lừa gạt mình.
Mặc dù đã có vợ và 2 con trai, nhưng trong thời gian lên huyện A Lưới làm công nhân thi công sửa chữa đường Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Chất (36 tuổi, ngụ P.Phú Hiệp, TP.Huế), vẫn vờ tán tỉnh để ăn nằm với sơn nữ Hồ Thị Th. ở thôn Ky Ré, xã Hồng Thượng. Sau khi biết Th mang bầu, Chất lập tức cuốn gói về xuôi rồi xin chuyển sang làm ở công trình khác. Th. bồng con tìm về nhà Chất thì bị vợ Chất xua đuổi.
Ông Nguyễn Gia Bảo và bà Bùi Thanh Nga, bố mẹ Chất, thương cảnh ngộ éo le của mẹ con Th. nên sau đó tìm lên A Lưới để thăm cháu. Tuy nhiên, vừa đặt chân đến nhà Th. thì ông Bảo và bà Nga đã bẽ bàng khi biết Th. đặt tên cho con của mình là Hồ Bảo Nga. Thấy mình bị xúc phạm, ông Bảo và bà Nga lập tức về xuôi và từ đó không lên thăm mẹ con Th. nữa.
Ngoài những sơn nữ bị sập bẫy tình lấy tên bố mẹ kẻ lừa tình mình để đặt tên cho con, nhiều sơn nữ khác lại đặt cho con những cái tên thể hiện nỗi đau bị lừa gạt. Đơn cử như trường hợp của Hồ Thị Ch. ở thôn Ca Cú, xã Hồng Vân. Cách đây 4 năm, chị Ch. sập bẫy tình của một công nhân cầu đường quê Thanh Hóa đã có vợ đến thi công công trình trên địa bàn. Khi phát hiện chị Ch. mang thai, gã công nhân này vờ về quê để đưa bố mẹ vào xúc tiến cưới chị Ch. làm vợ rồi bặt vô âm tín. Đau đớn tột cùng, nên sau khi sinh con, chị Ch. đặt tên cho đứa con của mình là Hồ Đau Tình để suốt đời ghi nhớ việc mình bị lừa gạt.
Mắc bệnh điên sau khi sập bẫy tình
Nghĩ đến hoàn cảnh thương tâm của mẹ con chị Trần Hồ Nh., một trong nhiều sơn nữ mắc bệnh tâm thần sau khi bị lừa tình ở huyện A Lưới, người dân thôn 4, xã Hồng Thủy không ai cầm được nước mắt. 10 năm trước, khi còn là cô gái độ tuổi đôi mươi duyên dáng, chị Nh. từng khiến không biết bao nhiêu trai bản thổn thức. Rồi chị yêu anh Hồ Công Nam, một trai bản khỏe mạnh, làm ăn giỏi giang. Tuy nhiên, khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến ngày cưới thì anh Nam qua đời do bị gỗ đè chết trong một lần vào rừng đốn gỗ.
Quá đau buồn, chị Nh. nhiều lần tìm đến cái chết nhưng được gia đình ngăn cản kịp thời. Sau khi người yêu của chị khuất núi, nhiều trai bản xin được cưới chị làm vợ nhưng không có chàng trai nào được lọt vào mắt xanh của chị. Ở thời điểm đó, nhiều công trình hạ tầng ở Hồng Thủy được đầu tư xây dựng, công nhân miền xuôi lên đây rất đông. Một công nhân tên Việt, quê ở Nam Định, thường xuyên đến nhà tán tỉnh chị. Thấy anh chàng công nhân này an nói có duyên, lại có vẻ thật thà, chất phác, nên chị đem lòng yêu thương.
