Sơn nữ trở về sau bốn năm biệt tích
Đươc “ngươi hung” giai cưu va xin đăng ky kêt hôn nhưng chinh quyên ngô nhân la chưa đu tuôi.
Sau bốn năm biệt tích, mơi đây cô Phạm Thị Tâm, con ông Phạm Văn Le, dân tộc H’Rê ở thôn Nước Lô, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã đột ngột trở về. Hóa ra cô bị kẻ xấu lừa đưa đi làm tiêp viên quán karaoke tận đất đảo Lý Sơn. Trước đo, mơi 13 tuôi cô bi tảo hôn theo luât tuc với một người ở xã Ba Dinh. sau một thời gian chung sống, cô bi chông ruồng bỏ. Tâm đang chán nản thì có một người tên K. đến dụ dỗ cô xuống đồng bằng bán cơm, mỗi tháng tiền lương 1 triệu đồng.
Bi đưa ra đao
Em Phạm Thị Tâm trở về sau bốn năm biệt tích.
Người ấy đã đưa Tâm xuống TP Quảng Ngãi rồi đưa ra đảo Lý Sơn. Tâm không biêt chữ và nói tiếng Kinh chưa rành, thường ngày chỉ quen với cái rừng, cái rẫy nên xuống cửa biển Sa Kỳ thấy biển mênh mông cô đa sợ. Nhưng với cảnh chồng ruồng bỏ, cha mẹ buồn nên đanh liêu xuống tàu. Đến Lý Sơn, cô bi đưa về một quán nhậu có dịch vụ karaoke của bà Đ. ở xã An Vĩnh. Ở đó có vài sơn nữ như cô. Ban đầu chủ quán giao cô làm con sen lau chùi bàn, giặt quần áo, rửa chén. Sau đo họ bắt Tâm diện váy để tiếp khách. Ho thường ép cô uống bia. Tâm từ chối và đòi chủ quán trả về nhà. Chủ quán hù dọa: “Tiền thuê mày tao đã đưa cho con K. rồi. Nếu muốn về thì phải trả tiền. Không thì tao báo công an bắt nhốt vì mày lừa đảo”. Tâm sợ hãi phải làm theo yêu cầu của chủ quán. Tâm nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ em nên khóc lóc đòi về. Chủ quán hết dọa dẫm lại dỗ dành rồi dùng chổi đánh.
Chủ quán còn ép Tâm phải đi xa hơn trong việc chiều chuộng khách. Tâm kể: “Làm ở quán có khi khách cho 50.000, 100.000, 200.000 đồng nhưng rồi chủ quán bảo đưa tiền giữ hộ, khi trở về sẽ hoàn trả cả tiền công lẫn tiền giữ giùm không mất một cắc”. Nhưng sau hơn bốn năm làm ở quán karaoke, Tâm chẳng được chủ trả tiền lương, chỉ trả lại 2 triệu đồng mà khách cho sau khi Tâm đòi nhiều lần.
Cha Tâm – ông Phạm Văn Le vui mừng vì con trở về, kể: “Thời gian nó biệt tích mình không biết con ở đâu, sống chết thế nào nên buồn đứt ruột. Đã nhiều lần mình hỏi thăm thằng chồng trước của nó nhưng thằng đó không còn ở đây nữa. Hỏi những người ở khu vực đó, họ bảo không biết nên mình đành chịu”.
Video đang HOT
Đươc giai thoat va câu hôn
May sao ơ đao co anh D. lớn hơn Tâm chừng 10 tuổi, hành nghề lặn biển đã thương lượng với chủ quán đưa Tâm về nhà, sau đó cả hai cùng chung sống như vợ chồng. Tâm kể: “Ba mẹ anh D. cũng thương em lắm”. Tại gia đình này, Tâm chỉ làm việc lặt vặt trong nhà. Tuy vậy, Tâm thường nhớ nhà, nhớ bản, anh D. hưa khi có điều kiện sẽ đưa về gia đình nhưng chinh Tâm cung không biêt đương vê quê nên anh cung không biêt lam cach nao.
Tháng 4-2012, anh Bùi Đình Ngôn – cán bộ Bảo tàng Ba Tơ ra đảo dự trại sáng tác về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Anh đã tình cờ gặp những người chòm xóm nơi Tâm cư ngụ. Họ kể về Tâm và đưa anh Ngôn đến tận nhà với hy vọng anh giúp Tâm tìm về nguyên quán. Anh Ngôn đã chụp ảnh Tâm và hỏi tên cha mẹ, quê quan.
Trở về Ba Tơ, anh Ngôn đã vượt vài chục cây số tìm đến chính quyền xã Ba Giang báo cáo sự việc. Chủ tịch Hội Nông dân xã cùng nhiều cán bộ xã thấy ảnh của Tâm đã nhận ra ngay. UBND xã báo với Công an huyện Ba Tơ liên hệ với huyện đảo Lý Sơn xác minh, lên kế hoạch đon Tâm trở về.
Trong thời gian chờ xác minh, anh D. đã đưa Tâm về. Anh D. thưa chuyện với cha mẹ Tâm va cùng Tâm đến UBND xã trình báo thời gian đi vắng và xin làm thủ tục kết hôn.
Chưa đu tuôi kêt hôn?
