Sốc vì “đơn thuốc” giải cứu
Tình trạng người dân Cyprus, thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đổ xô đi rút tiền tiết kiệm và nguy cơ hai ngân hàng lớn nhất nước này sụp đổ chỉ trong vài ngày tới đang làm cả châu Âu chấn động.
Người dân Cyprus biểu tình phản đối việc đánh thuế tiền gửi
Video đang HOT
Đã 2 năm nay, kinh tế Cyprus lâm vào trì trệ. Đã thế, cơn lốc của khủng hoảng nợ công châu Âu lại giáng thêm đòn tàn phá vào nền kinh tế vốn ốm yếu của nước này. Tháng 6 năm ngoái, Chính phủ Cyprus đã phải xin cứu trợ từ các nước thành viên Eurozone, do khu vực ngân hàng nước này trở nên kiệt quệ vì mất trắng 4,5 tỷ euro trái phiếu Chính phủ Hy Lạp đang nắm giữ, bởi năm ngoái các lãnh đạo Eurozone quyết định xóa sổ các khoản nợ của Hy Lạp.
Để nhận được khoản cứu trợ trị giá 10 tỷ euro từ nhóm “bộ ba” chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu – EC, Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB và Quỹ Tiền tệ quốc tế – IMF, Cyprus phải chấp nhận điều kiện mà “bộ ba” này đưa ra là áp thuế tiền gửi của người dân nhằm thu về 5,8 tỷ euro. Mức thuế mà các chủ nợ áp đặt là 9,9% cho tài khoản trên 100 nghìn euro và 6,75% cho các tài khoản dưới mức này.
Đây là lần đầu tiên các định chế tài chính áp đặt điều khoản đánh thuế tiền gửi với một gói cứu trợ. Trước đây, các nước phải cầu viện tài chính từ nước ngoài như Ireland, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha, chỉ buộc phải đáp ứng điều kiện thắt chặt ngân sách. Thực ra quyết định của các chủ nợ không phải không có lý. Họ muốn có được một sự đảm bảo về khả năng trả nợ của Cyprus sau những “bài học kinh nghiệm” từ Hy Lạp, nước nhận được gói cứu trợ rất lớn nhưng vẫn không thoát được cảnh vỡ nợ.
Nhưng với một nền kinh tế tổng GDP chỉ có khoảng 18 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 0,2% trong nền kinh tế Eurozone, tác động từ “đơn thuốc” giải cứu từ bên ngoài có thể gây “sốc”, thậm chí “tử vong” với Cyprus. Vấn đề là ở chỗ quy mô hệ thống ngân hàng của Cyprus hiện lớn gấp nhiều lần kinh tế quốc gia. Theo ước tính, chỉ riêng tiền gửi của người Nga tại Cyprus đã lên tới khoảng 20 tỷ euro (tương đương 26,2 tỷ USD). Nếu đánh thuế vào tiền gửi, nhiều người nước ngoài có tài khoản tại các ngân hàng Cyprus sẽ ồ ạt rút tiền, kéo theo sự sụp đổ của nền tài chính nước này.
Thêm vào đó, trong khi các chủ nợ cho rằng người dân Cyprus cũng phải gánh vác khoản nợ với chính phủ, thì nhiều người Cyprus lại nghĩ rằng tài sản của mình có nguy cơ bị cướp mất. Những người phản đối biện pháp áp thuế tiền gửi cho rằng “những người gửi tiền sẽ phải chi trả cho đống đổ nát ở châu Âu, bởi họ là những người duy nhất còn tiền”. Người dân Cyprus đã đổ xuống đường biểu tình phản đối chính phủ.
Người ta cũng lo ngại rằng làn sóng rút tiền khỏi các ngân hàng ở Cyprus sẽ lây lan sang các nước châu Âu khác, làm mất an toàn cả hệ thống ngân hàng Khu vực Eurozone. Cùng với đó, niềm tin của các nhà đầu tư vào Eurozone bị giáng một đòn mạnh.