Tuy nhiên, Việt không yêu chị thực lòng mà chỉ tán tỉnh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu xác thịt đớn hèn. Vì vậy, gã công nhân này nhiều lần dụ dỗ chị Nh. quan hệ chăn gối. Do yêu thương Việt thực lòng và được gã công nhân này hứa sẽ tổ chức đám cưới nên chị Nh. nhiều lần trao thân cho Việt. Sau nhiều lần ăn nằm với Việt, chị Nh.mang thai. Phát hiện sự việc, Việt lập tức viện lý do xuống phố khám bệnh rồi trốn biệt tăm. Đau đớn ê chề, chị Nh.mắc bệnh tâm thần từ đó đến nay suốt ngày cười nói, chửi bới loạn xạ, thân hình già nua như người 40 tuổi. Đứa con gái 7 tuổi của chị cũng có biểu hiện lạ, suốt ngày lẫm lũi như cái bóng.
Theo Dantri
Chuyện tình cô gái xứ Mường làm cảm động cả núi rừng
Sau một thời gian dài bị hai bên gia đình ngăn cấm yêu thương nhau, chàng trai Lý A Đức đã quyết định cùng cô sơn nữ Hà Thị Nhức trốn vào hang giữa nơi rừng núi âm u để bảo vệ cho tình yêu chân thành.
Đứng trước quyết tâm của một mối tình mãnh liệt hai bên thông gia đành phải ngậm ngùi tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ. Sau 43 năm chung sống hạnh phúc, thì người con trai đã qua đời nhưng câu chuyện tình đẹp của họ vẫn được người dân xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nói rằng: "Cho dù nước ở dòng suối Thân có chảy bào mòn đá suối nhưng câu chuyện tình làm cảm động núi rừng của chàng trai người Dao Lý A Đức và cô sơn nữ người Mường Hà Thị Nhức vẫn còn mãi với thời gian".
Vượt qua lời nguyền
Vẫn biết mỗi dân tộc, gia đình đều có những phong tục, lễ giáo riêng và đương nhiên không phải ai cũng đủ dũng cảm để bước qua những quy định khắt khe đó. Tình yêu của đôi trai gái người Mường, Dao trên chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa bỏ đi những hủ tục, để những người yêu thương nhau thật lòng được sống cùng nhau.
Trong ký ức của một già làng ở bản Mít 2, xã Đồng Sơn: Từ biết bao đời nay ở giữa nơi đại ngàn rừng núi này là mảnh đất sinh sống chung của hai dân tộc Dao và Mường, mỗi dân tộc đều có những phong tục và quy định riêng. Nhưng không hiểu sao giữa những cái riêng đó thì người Mường và người Dao nơi đây lại đặt ra một quy định chung về hôn nhân rằng, khi trai gái người Mường, người Dao đến tuổi lập gia đình được phép tự do tìm hiểu nhau nhưng chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không bao giờ được lấy gái người Mường. Cũng vì cái quy định chung của hai dân tộc ấy mà biết bao đôi trai gái yêu thương nhau thật sự đã phải chấp nhận rời xa nhau trong nước mắt. Cho đến một ngày chàng trai người Dao tên là Lý A Đức gặp cô sơn nữ người Mường Hà Thị Nhức thì cái quy định chung ấy đã bị phá bỏ. Bây giờ họ đã thành ông, thành bà hết cả rồi, giờ các anh muốn gặp thì đợi ngày chợ phiên họp vào sáng mai nhé!
May mắn cho tôi vì trong phiên chợ vùng cao họp vào thứ tư tôi đã gặp được nữ nhân vật chính của câu chuyện tình có một không hai này, bà Hà Thị Nhức xuống phiên chợ để bán rễ cây rừng và vài ba túm ốc suối. Sau giây phút làm quen thoáng chút e ngại, bà lặng buồn kể lại: Tôi sinh năm 1945, trong một gia đình người Mường tương đối khá giả ở bản Mít 2, vốn hát hay lại múa đẹp nên được nhiều anh trai bản để ý.
