Soi giáo dục thời COVID
Đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến ngành giáo dục. Bên cạnh những tác động tiêu cực, đây cũng được coi là phép “thử” đối với ngành trong ứng dụng công nghệ 4.0.
TS Tùng cho rằng giáo dục vẫn chưa khuyến khích tự học, tự tin ở người
TS Trương Tiến Tùng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, qua đại dịch COVID-19 mới nhận ra sự chuyển mình của giáo dục hơi chậm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào tất cả các nước, len lỏi vào các ngành kinh tế, đời sống xã hội nhưng tác động của nó với ngành giáo dục ở Việt Nam lại chưa rõ ràng. Đây là cơ hội để ngành “soi” lại mình.
Công nghệ thời đại dịch luôn được chú trọng
Video đang HOT
Môi trường thông tin hiện nay khác với ngày xưa, thuyết giảng không còn phù hợp. Vai trò cá nhân càng ngày càng lớn, xã hội lại chuyển sang “dịch vụ” rất nhanh và tốt. Chính phủ đã kịp thời thay đổi để có các dịch vụ công đến với người dân, từng chi tiết, rất tiện ích, thân thiện. Cá nhân hóa trong xã hội rất lớn, sự chuyển dịch rõ ràng nhất là hạn chế tập trung, chuyển sang chế độ phân tán.
Ví dụ, đại siêu thị trước đây trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích. Trong nông nghiệp, ngày xưa phải qua khâu trung gian nhưng bây giờ sản phẩm đi thẳng từ đồng ruộng lên bàn ăn của người tiêu dùng thông qua logistics. Trong khi giáo dục vẫn quen mô hình tập trung học sinh, sinh viên về trường để hành chính hóa. Điều này làm khó cho chính người học.
Theo TS Trương Tiến Tùng, nói như thế không có nghĩa giáo dục không có những điểm mạnh, tích cực. Thực tế, ngành giáo dục cũng có chuyển biến. Đơn cử như cách đây 30 năm, Chính phủ, Nhà nước đã có chính sách cho hai trường ĐH Mở đi tắt đón đầu công nghệ với mô hình đào tạo từ xa.
Ngành giáo dục cũng đã “cá nhân” hóa sự học của học sinh phổ thông bằng nhiều bộ sách giáo khoa. Nhưng vẫn còn tình trạng quan liêu, bao cấp. Đây chính là rào cản giáo dục phát triển. “Nghị quyết 29 yêu cầu phải thay đổi căn bản toàn diện theo xu hướng giáo dục mở, phá đi tất cả rào cản hành chính, cản trở người học tiếp cận môi trường học tập, học tập theo năng lực. Vấn đề là ngành chưa nắm bắt thời cơ, đi tắt, đón đầu”.
Khó nhất là người thầy
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, qua đại dịch, ngành giáo dục nổi lên vấn đề cấp bách cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin toàn hệ thống từ giảng dạy đến quản trị trường học. Lấy thực tế từ trải nghiệm của bản thân, PGS Bùi Đức Triệu cho rằng trường ĐH Kinh tế Quốc dân may mắn có sự chuẩn bị từ trước khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Cách đây 3 năm, trường đã xây dựng phần mềm tổng thể. Trong đó bao gồm học tập, giảng dạy, quản lý đào tạo. Hai năm trước, trường đã xây dựng đề án dạy và học Blended Learning (dạy trực tuyến kết hợp dạy trực tiếp). Nên khi dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra năm 2020, trường không thí điểm mà ứng dụng luôn trong toàn hệ thống.
PGS Bùi Đức Triệu cũng thú nhận khi đó, cũng chưa dám gọi là dạy học trực tuyến, chỉ gọi “tránh” là Bended Learning để phù hợp với tình hình thực tế, khi nào được phép sẽ “trả lại” tên gọi đúng cho chương trình. Rất may sau đó Bộ có công văn hướng dẫn.
TS Tùng cho rằng giáo dục vẫn chưa khuyến khích tự học, tự tin ở người học nên khi có dịch bệnh ứng phó lại lúng túng. Đây là lỗi của người lớn. Bộ GD&ĐT cũng đã nhận thức được vấn đề này nên đã ban hành các thông tư công nhận học trực tuyến.
“Điều đó có nghĩa là nếu có chuẩn bị tốt mới ứng phó được khi có trường hợp bất thường. Muốn vậy phải nâng cao đầu tư vật chất, nhân lực, vật lực cho công nghệ 4.0″, PGS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh. Nhưng theo ông lo ngại nhất không phải ở phía người học phải thay đổi mà chính là ở đội ngũ giảng viên. Sinh viên đều là những người đã trưởng thành, trình độ công nghệ đều tốt.
Trong khi đó, yêu cầu đối với người dạy cao hơn so với sinh viên. Sinh viên chỉ sử dụng theo hướng dẫn còn với giảng viên đòi hỏi phải qua tập huấn, nâng cao trình độ, được trang bị hạ tầng công nghệ. Do đó, PGS Triệu cho rằng muốn thay đổi phải bắt đầu từ người thầy và phải có sự đầu tư thích đáng.
Trường ĐH Mở Hà Nội: Tuyển sinh 17 ngành, với 3400 chỉ tiêu
Năm 2021, Trường Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển sinh 17 ngành đào tạo đại học hệ chính quy với 3.400 chỉ tiêu.
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020.
Theo đó, Trường dành 3.200 chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Riêng 3 ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Thiết kế công nghiệp, nhà trường dành thêm 200 chỉ tiêu xét học bạ.
TS Trương Tiến Tùng - Trưởng ban Tuyên truyền và Tư vấn tuyển sinh cho biết, để tạo điều kiện cho thí sinh và phụ huynh có được lựa chọn phù hợp, Trường ĐH Mở Hà Nội không thay đổi nhiều trong phương án tuyển sinh so với các năm trước.
"Năm nay, Trường mở thêm ngành Quản trị Khách sạn. Đây là một trong những ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Trường tuyển sinh 17 ngành đào tạo trên 9 lĩnh vực, thí sinh và phụ huynh nên nghiên cứu kỹ vị trí việc làm sau khi ra trường và điểm đầu vào một số năm gần đây của các ngành để có được lựa chọn phù hợp. Năm học 2021-2022, Trường cũng dự kiến trao học bổng khuyến khích học tập với tổng giá trị khoảng 15 tỷ đồng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt", TS Trương Tiến Tùng chia sẻ.
Trường ĐH Mở Hà Nội không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh; Trường thực hiện quy đổi điểm Ngoại ngữ cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế đang trong thời hạn có giá trị tính đến ngày 31/8/2021.
"Thắp sáng ước mơ" cùng Trường Đại học Sư phạm Huế Sáng 25/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức chương trình "Thắp sáng ước mơ cùng HUEdu - Nơi tri thức trở thành giá trị". Hơn 500 học sinh tham gia trải nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Huế. Chương trình thu hút hơn 500 học sinh của 9 trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh...