Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể
Tôi là Minh Châu, sinh năm 2002, được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Sơn La nơi Tây Bắc núi rừng hùng vĩ.
Mảnh đất thân thương ấy đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ, cho đến cấp 3 khi tôi rời xa vòng tay bố mẹ để xuống Hà Nội học tại Trường THPT Trí Đức và hiện tại tôi đang theo học tại Trường Đại học Ngoại Thương. Bên cạnh việc học tập, tôi dành thời gian cho những đam mê của mình – làm MC và nhảy múa.
Tôi đã có một tuổi thơ khá yên bình bên ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình. Dù gia đình tôi cũng không quá khá giả, thu nhập ở mức trung bình nhưng bố mẹ luôn đảm bảo cho tôi một cuộc sống tốt nhất, không thua kém gì các bạn bè cùng trang lứa, thậm chí còn hơn rất nhiều người.
Với cái nhìn cuộc sống ngây ngô của một đứa trẻ, tôi cứ ngỡ cuộc đời sẽ mãi yên bình như vậy, mỗi giây phút đi qua đều là những khoảnh khắc hạnh phúc. Từ nhỏ, tôi đã thể hiện mình là một cô bé tự tin, có năng khiếu về nhảy múa. Tôi luôn là “nòng cốt” của đội văn nghệ của trường, là leader của nhiều chương trình.
Nhưng rồi ai cũng phải lớn lên, cũng phải thôi mơ mộng về cuộc sống như trong các câu chuyện cổ tích ấy. 16 tuổi, tôi đối mặt với quyết định lớn đầu tiên trong cuộc đời, đó là xuống Hà Nội theo học tại một ngôi trường nội trú, rời xa sự yêu thương và chăm sóc của bố mẹ.
Những người hàng xóm, những người thân và bạn bè đều có chung thắc mắc rằng tại sao tôi còn bé vậy mà bố mẹ đã cho đi học xa; Học ở trên quê cũng tốt, không cần thiết phải đi học xa vậy. Nhưng tôi kiên định với những gì mà tôi đã lựa chọn, và bố mẹ tôi cũng ủng hộ điều đó.
Cầm tấm vé trên tay, tôi mang trong mình sự hi vọng vào cuộc hành trình mới, cùng với khát khao được học hỏi và chứng tỏ bản thân. Với nền tảng kiến thức đã có, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, thành tích học tập 6 kỳ ở cấp 3 của tôi đều đứng đầu khối, lớp 10 đạt IELTS 6.5. Tôi còn tham gia Ban tự quản của Trường – một tổ chức của học sinh trong trường chuyên tổ chức các hoạt động về học tập cũng như các hoạt động khác của ký túc xá. 2 năm liền, tôi luôn là trưởng ban và là MC của các chương trình lớn nhỏ. Tôi còn được phát huy khả năng của mình trong lĩnh vực nhảy múa.
Nhưng những khó khăn tôi gặp phải không đến từ học tập, từ các hoạt động ngoài giờ học, mà đến từ cuộc sống tập thể. Những ngày đầu mới nhập trường, dù tự ứng cử và được bầu lên làm lớp trưởng, nhưng tôi không giao lưu, nói chuyện nhiều với các bạn cùng lớp, cùng phòng.
Tôi cứ một mình học tập, một mình làm hết mọi công việc của bản thân cũng như các công việc của lớp. Tôi cứ nghĩ rằng như vậy là tốt nhất, tránh tiếp xúc với mọi người thì sẽ tránh được các hiểu lầm không đáng có. Nhưng cuộc sống tập thể bao gồm nhiều cá nhân, mà mỗi cá nhân đều cần cố những đóng góp nhất định cho tập thể đó.
Tôi vẫn nhớ buổi họp lớp đầu tiên vào 1 buổi tối khi chúng tôi tự học trên lớp về KTX, cả lớp tôi tập trung vào 1 phòng và bắt đầu cuộc họp.
Tôi đã khá bất ngờ khi hầu hết các ý kiến góp ý trong buổi họp đó là đều dành cho tôi – lớp trưởng. Tôi dần nhận ra những vấn đề trong phong cách sống và sinh hoạt của mình, nhận ra mình cần quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Những khó khăn ban đầu đã được giải quyết.
