Sôi nổi các chủ đề nóng thảo luận tại GPAC 2019
GPAC 2019 là diễn đàn để các giáo sư, sinh viên từ 7 trường đại học chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các chủ đề liên quan đến tình hình hiện tại của các nền kinh tế số ở châu Á và đề xuất các chiến lược và chính sách kinh tế.
Trao chứng nhận cho đội ĐH Chengchi, Đài Loan (Trung Quốc); đội Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN; đội ĐH Quản lý và Nghiên cứu học thuật, Irasel.
Với mục đích tạo nên một sân chơi học thuật và văn hóa cho sinh viên Châu Á, GPAC 2019 mang đến cơ hội quý báu về giao lưu văn hóa, học thuật, xã hội.
Chủ điểm chính được các đội tập trung thảo luận đó là: Tài chính, ngân hàng và kế toán quốc tế, Chính sách và phát triển, Kinh doanh quốc tế, Hội nhập quốc tế và đa ngành, Các chủ điểm liên quan khác.
Tại mỗi phiên, các đội thuyết trình 15 phút, sau đó là phần hỏi đáp 10 phút, sau đó các giáo sư sẽ phản biện và đặt câu hỏi cho các đội.
Đội trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN với nòng cốt đến từ Viện Quản trị Kinh doanh đã có tham luận về quản trị doanh nghiệp tại Starbucks, một thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới của Mỹ.
Bài thuyết trình diễn ra trong đúng 15 phút lần lượt do các thành viên nhóm trình bày đã gây ấn tượng lớn với các giáo sư bởi sự làm việc nghiêm túc, xác định rõ vấn đề, hướng giải quyết và bài học cho các doanh nghiệp khác.
Video đang HOT
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN tham gia vào ban giám khảo tại các phiên thảo luận.
Một số bài tham luận với chủ đề nóng gây được nhiều ấn tượng với các giáo sư như: Phân tích các vấn đề của nền tảng cho vay P2P tại Trung Quốc; Chiến lược cạnh tranh cho thanh toán di động ở châu Á; Hiệu quả của quản trị doanh nghiệp và các sản phẩm tài chính đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tại Hàn Quốc – So sánh KakaoBank và K Bank.
Thị trường thanh toán di động trực tuyến tại Việt Nam: Một cách tiếp cận theo kinh nghiệm. Một nghiên cứu về mục đích sử dụng xe chung đối với sinh viên sống ở Tokyo và các khu vực lân cận…
Các giáo sư đánh giá chung chất lượng chuyên môn của các tham luận rất cao và đồng đều, đặc biệt có nhiều bài tham luận nghiên cứu về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nền kinh tế số ở Châu Á, hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp ô tô nhận được rất nhiều lời khen ngợi.
PGS.TS Nguyễn Anh Thu tại lễ bế mạc
Tại lễ bế mạc, sau 5 ngày hoạt động sôi nổi, PGS.TS Nguyễn Anh Thu đã gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, sinh viên của 7 trường đại học Châu Á đã cùng nhau tạo nên một GPAC thành công và nhiều ý nghĩa, thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các trường.
Bà cũng gửi lời cảm ơn tới các tình nguyện viên đã nhiệt tình hỗ trợ Ban tổ chức, các đoàn trong công tác hậu cần để sự kiện thành công rực rỡ.
Giáo sư Sachihito Harashima, Hiệu trưởng ĐH Chiba (Nhật Bản) khẳng định GPAC đã là một sự kiện quốc tế có thương hiệu và rất hữu ích với sinh viên, ông cho rằng GPAC 2019 đã thành công ngoài mong đợi và hy vọng GPAC 2020 tại Hàn Quốc sẽ diễn ra thành công hơn nữa.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Diễn đàn Sinh viên châu Á tại Hà Nội thu hút nhiều trường ĐH quốc tế
Gần 200 sinh viên và giảng viên đến từ 7 trường đại học danh tiếng của khu vực đã đến Hà Nội tham dự Diễn đàn Sinh viên châu Á (Global Partnership of Asian Colleges 2019 - GPAC 2019) tại ĐHQGHN để thảo luận về chủ đề "Các nền kinh tế số tại châu Á - Digital Economies in Asia".
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
Diễn đàn Sinh viên châu Á được tổ chức thường niên, lần lượt tại các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Israel và Việt Nam. Hội nghị năm nay do Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đăng cai tổ chức.
Trải qua 28 năm, hiện nay, số lượng thành viên đã lên tới 10 trường, bao gồm: Đại học Quốc Gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản), Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Keio (Nhật Bản), Đại học Meio (Nhật bản), Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam (Trung Quốc), Học viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý (Israel), Đại học Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) và Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Việt Nam).
Trong 5 ngày diễn ra sự kiện (từ ngày 26/8 đến ngày 31/8/2019), các sinh viên và giảng viên sẽ cùng trao đổi về: Tài chính; Kế toán và tiền tệ quốc tế; Hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề đa ngành; Quản trị và kinh doanh quốc tế cùng một số vấn đề liên quan khác. Những vấn đề này mang đến những kiến thức vô cùng hữu ích cho mỗi sinh viên trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Ngoài ra, sinh viên và giảng viên các trường đại học trong khu vực cũng có cơ hội tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, ẩm thực của Việt Nam.
Diễn đàn là cơ hội để các giảng viên trao đổi học thuật, sinh viên được thể hiện khả năng nghiên cứu trước bạn bè quốc tế, tăng sức hội nhập.
Theo kế hoạch, Diễn đàn sinh viên Châu Á năm 2020 sẽ được tổ chức tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).
ĐÌNH TRUNG
Theo tuoitrethudo
Quản lý mua hàng qua mạng: Còn nhiều thách thức Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, quảng cáo sai sự thật... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp. Trong khi đó, công tác phát hiện, quản lý và xử lý đối với hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ càng trở nên khó...