Sỏi túi mật Căn bệnh “nhà giàu” khiến người bệnh khốn đốn
Là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt có tỷ lệ mắc chỉ đứng sau sỏi thận, sỏi túi mật được ví như căn bệnh “nhà giàu” vì chi phí chữa trị tốn kém, từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, các triệu chứng sỏi túi mật lại dễ nhầm lẫn nên bệnh thường khó phát hiện sớm.
Sỏi túi mật – căn bệnh nguy hiểm “thầm lặng”
Túi mật là một túi nhỏ, màu xanh lam, có dung tích 30-60 ml, dính dưới thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Túi mật này nằm ở vùng bụng trên phải, ngay dưới bờ sườn. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra) nhằm cung cấp dịch mật cho tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.
Sỏi túi mật là choresterol kết tinh ở dạng cục nhỏ do lượng dịch mật trong túi mật nhiều hơn khả năng hoà tan của muối mật. Sỏi mật được chia làm 2 loại: sỏi cholesterol (thường gặp ở phương Tây) được tạo ra chủ yếu từ thành phần chất béo có trong dịch mật và có tỷ lệ bệnh ở phụ nữ gặp gấp hai lần nam giới, thường mắc phải ở người béo phì do chế độ ăn uống, dùng thuốc tránh thai estrogen… Ngoài ra còn có sỏi sắc tố (thường gặp ở người Việt) do nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối của ruột non).
Triệu chứng của sỏi túi mật thường bắt đầu từ những cơn đau, co thắt vùng bụng bên phải
Hầu hết sỏi túi mật nhỏ sẽ không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi sỏi túi mật có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến ruột, lúc này sẽ túi mật sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau, co thắt vùng bụng trên bên phải. Khi triệu chứng đau kéo dài hơn 30 phút kèm theo sốt, buồn nôn, vàng da, phân màu trắng… là lúc bệnh đã biến chứng. Chính vì không có hoặc biểu hiện không rõ ràng nên sỏi túi mật thường bị bỏ qua nên đây được xem là căn bệnh “thầm lặng” vì thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng.
Khi căn bệnh “thầm lặng” thành căn bệnh “nhà giàu”: bệnh nhân than trời vì tốn bạc tỉ!
Vì bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, tắc ống mật, viêm đường mật, viêm tuỵ cấp… Hiện tại trên thế giới phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Tuy phẫu thuật cắt túi mật có tỷ lệ thành công cao và bình phục nhanh chóng nhưng chi phí điều trị rất lớn, trở thành áp lực tài chính khổng lồ lên cả bệnh nhân và gia đình.
Như trường hợp của chị H. (TP.HCM) sau khi bị đau bụng kéo dài kèm theo sốt, chị đến cơ sở y tế gần nhà để khám thì phát hiện sỏi túi mật đã biến chứng. Vì đã tham gia bảo hiểm Liberty, chị đã nhanh chóng liên hệ để thông báo về tình trạng bệnh và được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ túi mật tại bệnh viện Samitivej, Thái Lan. Với cơ sở, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao nên chi phí phẫu thuật túi mật khi thực hiện tại đây đã lên đến con số “khổng lồ” 800 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ chi phí này đều được phía bảo hiểm Liberty chi trả.
Video đang HOT
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật, nhưng chi phí có thể lên đến 800 triệu đồng.
Lối sống lành mạnh giúp giảm thiểu và đẩy lùi nguy cơ sỏi túi mật
Sỏi túi mật đa phần đến từ chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động. Do vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như để bệnh không tiến triển thêm, cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo hoặc thay thế bằng chất béo có lợi từ bơ, dầu mè, dầu oliu, … Ngoài ra, cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như đi, chạy bộ, yoga, … khoảng 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt nên lắng nghe cơ thể, không nên xem thường những triệu chứng đau ở vùng bụng trên bên phải kéo dài… Và dù có có nguy cơ mắc sỏi túi mật hay không, bạn và gia đình vẫn nên khám sức khoẻ, siêu âm định kỳ để kiểm soát, sớm phát hiện bệnh nếu có và kịp thời điều trị.
Theo giadinh.net
6 dấu hiệu cảnh báo cơn đau túi mật
Cơn đau túi mật xảy ra khi có sự tắc nghẽn mật trong túi mật, theo tiến sĩ SriHari Mahadev, chuyên khoa tiêu hóa ở NewYork (Mỹ).