Đến năm lớp 12, tôi phải đối mặt với một áp lực khác, đó là thi Đại học. Gia đình không hề đặt nặng việc tôi phải thi vào trường top đầu, hay là phải theo đúng định hướng của gia đình nên tôi khá thoải mái về phía gia đình. Nhưng tôi lại áp lực từ chính những người hàng xóm, những người thân ở quê.
“Con bé học ở Hà Nội mà không biết thi có hơn được mấy đứa học ở quê không”, “học ở Hà Nội mà không đỗ đại học top đầu được à”,… – đó là những câu nói mà tôi nghe được rất nhiều, và chính nó đã trở thành áp lực của tôi. Tôi lại càng cố gắng học tập hơn và kết quả đã chứng minh được những cố gắng của tôi.
Video đang HOT
Tôi đã đỗ vào Đại học Ngoại Thương và Học viện Ngoại giao ở đợt tuyển sinh sớm bằng học bạ và chứng chỉ IELTS. Nhưng vẫn có người cho rằng tôi may mắn, cho rằng một học sinh tỉnh lẻ như tôi thì sẽ “không làm nên trò trống gì”. Tôi lại càng quyết tâm chứng tỏ thực lực của mình hơn nữa.
18 tuổi, tôi lại bắt đầu 1 chặng đường mới. Đối với những ngôi trường tôi đã trải qua trong 12 năm học, thì Đại học Ngoại Thương là một môi trường hoàn toàn khác. Số lượng sinh viên không chỉ là vài trăm mà là vài nghìn, và đều là những học sinh tốp đầu của các trường phổ thông trên toàn quốc.
Thời gian đầu, tôi đã thật sự choáng ngợp với những profile khủng của các bạn cùng lớp, cùng với sự chủ động và tự tin của các bạn. Tôi thì chỉ quen với đúng 1 người bạn ở lớp – đó là Thảo Nguyễn, ngày ngày chỉ lên giảng đường học, hết giờ thì về phòng trọ.
Khoảng thời gian đó khiến tôi thấy chán nản với cuộc sống đại học, cảm thấy mình lạc lõng và dần nghi ngờ về lựa chọn FTU của mình. Hoạt động đầu tiên mà tôi tham gia ở FTU chính là chương trình “Trăng rằm toả sáng”, một hoạt động từ thiện do Đoàn trường tổ chức.
Các anh chị và các bạn ở đây đều rất tuyệt vời. Mọi người quan tâm và giúp đỡ nhau rất nhiều, khiến tôi cảm thấy mình không bị bỏ lại phía sau. Nhưng sau khi chương trình kết thúc, tôi lại trở lại cuộc sống tẻ nhạt, ngày ngày chỉ đi học rồi lại về phòng trọ. Kết thúc học kỳ 1, tôi đạt được GPA 3.86/4.0, một điều mà trước đây tôi chưa từng mơ đến. Thành tích đầu ấy đã khiến tôi dần tự tin hơn. Tôi tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của lớp, quen với nhiều bạn hơn. Cuộc sống đại học của tôi đã trở nên thật sôi động.
Bên cạnh việc học, tôi còn tham gia CLB Dancing – nơi tôi gửi gắm đam mê với nhảy múa của mình. Tôi có những người bạn cùng đam mê với mình, có những người chị tận tâm chỉ bảo để tôi tiến bộ hơn từng ngày. Tôi được đứng trên sân khấu nhiều hơn, được sống với đam mêm của mình. Khoảng thời gian khó khăn ban đầu ở Đại học đã giúp tôi nhận ra sự tự tin, sự chủ động sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều mối quan hệ, nắm bắt được cơ hội trong cuộc sống cũng như học tập, làm việc. Hiện tại, tôi vẫn đang cố gắng hết sức mình trong việc học tập cũng như phát triển những khả năng sẵn có của bản thân. Bên cạnh đó, tôi tiếp tục trau dồi khả năng tiếng Anh và học thêm 1 ngôn ngữ mới.
Con người không ai là không có khuyết điểm, tôi nghĩ điều quan trọng là biết vượt qua khó khăn và phát huy thế mạnh. Nếu không dám mơ thì chúng ta không thể làm được. Cuộc đời mỗi con người là một câu chuyện, tôi mong rằng câu chuyện của mình có thể truyền được cảm hứng đến với mọi người. Có 1 câu nói rất hay mà tôi vô tình đọc được: “Life is a story. Make yours the best seller.”
