Sốc với vụ ép học sinh uống ‘thuốc tiên’ để thông minh hơn
Phụ huynh của một số trường học ở Malaysia đã lên tiếng tố cáo các trường này ép buộc học sinh mua và uống những viên “thuốc tiên”, được quảng cáo là sẽ “giúp học sinh vâng lời và thông minh hơn”.
Các trường học ở Malaysia bị tố ép học sinh mua và uống “thuốc tiên” – Ảnh: Reuters
Viên thuốc có tên Dimensi 108 thật ra là một loại thực phẩm chức năng, nhưng được những tay bán hàng đa cấp quảng bá với các trường là “thuốc tiên”, có thể giúp học sinh ngoan ngoãn, nghe lời, chăm học, phòng chống bệnh tật và thông minh hơn, theo tờ The Star (Malaysia) ngày 30.8.
Các bậc phụ huynh trước đó đã liên lạc với tờ The Star tố cáo các trường trung học ở thủ đô Kuala Lumpur và một số bang khác ép học sinh mua “thuốc tiên”.
Video đang HOT
Một phụ huynh ở thủ đô Kuala Lumpur bức xúc cho biết bà đã yêu cầu con gái đem những viên thuốc này trả lại cho các giáo viên trong trường, từ chối đóng tiền theo yêu cầu nhà trường (trường này phát “thuốc tiên” trước rồi thu tiền sau).
“Khi con gái tôi và một số đứa trẻ trong lớp trả lại các viên thuốc, cô giáo còn cảnh cáo chúng rằng đừng đổ thừa cho cô nếu như các em không thông minh, không làm bài tốt trong kỳ thi sắp tới”, cũng theo bậc phụ huynh trên.
“Thật không thể tin nổi. Giáo viên lẽ ra phải động viên học sinh học hành chăm chỉ để thi tốt, nay lại bảo học sinh uống thuốc”, một phụ huynh khác bức xúc.
Một số phụ huynh còn thu thập bao bì “thuốc tiên” làm chứng cứ, làm đơn kiện công ty bán “thuốc tiên” và các trường học.
Bộ Y tế Malaysia cam kết sẽ xem xét vụ việc, điều tra xem loại “thuốc tiên” trên có giấy tờ hợp pháp để lưu hành trên thị trường hay không.
Theo TNO
Cô giáo bảo xé vở
Con bé con học tiểu học phụng phịu kể với mẹ: Mẹ ơi, hôm qua bố mắng oan con. Mẹ nó hỏi chuyện, hóa ra đầu đuôi như sau: Bố phát hiện có quyển vở bị xé một trang. Bố liền điên lên.
Con bé sợ quá thưa rằng, cô giáo thấy con viết nhầm, dập xóa lung tung, cô bảo xé tờ đó đi viết lại. Bố không tin, càng bực...
Mẹ con bé, chính là cô bạn tôi, buồn bã nói với tôi: Anh ạ, hồi chúng em đi học, tối kị là việc xé vở. Nếu có viết sai hoặc dập xóa, thì chỉ được gạch đi, viết xuống dưới. Xé vở là một hành vi phản giáo dục. Một là, nó làm cho quyển vở bị xộc xệch, xé tờ này thì tờ khác liền với nó qua gáy sẽ bị nong ra. Hai là, xé vở chứng tỏ không tôn trọng chính quyển vở của mình. Phụ huynh phát hiện con xé vở thì thế nào cũng nghĩ con mình bị điểm kém mà xé vở. Bây giờ hóa ra cô giáo lại bảo nó xé vở, thế có chết không?
Tôi cũng giật mình. Quả thật nếu có một cô giáo như vậy, thì phải thấy đó là thảm họa của ngành giáo dục. Cô giáo, nhất là cô giáo tiểu học, là hình ảnh tiêu biểu của thế giới mà con trẻ đang hướng đến. Một hành vi xé vở, tự nó cũng là một hành vi phi giáo dục. Thế nhưng cô giáo lại vô tư mà dạy bảo nó, thật là tai họa vô cùng.
Tôi và cô bạn tôi phân tích thử, xem vì sao cô giáo lại bảo học trò xé vở. Có lẽ nguyên nhân dễ chấp nhận nhất là, để cho quyển vở của học trò phải "sạch, đẹp". Hình như nhà trường có chỉ tiêu "vở sạch chữ đẹp" của học trò. Vậy thì, để được cái chỉ tiêu đó, cô giáo đã dạy học trò một biện pháp giả dối. Để được chỉ tiêu hình thức, cô giáo đã hy sinh thực chất của việc dạy làm người.
Từ việc cỏn con đó, nhìn ra khắp các hiện tượng xã hội, mới thấy giật mình kinh hãi. Hàng ngày chúng ta đi trên những con đường, mà cái nắp cống rất nham nhở. Làm đường, thì phải làm cái mặt đường tử tế, nhưng người ta lấy thành tích nghiệm thu đúng tiến độ mà quên một chỗ bé 1 mét vuông không cần làm tử tế. Hoặc công an có thể giật tung quang gánh một bà già bằng tuổi mẹ mình, chỉ để giải tỏa hè đường và cấm hàng rong. Hy sinh mục tiêu nhân bản, thực chất, chỉ vì một chỉ tiêu hình thức nào đó... Đó là hậu quả của câu chuyện phi sư phạm như là chuyện dạy học trò xé vở.
Ôi, không cái gì dạy học trò mà không có hậu quả, như là vun trồng một cái cây. Trồng kiểu gì, ra cây nấy.
Theo Hải Quan Online
Cần lắm tư vấn học đường ! "Đang giữa giờ học, một học sinh (HS) nữ khật khưỡng giữa sân trường với chai rượu trên tay. Tôi hỏi đi hỏi lại đến 6 lần, em vẫn không nói. Mãi sau đó, em mới òa khóc nức nở, cho biết em vừa chứng kiến phiên tòa xử ly hôn giữa ba mẹ em nhưng cuối cùng không ai chịu nuôi em...