Sơn La: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân, sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Diện mạo khu vực nông thân đang từng ngày “thay da, đổi thịt”, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhân dân đồng tình hưởng ứng
Năm 2011 toàn tỉnh Sơn La có 188 xã mới chỉ đạt 1,61 tiêu chí/xã (những tiêu chí chưa đạt chủ yếu về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập…); sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm tới 40,1%.
Tuy nhiên, sau chặng đường 10 năm hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Ông Hà Như Huệ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La – cho biết: Triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh Sơn La đã ban hành các Nghị quyết, Đề án, Chương trình hành động… giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành. Cùng với đó, tổ chức bộ máy thực hiện chương trình được thành lập theo quy định và thường xuyên được kiện toàn. Từ đó, các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời và có tính thực tiễn cao, tạo điều kiện cho các địa phương khai thác các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với phát triển sản xuất…
Vượt qua những khó khăn, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng mừng; diện mạo hầu hết vùng quê đã “thay da, đổi thịt”, khang trang, sạch đẹp hơn. Đời sống của người dân khu vực nông thôn từng bước cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ở các xã đạt chuẩn NTM tăng lên trên 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm từ 34,4% (năm 2015) xuống còn 18,6% (năm 2020), bình quân giảm trên 3%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra…
Video đang HOT
Ông Hà Như Huệ chia sẻ: Đích đến trong xây dựng NTM là nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho người dân. Để làm được điều đó, các huyện, thành phố đã căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để lựa chọn khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của, đất đai cùng chung tay. Rõ nét nhất là việc các hộ dân đã hưởng ứng việc hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, trường học… và tích cực lao động sản xuất, tạo nên sức bật cho xây dựng NTM.
Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản bền vững, ứng dụng công nghệ cao
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là khơi dậy được tinh thần đồng sức, đồng lòng của toàn dân. Tính đến năm 2020, toàn tỉnh Sơn La đã có 49 xã về đích NTM; 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 13,5 tiêu chí/xã. Trong đó, thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và được công nhận là đô thị loại II; còn huyện Quỳnh Nhai và huyện Phù Yên đã thoát khỏi danh sách huyện nghèo nhất nước.
Với quan điểm “Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV xác định, hết năm 2025 có 83 xã đạt chuẩn NTM và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Để đạt được mục tiêu đó, cũng với sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước, các địa phương cần rà soát lại các quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch sát với tình hình thực tế, nhất là giải pháp hỗ trợ các bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa để từng bước hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, khi bước vào xây dựng NTM, tỉnh Sơn La xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở phân tích tiềm năng thế mạnh từng vùng, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất hàng hóa và liên kết tiêu thụ. Cùng với đó là việc triển khai các tiêu chí “cứng” (đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế… ).
Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
Tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh: Đồng bộ nhiều giải pháp
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thời gian qua đã làm đứt gãy chuỗi lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Lạng Sơn... trong những ngày gần đây cho thấy, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thích ứng với diễn biến thị trường cũng như dịch bệnh.
Vải thiều Bắc Giang được dành vị trí ưu tiên tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), giúp người tiêu dùng Thủ đô dễ dàng lựa chọn. Ảnh: Hiền Anh
Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó
Thời điểm vải thiều vào vụ thu hoạch cũng là lúc Bắc Giang trở thành "tâm dịch Covid-19". Dù vậy, theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang Dương Thanh Tùng, nhờ chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó theo từng cấp độ dịch bệnh, vải thiều Bắc Giang đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, tiêu thụ ổn định tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Mặt khác, tỉnh đã được Bộ NN&PTNT cùng các ngành, địa phương hỗ trợ tiêu thụ trong nước cũng như làm thủ tục xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc...
Còn Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương Trần Văn Hảo cho biết, với kinh nghiệm đúc rút trong quãng thời gian ứng phó đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm và sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương, tháng 5 vừa qua, Hải Dương đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại bằng hình thức trực tuyến với 131 điểm cầu tại 12 quốc gia, thu hút 300 doanh nghiệp tham gia. Ngay sau hội nghị, vải thiều Hải Dương đã được tiêu thụ ổn định trên các sàn thương mại điện tử.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, ngoài các giải pháp ổn định thị trường nông sản Thủ đô, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối, đưa nông sản của các địa phương gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 vào các kênh phân phối hiện đại. Đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ tiêu thụ 130 tấn gà đồi của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương); 56.000 tấn xoài và 98.000 tấn nhãn của tỉnh Sơn La; 12.000 tấn rau củ, trái cây, thủy sản của các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh...
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, song song với đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ NN&PTNT đã phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương kết nối tiêu thụ nông sản qua nhiều kênh, xây dựng các kịch bản ứng phó dịch bệnh, bảo đảm không để đứt gãy chuỗi sản xuất - tiêu thụ...
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cũng khuyến cáo, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về tài chính để duy trì các kho lạnh bảo quản nông sản. Một vướng mắc khác ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản là năng lực điều tiết, phân luồng nông sản tại các cửa khẩu chưa được cải thiện đáng kể...
Tăng cường kết nối tiêu thụ
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương giới thiệu sản phẩm bột sắn dây tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản tiêu biểu của tỉnh, ngày 18-5. Ảnh: Mạnh Tú
Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng thêm các khu trung chuyển ở khu vực cửa khẩu, giúp giảm chi phí logistics (hiện, chiếm 15-20% tổng chi phí kinh doanh xuất khẩu), qua đó giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú thông tin thêm, thực tế thời gian qua cho thấy, việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử đã mở ra kênh phân phối hiện đại và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, chung sức giúp kênh phân phối này thêm bền vững, kết nối chuỗi cung ứng - tiêu thụ.
Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ameii Việt Nam (quận Hoàng Mai) Nguyễn Khắc Tiến chia sẻ, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là vải thiều Hải Dương, Bắc Giang xuất sang Nhật Bản. Để bảo đảm nguồn vải thiều chất lượng, công ty đã đầu tư nhà máy chế biến tại huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), đồng thời mong muốn Nhà nước hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp - trong đó có Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, bằng cách quy hoạch vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế và tháo gỡ các vướng mắc về chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ...
Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ đẩy mạnh phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến, tăng hàm lượng chế biến của nông sản xuất khẩu, từ đó chủ động tiêu thụ nông sản trong mọi tình huống. Cùng với đó, Bộ sẽ làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ trong nước về việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; thiết lập một hệ thống kết nối thông tin, dữ liệu (từ xuất xứ, quy mô, sản lượng, thời điểm thu hoạch đến chất lượng sản phẩm), cung cấp thường xuyên, công khai tới các hệ thống bán lẻ, phân phối lớn.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ sát cánh cùng Bộ Công Thương, các địa phương, doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh phương thức sản xuất, kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Bộ cũng cân đối nguồn tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chính, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp tại địa phương, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ khẳng định, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ổn định cung - cầu lương thực, thực phẩm cho người dân Hà Nội, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Thủ đô, đồng thời hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh...
Tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP hiệu quả Tỉnh Quảng Ninh là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong gần 10 năm triển khai thực hiện, tỉnh Quảng Ninh đã đúc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai chương trình OCOP hiệu quả, từ đó phát huy thế mạnh vùng, nâng cao thu nhập, cải thiện...