“Sốc” với gian lận thi cử công nghệ cao tại Trung Quốc
2.440 sinh viên Trung Quốc tham gia 1 kỳ thi quốc gia đã bị bắt vì sử dụng thiết bị gian lận công nghệ cao.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, giám thị phát hiện các tín hiệu vô tuyến bất thường đang được sử dụng để truyền câu trả lời theo mã của các ứng viên, trong khi những người này sử dụng tai nghe không dây hoặc “những chiếc tẩy điện tử” đặt trên bàn của họ.
Hơn 25.000 sinh viên tham gia kỳ thi này để được cấp bằng dược sĩ ở thành phố Tây An hôm 18 và 19 tháng 10. Kỳ thi này diễn ra tại 7 địa điểm riêng rẽ khác nhau.
Những người tổ chức vụ lừa đảo này đã gửi những ứng viên giả tham gia kỳ thi. Những người này sẽ nhanh chóng rời đi sau khi ghi nhớ các câu hỏi. Sau đó, họ phát sóng các câu trả lời cho ứng viên trong phòng thi và những người này phải trả 330 USD cho dịch vụ này.
Video đang HOT
Ông Jiang Xueqin, một nhà tư vấn giáo dục tại Bắc Kinh, cho biết, hệ thống giáo dục tập trung vào thi cử của Trung Quốc đã dẫn đến một nền văn hóa gian lận.
Những người bị bắt vì gian lận trong kỳ thi cấp phép quốc gia sẽ không được phép dự thi lần nữa trong vòng 2 năm.
Theo LDO
Đổi mới giáo dục đại học: Người dân muốn công bằng, bớt mọi tốn kém, nhiêu khê
Ngày 15-8, hơn 300 hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ cả nước cùng hiến kế cho đổi mới giáo dục đại học. Trong đó, vấn đề được tập trung nhiều nhất là các phương án kỳ thi quốc gia 2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đối với việc thi cử, người dân chỉ muốn công bằng, bớt nhiêu khê và tạo động lực học tập.
Phó Thủ tướng yêu cầu dù thi theo phương án nào thì cách tổ chức
phải đảm bảo trung thực, khách quan
Địa phương khó đảm đương kỳ thi quốc gia
Là người góp ý đầu tiên, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã nhận xét về căn bản 3 phương án Bộ đưa ra không khác nhau nhiều lắm và nội dung thi vẫn nặng nề. Ông Nguyễn Kim Sơn đề xuất: "Để giản tiện và có thể sử dụng vào tuyển sinh ĐH thì có phương án thi gồm 2 khối kiến thức Toán và Ngữ văn. Môn thứ 3 là Ngoại ngữ có thể được tiến hành đa dạng hoá, không nhất thiết thi trong kỳ thi quốc gia, mà có thể thi thành nhiều đợt, có tính tới yếu tố vùng miền. Tương lai sẽ tích hợp hai môn Toán và Ngữ văn thành một bài thi.
Với 3 phương án của Bộ GD-ĐT, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cho rằng phương án 2 là phù hợp. Ông Đặng Kim Vui đề nghị Bộ GD-ĐT cần khẩn trương tổ chức xây dựng quy chế thi mới, giao quyền tổ chức cho các địa phương. Trong kỳ thi, có thể đưa các trường ĐH, các cán bộ ĐH tham gia quản lý, thanh kiểm tra, chấm thi. "Nếu tiến hành tại địa phương thì vấn đề gay gắt đặt ra là kết quả thi như thế nào, các trường đại học có yên tâm sử dụng hay không?" - ông Vui nhận định - "Chắc chắn không ít trường sẽ đặt vấn đề đánh giá riêng để yên tâm và chọn được đúng thí sinh".
Phản biện ý kiến này, ông Nguyễn Đình Tư, Phó Hiệu trưởng ĐH Thành Tây nhấn mạnh: "Phải chấp nhận hiện thực và tin tưởng những người làm giáo dục. Không lấy số ít để rồi bi quan và ngăn cản". Ông Nguyễn Đình Tư cho rằng thế giới đang chấp nhận bằng tốt nghiệp THPT của ta: "Người ta tin được, sao chúng ta không tin?" - ông Tư đặt vấn đề - "Hãy bỏ kỳ thi đại học, dùng kỳ thi quốc gia để xét tuyển cho đỡ tốn kém. Bộ GD-ĐT không cần tập trung vào mấy kỳ thi, mà hãy tập trung quản lý, kiểm tra dạy học và đào tạo. Cần thấy rằng yếu tố quyết định là quá trình dạy và học ở trường. Không có cạnh tranh ở đầu ra khiến chất lượng đào tạo kém, điều này cũng phải thay đổi".
Phải đảm bảo trung thực, khách quan
Trước nhiều ý kiến về phương án cho kỳ thi quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Vấn đề chuyên môn thi cử khó là phần việc các thầy cô lo, người dân chỉ mong rõ ràng. Phương án thi cần được công bố trước ngày khai giảng, như vậy thời gian cũng không còn nhiều. Thi gì không quan trọng bằng đảm bảo trung thực, khách quan, bớt nhiêu khê". Phó Thủ tướng lưu ý Bộ GD-ĐT kỳ thi cần mang tính tương đối ổn định. "Cần tính toán kỹ trong giai đoạn trước mắt, kỳ thi quốc gia này nên thiết kế để làm căn cứ đáng tin cậy cho kỳ thi ĐH. Lâu dài, khi ĐH tốt lên, các trường tự chủ, siết chặt đầu ra, thì như thế giới cứ tốt nghiệp phổ thông là được ghi danh đại học. Lúc đó kỳ thi quốc gia lại tập trung cho việc xét tốt nghiệp THPT" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước ý kiến của Phó Thủ tướng và các hiệu trưởng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua, nhân dân có ý kiến phản ánh rằng, đã hội đủ điều kiện để tiến hành một kỳ thi "2 trong 1". "Cũng rất nhiều ý kiến chuyên gia, cán bộ nhắc nhở Bộ GD-ĐT phải khẩn trương làm, không được chậm trễ. Nói như vậy để thấy rằng, những phương án mà chúng ra đang thảo luận đã được chuẩn bị và triển khai từng bước, từ năm 2011 đến nay. Những phương án đó trước khi công bố đã được nghiên cứu công phu, lấy ý kiến không chỉ trong nội bộ khối phổ thông, đại học, các cán bộ quản lý, thầy cô giáo trong toàn ngành..." - Bộ trưởng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, tại thời điểm này Bộ không có ý kiến kết luận về phương án kỳ thi quốc gia. Hiện Bộ GD-ĐT đã thành lập các tổ, nhóm để tập hợp ý kiến rộng rãi về 3 phương án thi, từ đó xử lý thông tin một cách đầy đủ. "Bộ GD-ĐT mong muốn sau hội nghị sẽ tiếp tục nhận được ý kiến góp ý nhằm có thêm nhiều thông tin hơn nữa để xử lý phương án cho kỳ thi quốc gia" - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ.
Theo ANTD
Người có tài hay người có tiền? Vụ lộ đề thi kỳ thi tuyển công chức do Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tổ chức gây bức xúc trong dư luận bởi vì thêm một lần nữa, màn kịch thi cử gian lận bùa phép để xếp ghế cho người thân quen được diễn ra trước mắt người dân. Đã từng có những phản ánh về chạy chức,...