Năm 1962, khi đã đến tuổi cập kê thì đêm nào cũng có con trai đến tán nhưng lúc bấy giờ tôi vẫn chưa ưng ai. Rồi ngày định mệnh đã đến, dường như ông trời đã ban anh ấy cho tôi nhưng chuyện tình yêu của chúng tôi gặp phải sự phản đối quyết liệt của cả hai bên gia đình. Hôm đó, vào một sáng sớm sương mờ giăng khắp núi rừng, khi đang mải mê hái măng ở lưng trừng núi thì tôi nghe thấy tiếng cọp hú vang cả khu rừng, hoảng hốt bỏ chạy nên tôi bị trượt chân ngã xuống khe. Sau giây phút choáng váng, tôi tỉnh dậy và thấy một người đàn ông ngồi cạnh bên, tay cầm chiếc gậy dài, đầu vót nhọn, chưa kịp định thần mình đang ở đâu và hỏi gì thì anh ấy quay lại nói với tôi: Anh đi săn thú rừng qua đây, phát hiện ra em bị ngã từ trên kia xuống, vết thương ở chân em anh đã đắp lá cây rồi, chắc khoảng 2 tiếng nữa mới đi được đó... Trong giây phút làm quen với nhau, tôi biết được anh ấy sinh năm 1941, tên thật là Lý A Đức, người dân tộc Dao, nhà anh chỉ có hai anh em trai, sống ở lưng trừng núi mẹ Lìu ở mạn bên giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Hôm đó, anh đã cõng tôi về tận đầu bản, rồi ra về khi mặt trời đã xuống núi.
Cũng từ hôm đó, anh thường xuyên đem thuốc lá cây xuống cho tôi đắp, rồi mỗi lần họp chợ phiên anh thường ghé vào cho tôi chút mật ong rừng, khi thì chút thịt hoẵng để tôi tẩm bổ sức khỏe. Khi vết thương ở chân đã khỏi thì không thấy anh ghé qua nhà tôi nữa, tôi tự hỏi không biết dạo này anh thế nào, anh ấy có khỏe không mà không thấy anh ghé chơi nhà mình, lòng tôi rạo rực nỗi nhớ về anh. Tôi biết đã yêu anh ấy ngay từ lần đầu tiên anh ấy cứu mạng mình, muốn đến nhà anh ấy chơi nhưng giữa nơi rừng núi rộng lớn biết chỗ nào mà tìm. Lúc đó tôi cũng nghĩ, người con trai khỏe mạnh, có tài săn bắn như anh thì không thiếu những cô gái người Dao thầm yêu trộm nhớ.
Thời gian trôi qua mau, bóng hình anh chàng người Dao ấy gần như mờ nhạt trong ký ức thì bất ngờ chúng tôi gặp lại nhau trong một lần tôi đi hái rau rừng, chưa kịp hỏi thăm thì anh ấy đã tiến đến cầm tay tôi và nói rằng: Nhức à! Em có đồng ý lấy anh không? Ngỡ ngàng trước câu hỏi bất ngờ nhưng tôi cũng đồng ý vì tôi đã yêu anh nhiều biết mấy. Tôi đưa anh ấy về nhà ra mắt và giới thiệu với gia đình, nhưng bố mẹ tôi từ chối thẳng thừng, vì từ xa xưa không bao giờ con trai người Dao có thể lấy được con gái người Mường. Mặc dù cũng biết anh Đức là ân nhân của tôi nhưng mọi lý do cho một tình yêu chân thành không thể lay chuyển nổi quyết định của hai cụ. Và điều quan trọng nhất là đã có những nhà giàu có trong bản có ý thông gia với nhà tôi nên bố mẹ tôi vẫn khăng khăng từ chối anh ấy. Cũng vì theo anh ấy về nhà, tôi sẽ phải sống ở trên núi, khu vực các đầu nguồn, ngọn suối, phải làm nương giữa các cánh rừng, đến khi đất đó bạc màu, ớt, gừng không còn cay, làm lụng chắt chiu không đủ ấm, lại rủ nhau du canh, du cư tìm miền đất mới, kiếm kế sinh nhai mà cái vòng luẩn quẩn nghèo đói ấy sẽ không bao giờ thoát ra được.