Shutterstock
Khi túi mật co thắt lại, đặc biệt khi ăn nhiều chất béo, thì sự tắc nghẽn này gây ra cơn đau cấp tính. Khi túi mật giãn ra, cơn đau biến mất, Niket Sonpal, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và giáo sư trợ lý y học lâm sàng tại Đại học Y Touro (New York, Mỹ), giải thích.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang gặp những triệu chứng này.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo cơn đau túi mật mà bạn cần biết, theo Reader's Digest.
1. Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng của cơn đau túi mật phổ biến nhất và thường ở phía trên, bên phải của bụng. Đôi khi cơn đau này tỏa ra xung quanh lưng cũng như vai phải, bác sĩ Mahadev nói. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, nhói dữ dội và kéo dài từ nửa giờ đến một giờ, và sau đó biến mất.
2. Cơn đau xuất hiện và biến mất rất nhanh
Thông thường, cơn đau do sỏi mật xuất hiện và biến mất vì sỏi mật có xu hướng chui vào rồi lại ra khỏi túi mật, tiến sĩ Mahadev nói.
Mọi người đôi khi nhầm lẫn cơn đau do túi mật với viêm tụy, nhưng sự khác biệt là cơn đau viêm tụy thường xuyên hơn, đau và kéo dài trong nhiều giờ, cón cơn đau túi mật thì không kéo dài.
3. Đau sau khi ăn nhiều chất béo
Cảm giác đau sau khi ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo là dấu hiệu rõ ràng nhất của cơn đau túi mật.
Nguyên nhân là do chất béo đi vào ruột, tiết ra một loại hoóc môn khiến túi mật bị thắt lại, ông nói. Sỏi mật làm cho việc co thắt này gây đau.
4. Buồn nôn, nôn hoặc ợ nóng
Đây là hai triệu chứng ít phổ biến hơn của cơn đau túi mật nhưng cũng liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Thực tế, những người gặp phải các triệu chứng của cơn đau túi mật có thể nhầm với chứng ợ nóng hoặc trào ngược a xít.
Mặc dù buồn nôn và ói mửa có thể không phải là dấu hiệu rõ ràng nhất của cơn đau túi mật, khi có các triệu chứng này kết hợp với những triệu chứng khác kể trên, nên đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu bạn bị các cơn đau lặp đi lặp lại.
Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn quá mức và nôn mửa ,đặc biệt là sau những bữa ăn nhiều chất béo, bác sĩ Sonpal cho biết.
5. Nước tiểu sẫm màu và phân có lẫn chất béo
Tiến sĩ Mahadev khuyến cáo, hãy cẩn thận khi thấy phân có lẫn chất béo, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn thực sự có thể bị tắc nghẽn đường mật vì mật giúp tiêu hóa chất béo.
Nếu bị tắc nghẽn trong ống mật hoặc ống tụy, thì không thể hấp thụ được chất béo trong thức ăn và do đó phân sẽ bị lẫn chất béo.
Sự tắc nghẽn này cũng là lý do làm cho phân có thể nhẹ hơn và nổi lên và nước tiểu có màu sẫm hơn.
6. Da hoặc mắt bị vàng
Vàng da hoặc vàng mắt có liên quan đến việc sỏi rơi ra khỏi túi mật và dính trong ống mật hoặc tuyến tụy, theo tiến sĩ Mahadev.
Vàng da cũng hay gặp ở các bệnh khác như thiếu máu hoặc các vấn đề về gan. Một dấu hiệu khác đi kèm với vàng da là tình trạng ngứa không giải thích được mà không phải phát ban.
Hãy nói chuyện với bác sĩ về những triệu chứng này và các yếu tố nguy cơ khác.
Đi khám ngay nếu bạn gặp các triệu chứng của cơn đau túi mật nêu trên. Đặc biệt, cần cho bác sĩ biết nếu bạn là bệnh nhân nữ, béo phì hoặc đã qua phẫu thuật giảm cân.
Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải ai bị sỏi mật cũng bị cơn đau túi mật hoặc có triệu chứng rõ rệt.
Theo thanhnien
Bạn vẫn có thể sống khỏe mà không cần đến các bộ phận cơ thể này Chúng chắc chắn làm cho cuộc sống thuận tiện hơn, nhưng cơ thể bạn vẫn có thể hoạt động mà không cần chúng, theo Reader's Digest. Shutterstock Một lá phổi Bạn cần ít nhất một lá phổi để thở, nhưng cái kia có thể cắt bỏ nếu cần khi phải điều trị ung thư phổi, bệnh lao hoặc các bệnh phổi khác. Một...