Sơn La sẵn sàng kịch bản nếu học sinh phải dừng đến trường
Tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch và thực diễn các phương án dạy và học ứng phó trường hợp học sinh phải dừng đến trường do dịch bệnh.
Tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch đảm bảo tất cả học sinh được học tập khi phải dừng đến trường. Ảnh: Trần Trọng.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong cả nước, đặc biệt là số ca mắc SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn có chiều hướng gia tăng. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Sở GDĐT tỉnh về việc tổ chức các phương án dạy học chất lượng, hiệu quả.
Theo đó, Sở GDĐT tỉnh Sơn La đã giao Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các trường trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập khi phải dừng đến trường.
Các phương án dạy học, gồm: Dạy học trực tuyến; dạy học trên truyền hình; dạy qua video bài giảng và học liệu điện tử; dạy qua phiếu giao bài. Sở GDĐT cũng đã chỉ đạo các phòng, trường phổ thông trên địa bàn xây dựng phương án tổ chức thực diễn các phương án trên.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 380 trường với gần 284.000 học sinh các cấp (trừ bậc học mầm non), trong đó có 77.5% học sinh không có thiết bị học trực tuyến.
Tổng số học sinh ở các trường THPT, THCS vùng thuận lợi có điều kiện học trực tuyến đạt 32.5 %, việc dạy học sẽ ưu tiên chọn phần mềm dạy học trên toàn tỉnh/cấp học để đảm bảo công tác chỉ đạo chuyên môn, quản lý, thống kê.
Phương án dạy học qua truyền hình sẽ thực hiện đối với 37,7% học sinh có thiết bị thu sóng Đài PT-TH tỉnh và Đài Truyền hình Việt Nam, ưu tiên triển khai đối với học sinh lớp cuối cấp chưa đủ điều kiện học trực tuyến.
Đối với hình thức giao bài, hướng dẫn tự học, các trường sẽ triển khai tới 67,5% trong tổng số những học sinh chưa đủ điều kiện tham gia hai hình thức dạy học trên. Các trường sẽ thực hiện giao bài qua mạng xã hội đến phụ huynh, người thân, hoặc giao trực tiếp qua cán bộ địa phương của học sinh.
Tuy vậy, việc thực hiện các phương án gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, nhưng với quyết tâm cao cùng sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, ngành Giáo dục sẽ có nhiều đột phá trong năm học mới, gặt hái thêm nhiều thành tích mới, góp phần đưa sự nghiệp “trồng người” của tỉnh Sơn La ngày càng phát triển.
Việc thực hiện các phương án dạy học còn gặp nhiều khó khăn.
Ứng phó với dịch COVID-19, năm học 2021-2022 các địa phương, đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản cho nhiều tình huống có thể diễn ra.
Bà Vũ Thị Tuyết, Trưởng Phòng GDĐT huyện Yên Châu, cho biết: “Trên địa bàn huyện Yên Châu có 50 trường, 900 nhóm, lớp với 22.762 học sinh. Phòng GDĐT huyện đã thực hiện các phương án, thực diễn việc dạy học để kịp thời ứng phó khi học sinh phải dừng đến trường theo sự chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh Sơn La”.
Phòng Giáo dục huyện Yên Châu đã tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học dựa trên hoàn cảnh của từng học sinh, bao gồm: Dạy học trực tuyến bằng các thiết bị thông minh, dạy học trên truyền hình, giao bài trực tiếp về nhà cho học sinh hoặc giao qua nền tảng mạng xã hội.
Đồng thời, Phòng Giáo dục huyện tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
“Tuy nhiên, huyện Yên Châu còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Là huyện miền núi trong tỉnh, dân cư sống xa trường nên việc giao bài trực tiếp tới học sinh rất vất vả đối với nhà trường và giáo viên”, bà Tuyết chia sẻ thêm.
Tính từ ngày 5.10 – 13.10, tỉnh Sơn La đã ghi nhận 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh phía Nam. Trong đó, 6 ca mắc ở huyện Phù Yên, 1 ca mắc ở huyện Vân Hồ và 1 ca mắc ở huyện Yên Châu.
Khẩn trương nghiên cứu phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 508/TB-VP, truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng về việc triển khai các nội dung liên quan đến công tác dạy và học trực tuyến, tại cuộc họp ngày 13-9-2021.
Ảnh minh họa
Căn cứ tình hình thực tiễn của thành phố, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu các phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Tiếp tục xem xét, đề xuất phương án dạy học trên truyền hình, trên hệ thống Hanoistudy bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật và thành phố; xây dựng kho dữ liệu cho giáo viên và học sinh (chọn lựa đưa những bài giảng mẫu của giáo viên, các clip dạy học... để phổ biến rộng rãi), đồng thời chịu trách nhiệm rà soát, kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung giảng dạy bảo đảm các nội dung, hình ảnh phù hợp, đúng lứa tuổi, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
Đặc biệt là tăng cường truyền thông về công tác dạy và học trực tuyến để tạo sự đồng thuận trong dư luận, sự đồng hành của phụ huynh học sinh và cả hệ thống chính trị đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến và chương trình học bảo đảm phù hợp sức khỏe và tâm sinh lý của các em học sinh...
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương mình để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến bảo đảm phù hợp để học sinh có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác; lựa chọn, xây dựng giáo án, chương trình học hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo...
Nhiều giải pháp tâm huyết triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến Nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai dạy học trực tuyến được cán bộ quản lý, GV ngành GD-ĐT Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ tại hội thảo về nâng cao chất lượng quản lý, dạy học trực tuyến cấp tiểu học. Cô Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du chia sẻ về triển khai dạy học trực...