Sống trong hang đá
Gia đình bên nhà trai cũng không đồng ý để anh ấy lấy tôi vì làm như thế là phá vỡ lời nguyền, làm ô danh đến phong tục của người Mường và người Dao nơi đây. Dù biết rằng chuyện hôn nhân của hai đứa đã phạm vào quy định, lễ giáo của hai tộc người nhưng nếu vì những điều khắt khe ấy mà chúng tôi phải từ bỏ hạnh phúc của mình thì thật không đành chút nào. Sau nhiều đêm khóc thầm, tôi và anh ấy quyết định cùng nhau chốn vào rừng. Dò dẫm trong đêm tối, cuối cùng chúng tôi tìm được một cái hang trên lưng trừng núi mẹ Lìu. Đứng trên núi nhìn xuống thấy có rất nhiều ánh sáng di chuyển, đó chính là người nhà tôi đang săn lùng. Giữa nơi rừng núi âm u, anh ấy ôm lấy tôi an ủi: "Nhứt à! Theo anh em sẽ khổ lắm đấy. Nhưng dù sống hay chết thì anh cũng phải lấy bằng được em".
Những ngày sống trong hang vô cùng lạnh lẽo, chúng tôi phải lấy lá cây rừng để đắp, ăn rau rừng, thịt thú rừng sống qua ngày. Cứ sáng ra là tôi đi hái rau rừng còn anh ấy đi săn thú, tất cả mọi thứ đều phải nướng trên ngọn lửa. Những tháng ngày ấy, tôi mới thật sự hiểu ra rằng tôi đã yêu anh nhiều biết mấy và không thể sống nếu như thiếu anh. Biết bao nhiêu đêm nghe tiếng cọp, tiếng thú rừng hung tợn kêu nhưng tôi không hề sợ hãi, vì đã có anh ấy ở bên cạnh tôi.
Sang đến tuần thứ sáu thì người nhà tôi đã tìm thấy chúng tôi ở trong hang, họ nói rằng nếu như chúng tôi về thì gia đình sẽ làm đám cưới cho, chứ trốn mãi ở trong hang thế này không chết vì lạnh thì cũng làm mồi cho rắn độc, cho cọp dữ mà thôi. Đám cưới của trai người Dao và cô gái người Mường làm xao động cả cái bản nghèo, họ đồn đại và bàn tán nhiều lắm. Khi qua nhà chồng tôi phải học rất nhiều nghi thức như rửa tay, rồi bước qua chậu than hồng và nhiều nghi thức khác...
Tình yêu còn mãi
Thời gian cứ thế trôi đi cả hai cùng chung sống rất hạnh phúc, bà Nhức đã sinh cho ông Đức 5 người con, ba trai, hai gái, các con của bà đã yên bề gia thất và sinh cho ông bà những đứa cháu trai khỏe mạnh, những đứa cháu gái xinh tươi như bông hoa rừng. Hạnh phúc tưởng chừng sẽ nảy chồi mãi trong căn nhà đơn sơ nhưng không ngờ năm 2006 ông Đức bỗng đột ngột qua đời ở tuổi 65. Sự ra đi của ông Đức đã để cho bà lại biết bao buồn nhớ.
Cứ mỗi khi đến phiên chợ bà lại mang cây rừng có thể làm thuốc, sắc thành nước uống và vài ba túm ốc suối xuống bán. Có khi cả phiên chợ không bán được một đồng nào nhưng bà vẫn xuống họp đều đặn vì bà muốn nhớ lại cái không khí của những buổi chợ phiên khi được gặp, nắm tay người yêu. Và trong tâm thức của bà thì chồng bà chỉ mất đi về thể xác, còn linh hồn mãi mãi bất diệt quay về với tiên tổ, với người yêu. Cũng chính vì thế mỗi phiên chợ diễn ra người ra lại thấy bà Nhứt mặc quần áo, đội khăn theo phong tục của nhà chồng.
Theo Dantri
Sơn nữ và cạm bẫy kiếm tiền Nghèo đói, lạc hậu nên phần lớn thiếu nữ ở vùng cao Quế Phong (Nghệ An) cứ lớn lên là bỏ làng, bỏ bản mà đi. Cuộc hành trình của họ đầy cạm bẫy, đắng cay và nước mắt. Không vợ lẽ cũng gái bán dâm Độ mấy năm nay, thỉnh thoảng các xã trong huyện Quế Phong lại nhận được những tờ...