Trước mắt, Chính phủ Cyprus đã phải đưa ra giải pháp thỏa hiệp. Theo đó, các mức thuế sẽ được chia làm ba mức thay vì hai mức như hiện nay: những tài khoản tiền gửi dưới 100 nghìn euro sẽ chịu mức thuế là 3% (mức của chủ nợ đưa ra là 6,75%), từ 100 nghìn đến 500 nghìn euro là 10% và trên 500.000 euro là 15% (mức chủ nợ đưa ra cho tài khoản trên 100 nghìn euro là 9,9%). Không biết thỏa thuận cuối cùng sẽ đi đến đâu.
Theo ANTD
Cảnh báo từ Davos
Quy tụ nhà lãnh đạo của các cường quốc, tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới cũng như các chuyên gia cao cấp nhất, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2013 khép lại tại Davos (Thụy Sĩ) với cảnh báo còn nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde và người sáng lập WEF Klaus Schwab tại WEF năm nay
Phát biểu bế mạc Hội nghị WEF-2013 ở Davos ngày 26-1 sau 3 ngày làm việc, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhấn mạnh, viễn cảnh về sự phục hồi kinh tế thế giới còn khá mong manh. Theo người đứng đầu định chế tài chính này, sự hồi phục đó phụ thuộc nhiều vào việc giới lãnh đạo cấp cao của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) có đưa ra được những quyết định đúng đắn hay không.
Sở dĩ nữ Tổng Giám đốc IMF phải đưa ra những cảnh báo trên là do đang xuất hiện tâm lý lạc quan trước tín hiệu tích cực từ các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong đó tín hiệu đáng chú ý nhất phát ra từ châu Âu, nơi đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng chưa từng thấy.
Khi WEF - 2013 đang diễn ra, việc Euro lên giá cao nhất trong 11 tháng qua so với USD cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo sẽ sớm được vay trở lại khoản tín dụng khẩn cấp 137,16 tỷ Euro đã khiến không ít người cho rằng cuộc khủng hoảng nợ công đã qua giai đoạn tồi tệ nhất. Tâm lý lạc quan này đã khiến tờ Le Monde (Thế giới, Pháp) phải cảnh báo, đồng Euro lên giá có thể đe dọa phục hồi của kinh tế khu vực trong bài "Thoát hiểm, đồng Euro liệu có cao giá quá hay không?".
Cùng lúc, tín hiệu tích cực cũng bao trùm nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới khi số người thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1-2008 (thời điểm trước cuộc khủng hoảng) và lĩnh vực bất động sản đang hồi phục ấn tượng. Tâm trạng phấn chấn hơn cũng có thể thấy ở 2 cường quốc kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản.
Thế nên, nếu như WEF - 2012 bao trùm bởi sự bi quan do cuộc khủng hoảng châu Âu và nỗi lo Hy Lạp có thể phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì WEF - 2013 được đánh dấu bằng tinh thần lạc quan, dù còn thận trọng. Kết quả cuộc khảo sát đối với 1.330 tổng giám đốc điều hành (CEO) được công bố tại hội nghị cho thấy, đa số các CEO lạc quan hơn về hoạt động của nền kinh tế toàn cầu.
Cảnh báo tâm lý lạc quan có thể tác động tới những hành động quyết liệt hơn, nữ Tổng Giám đốc IMF Lagarde cho rằng, mặc dù nền kinh tế thế giới đã có nhiều tín hiệu phục hồi, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bà hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là các cường quốc kinh tế lớn nhất, không nên chủ quan và cần thực hiện những cải cách toàn diện hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như ngăn ngừa tái diễn khủng hoảng. Theo người đứng đầu IMF, các thành viên Eurozone cần phải sử dụng hiệu quả tất cả các công cụ có trong Hệ thống chung giám sát các ngân hàng vừa được thiết lập, còn chính quyền Mỹ tránh được "vách đá tài chính"...
Chia sẻ với Tổng Giám đốc IMF, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cũng cho rằng, các nhà lãnh đạo thế giới cần phải có một tầm nhìn xa hơn, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay mà phải năng động nhiều hơn nữa để đảm bảo cho sự phục hồi chắc chắn.
Theo ANTD
Gập ghềnh năm 2013 Ngày đầu năm, nhân loại thường nghĩ đến tương lai, nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 không làm mấy người lạc quan. Theo hàng loạt bài viết đăng trên các tạp chí "Courrier International" và "The Economist" mới đây, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và...