Ngày 20-6, trao đôi vơi PV, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Giang Phạm Văn Trình cho biêt: “Em Tâm biệt tích trong bốn năm. Khi trở về gia đình có trình báo và xin đăng ky kêt hôn vơi anh D. Tuy vậy, theo sổ bộ lưu ở xã thì em Phạm Thị Tâm sinh ngày 1-1-1995, chưa đủ tuổi kết hôn nên chinh quyên chưa đông y”.
Theo Điều 3 Nghị định 70 của Chính phủ hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình, thì tuổi kết hôn của nữ từ 18 tuổi trở lên tức là từ tròn 17 tuổi một ngày trở lên đã đủ tuổi kết hôn. Căn cư vao ngay sinh, đên nay Tâm đa trên 17 tuôi va hơn năm thang, đa đu tuôi kêt hôn theo Nghi đinh 70. Bao Phap Luât TP.HCM đa cung câp cho ông Trinh thông tin phap ly trên. Ông Trinh vui mưng cho biêt se xin y kiên Phong Tư phap huyên đê giai quyêt cho ho đăng ky kêt hôn theo đung luât.
Theo PLTP
Hành trình nửa năm lưu lạc của sơn nữ tuổi 16
Hay tin Moong Thị May ở bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị lừa bán sang Trung Quốc vừa trở về, chúng tôi tìm đến và được em kể lại hành trình lưu lạc xứ người trong suốt nửa năm trời.
Rơi vào cạm bẫy
Moong Thị May sinh năm 1996, do gia đình túng quẫn nên học xong lớp 9 em phải nghỉ học ở nhà đỡ đần bố mẹ. Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn không lâu, trong lúc bố mẹ em vào rẫy thu hoạch lúa, có hai người phụ nữ tên Thải và Quý (cư trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn) tìm đến nhà rủ em đi làm ăn xa.
Moong Thị May (giữa) trở về đoàn tụ cùng bố mẹ.
Thải và Quý vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp, rằng ở đó công việc rất nhẹ nhàng, thu nhập lại cao, ít nhất 4 triệu đồng/tháng. Do tuổi đời còn ít, kinh nghiệm sống còn non nớt, lại chưa khi nào bước ra khỏi địa bàn Kỳ Sơn nên May dễ dàng rơi vào cạm bẫy của những kẻ bất lương.
Thải và Quý cùng lên xe khách đưa May xuống TP.Vinh. Để giữ lòng tin, lúc lên xe Thải đưa em số tiền 4 triệu đồng và hứa trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tiền hơn nữa. Đến Vinh, May được đưa đến nhốt trong một căn nhà kín mít, chung quanh là 4 bức tường cao.
Tại đây, có hàng chục người cùng bị nhốt chung với May. Số tiền 4 triệu đồng em nhận lúc trước nay bị lấy lại. Sau đó, May cùng những người phụ nữ bị nhốt chung phòng được đưa lên một chiếc xe lớn và kín mít chạy suốt ngày đêm...
Sang đến Trung Quốc, một đối tượng đưa em đến giao cho một người phụ nữ có tên là Hảo, cũng là người Việt Nam lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc. Nhà bà Hảo có một trang trại trồng cây, hàng ngày Moong Thị May đến đây làm việc. Nhưng trái với lời hứa ban đầu của hai đối tượng Thải và Quý, làm việc suốt ngày nhưng May không được nhận bất cứ một đồng lương nào ngoài việc ăn và ở.
Tìm đường về
Sau nhiều lần tìm cách liên lạc với gia đình nhưng bất thành, một hôm, Moong Thị May nói với bà Hảo: "Ở nhà, có nhiều người cũng muốn sang đây làm việc. Họ nói con về đưa đi họ mới tin. Bà cho con về nhà để đưa họ đến đây".
"Trên địa bàn xã này hiện có ít nhất 30 trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc".
Ông Hà Minh Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn)
Cho rằng đây là một phi vụ béo bở, bà Hảo lập tức đồng ý và soạn sửa hành lý đưa May trở lại Việt Nam. Đến TP.Vinh, để May một mình đi xe khách về Kỳ Sơn, còn bà Hảo ở lại chờ May đưa những người cùng bản xuống gặp. May về đến nhà, bố mẹ em quyết định trình báo sự việc với Công an huyện Kỳ Sơn.
Trao đổi với phóng viên NTNN về vụ việc, thượng tá Lô Liên - Phó Trưởng Công an huyện xác nhận vụ án vừa được khởi tố và đang trong quá trình mở rộng điều tra. Các đối tượng trong vụ án này cư trú ở nhiều địa bàn, hành tung khá phức tạp nên công tác điều tra phá án cần phải có thêm thời gian.
Gặp chị Moong Thị Thủy - mẹ May thì được chia sẻ: "Suốt gần 6 tháng qua tôi không có lấy một giấc ngủ ngon, có hôm không ăn nổi bát cơm vì nhớ thương con". Hỏi May rằng: "Bây giờ em mong muốn điều gì nhất?", sau một thoáng suy nghĩ, em trả lời: "Muốn luôn luôn được ở bên bố mẹ!".
Theo Dân Việt
Bi kịch những sơn nữ lấy chồng từ thuở 13 Cứ học đến lớp 7, lớp 8 thì các thiếu nữ xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy (Kon Tum) lại thi nhau nghỉ học để đi... bắt chồng và xây dựng cuộc sống mới. Chuyện kết hôn của đời người được họ xem là việc tổ tiên "truyền" cho con cháu. Thiếu nữ nào quá 16 tuổi mà vẫn chưa "bắt" được chồng...