Sơn la: Chủ động phát hiện học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại
Sở GD&ĐT Sơn La yêu cầu các các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở, trung tâm GDNN-GDTX tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về giới và kỹ năng phòng, tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh; chú trọng việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường.
Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại; thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em.
Có các giải pháp hiệu quả bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em.
Video đang HOT
Theo Giaoducthoidai.vn
Việt Nam tụt 3 hạng tiếng Anh trên bảng xếp hạng toàn cầu
Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First chính thức công bố Bảng xếp hạng Năng lực Anh ngữ toàn cầu năm 2017 (EF EPI).
Kết quả chỉ số thông thạo Anh ngữ năm 2017 của tổ chức giáo dục quốc tế EF được công bố tại Hạ viện Anh đầu tháng 11 và tại Hà Nội sáng 17/11. EF khảo sát trên một triệu người trưởng thành ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo kết quả, Việt Nam thuộc nhóm trung bình về trình độ tiếng Anh, đạt 53,43/100 điểm, giảm 0,63 so với năm 2016 và xếp thứ 34.
Xét từng tỉnh thành, năng lực tiếng Anh tốt nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trên phạm vi rộng hơn, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng có chỉ số cao so với các vùng còn lại.
Hà Lan đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau là Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.
Singapore là quốc gia duy nhất của châu Á lọt top 5 về chỉ số này.
Các khu vực tham gia khảo sát gồm châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông. Trong đó, châu Âu tiếp tục dẫn đầu với 8 nước trong top 10.
Châu Á có chỉ số thông thạo tiếng Anh đứng thứ hai, nhưng không đồng đều. Việt Nam đứng thứ 7/20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, sau Singapore (5), Malaysia (13), Philippines (15), Ấn Độ (27), Hong Kong (19), Hàn Quốc (30).
Tổng quan kết quả EF EPI năm 2017. Nguồn: EF Việt Nam
Được biết, năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 31 trên 72 quốc gia.
Trao đổi với báo chí, ông Minh N. Tran - Đại học Yale, Giám đốc Nghiên cứu cấp cao của EF, cho rằng:
Mặc dù giảm 0,63 điểm nhưng năm nay số lượng các nước tham gia khảo sát trình độ tăng lên, nên Việt Nam tụt hạng đáng kể.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc trong năm vừa qua, mức độ thông thạo tiếng Anh của Việt Nam đang dậm chân tại chỗ và không có tiến bộ nào đáng kể.
Từ năm 2014 đến nay, với mức tăng gần 3 điểm (từ 51,57 lên 53,43 điểm), Việt Nam được xếp vào nhóm có mức cải thiện lớn nhất trong bảng xếp hạng.
"Để giữ vững mức tăng này, tôi nghĩ Việt Nam cần tập trung nhiều hơn vào việc cải cách chương trình học và việc đào tạo nâng cao kỹ năng của giáo viên tiếng Anh trên toàn quốc.
Giáo viên nên làm quen với việc hướng dẫn cho học sinh bằng tiếng Anh, với trọng tâm là kỹ năng giao tiếp" - ông Minh N. Tran nhấn mạnh.
Theo GDVN
Cô gái Sơn La đỗ thủ khoa Học viện Quân y Trần Thu Hoài là một trong 14 nữ sinh đỗ Học viện Quân y năm 2017. Với tổng 31,3 điểm, em trở thành tân thủ khoa của trường. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, Trần Thu Hoài, học sinh trường THPT chuyên Sơn La, đạt 9,8 điểm Toán, 10 điểm Hóa và Sinh. Thêm 1,5 điểm ưu tiên khu vực, Hoài...