Sớm ban hành hướng dẫn về eKYC, Mobile Money, tiền điện tử để thúc đẩy tài chính toàn diện
Thúc đẩy đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của ngành Ngân hàng, nhưng chiến lược này sẽ khó đạt mục tiêu nếu không giải quyết được các vướng mắc về công nghệ và pháp lý.
Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu
Sáng 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu năm, mục tiêu của Chiến lược là ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; ít nhất 25-30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20-25% hàng năm…
Thúc đẩy đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của NHNN. Vì thế, vào tháng 7 vừa qua, để thực hiện các mục tiêu trên, NHNN đã ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình đề ra.
Theo NHNN, năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 89 triệu tài khoản cá nhân, tương đương 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 180%.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, việc phủ sóng tài chính toàn diện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, 30% khách hàng chưa có tài khoản còn lại là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất, đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện.
Đồng quan điểm, nhiều đại biểu tại Hội nghị cho rằng, chiến lược này cần sự hỗ trợ của công nghệ và hành lang pháp lý để nhanh chóng đạt mục tiêu.
Ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng – cánh tay nối dài của ngân hàng – để làm điểm nạp và rút tiền…
Ông Dũng kỳ vọng, trong tháng 9 này, NHNN sẽ trình được các Nghị định liên quan đến các vấn đề lớn như: đại lý ngân hàng, tiền điện tử, thanh toán quốc tế, Mobile Money. Bên cạnh đó, eKYC (xác thực điện tử) chính là “vé gửi xe” để mở rộng tài khoản cá nhân, cơ sở để thúc đẩy tài chính toàn diện.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, để góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, có ba nội dung phải xử lý: eKYC, điện toán đám mây, tín dụng cho khách hàng cá nhân. Do đó, NHNN đang gấp rút hoàn thiện Thông tư hướng dẫn, khả năng sẽ ban hành trong tháng 9 này.
Tháng 9, NHNN sẽ có hướng dẫn về đại lý ngân hàng, tiền điện tử
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, trong tháng 9/2020 này, NHNN sẽ trình được các nghị định liên quan đến vấn đề lớn như: đại lý ngân hàng, tiền điện tử, thanh toán quốc tế, Mobile Money.
Người dân nghèo ở nông thôn sẽ tiếp cận với đại lý ngân hàng dễ dàng hơn trong thời gian tới.
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do NHNN tổ chức sáng 10/9, ông Dũng cho biết, năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 89 triệu tài khoản cá nhân, tương đương 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 180%. Tại nhiều ngân hàng như VCB, TPBank, VPBank... lượng khách hàng giao dịch qua kênh trực tuyến chiếm hơn 90%, khách hàng giao dịch tại quầy chỉ dưới 10%.
ADVERTISING
Tuy nhiên, 30% khách hàng chưa có tài khoản còn lại là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất, đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện. Tuy nhiên, việc phủ sóng tài chính toàn diện đang gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ, tại vùng sâu, vùng xa, nơi người dân sống xa chi nhánh ngân hàng đến cả trăm km và thu nhập chỉ 500.000 đồng/tháng thì không thể hy vọng họ sẽ bỏ chi phí nửa tháng thu nhập để đến chi nhánh mở tài khoản. Thế nhưng, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng đến tận từng xã cũng rất khó.
Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của NHNN. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, sự hỗ trợ của công nghệ và hành lang pháp lý vô cùng quan trọng. Chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng - cánh tay nối dài của nhà băng - để làm điểm nạp và rút tiền...
Ông Dũng cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất mạnh thời gian qua, những người đã từng thanh toán qua điện thoại hầu như đều không quay lại thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, hành lang pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã khá đầy đủ.
Tuy nhiên, "hòn đá tảng" trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang là thói quen. Để phá vỡ hòn đá tảng này, cần những đòn bẩy chính sách và sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cũng cần hoàn thiện hơn nữa.
Mobile Money: Khách hàng toàn quyền quyết định việc mở và sử dụng tài khoản Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), ông Phạm Tiến Dũng, khi Mobile Money được cấp phép, khách hàng sẽ tự quyết định việc có mở và sử dụng tài khoản Mobile Money hay không, cho nên không có chuyện bùng nổ 60 triệu tài khoản Mobile Money sau một đêm... Hình minh họa Hôm qua (5/6), Phó Thống đốc...