Học viện Hàng không Việt Nam tuyển 960 chỉ tiêu
Học viện Hàng không Việt Nam cho biết năm nay, học viện tuyển 960 chỉ tiêu vào 7 ngành đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển.
Ảnh minh họa
Các phương thức xét tuyển của Học viện hàng không Việt Nam, gồm:
Phương thức 1 : Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Các đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia những môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường thì được tuyển thẳng vào các ngành có môn đó.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào các ngành thuộc Khối ngành V của Trường.
Phương thức 2 : Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ THPT):
- Tuyển thẳng đối với thí sinh:
Tốt nghiệp THPT từ năm 2016 đến năm 2021 có 3 năm lớp 10, 11 và 12 học THPT đạt danh hiệu học sinh Giỏi (học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt);
Có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (còn thời hạn đến thời điểm xét tuyển) hoặc thí sinh đã học THPT liên tục 3 năm ở các nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính hoặc thí sinh học các chương trình THPT nước ngoài ở các trường THPT quốc tế tại Việt Nam liên tục 3 năm được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh.
Không hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển này.
- Xét tuyển:
Điều kiện xét tuyển: thí sinh có tổng điểm trung bình cả năm các môn học của năm lớp 11 và lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển từ 18,0 trở lên, trong đó không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả dưới 5,0.
Điểm xét tuyển (ĐXT): được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
ĐXT = (tổng điểm theo THXT lớp 11 cộng tổng điểm theo THXT lớp 12)/2 cộng ĐƯT (nếu có)
- Trong đó:
Tổng điểm theo THXT: là tổng điểm trung bình cả năm học của các môn học trong tổ hợp xét tuyển.
ĐƯT: là điểm ưu tiên đối tượng theo quy định hiện hành (không tính điểm ưu tiên khu vực)
Phương thức 3 : Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:
- Điều kiện xét tuyển: thí sinh có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường và không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.
- Điểm xét tuyển (ĐXT): được làm tròn đến hai chữ số thập phân
Điểm xét tuyển = tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển điểm ưu tiên
Trong đó:
- Tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển. Điểm bài thi Khoa học Xã hội, Khoa học tự nhiên là điểm trung bình cộng của các môn thi thành phần.
- Điểm ưu tiên: là điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Trường không sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia và điểm thi bảo lưu để xét tuyển.
- Xét trúng tuyển: Trường xét trúng tuyển theo Điểm xét tuyển từ cao xuống thấp và xét bình đẳng giữa các nguyện vọng đăng ký trong cùng ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Điểm trúng tuyển vào ngành là điểm chuẩn chung cho các tổ hợp xét tuyển của ngành.
Phương thức 4 : Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM:
- Điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = điểm kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG điểm ưu tiên
Trong đó:
- Điểm kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG: điểm của thí sinh dự thi năm 2021, không sử dụng kết quả các năm trước.
- Điểm ưu tiên = điểm khu vực điểm đối tượng ưu tiên.
- Cách tính khu vực và đối tượng ưu tiên dựa theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 40 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 10 điểm theo thang điểm 1200. Nhóm ưu tiên 1 được cộng 80 điểm, nhóm ưu tiên 2 được cộng 40 điểm. Khu vực 1 được cộng 30 điểm, khu vực 2-nông thôn được cộng 20 điểm, khu vực 2 được cộng 10 điểm, khu vực 3 không được cộng điểm.
- Xét trúng tuyển: thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Trường xét trúng tuyển theo Điểm xét tuyển từ cao xuống thấp. Trường hợp thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách thì Trường sẽ ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Ngành đào tạo, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển :
Thi THPT, xét tuyển ĐH: Có chứng chỉ quốc tế, có nên đăng ký thi ngoại ngữ? Không chỉ được miễn thi tốt nghiệp, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn nhiều ưu thế khác trong xét tuyển vào ĐH. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm nay - ĐÀO NGỌC THẠCH Nhưng với cách thức đa dạng trong xét tuyển chứng chỉ này, nếu không lưu...