Sóc Trăng: 176 học sinh Tiểu học hào hứng dự thi viết chữ đẹp cấp tỉnh
Ngày 30/3, Sở GD-ĐT Sóc Trăng đã tổ chức Hội thi viết chữ đẹp dành cho học sinh cấp Tiểu học của tỉnh năm 2019.
Thí sinh dự thi
Hội thi Viết chữ đẹp năm 2019 có 176 thí sinh của 11 đơn vị Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố đăng kí dự thi. Trong đó có 110 em thi viết chữ đẹp tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 và 66 em dư thi viết chữ đẹp tiếng Khmer từ lớp 3 đến lớp 5.
Ông Lý Rotha, Phó Giám đốc Sở GDĐT, cho biết: Hội thi nhằm xây dựng tốt nền nếp giữ gìn sách vở trong nhà trường nhất là việc giữ gìn chữ viết truyền thống và sáng tạo trong học sinh, góp phần duy trì các nền nếp theo qui định.
Việc rèn nét chữ là luyện nết người, các trường tiểu học hàng năm đều tổ chức phong trào thi vở sạch chữ đẹp cấp trường, tạo sân chơi cho tất cả học sinh.
Trước khi tham gia kỳ thi cấp tỉnh, các em sinh đã được tổ chức ở các phòng GD-ĐT, qua đó tổ chức tuyển chọn thành lập đội dự thi cấp tỉnh.
HS đoạt Giải nhất.
Các thí sinh dự thi phải thực hiện bài viết trên giấy in sẵn. Mỗi thí sinh thực hiện 2 bài viết, trong đó một bài viết theo yêu cầu kiểu chữ đứng, đều, nhỏ và một bài viết theo kiểu chữ sáng tạo, có thể viết đứng, viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.
Kết quả, BTC đã trao 40 giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho 40 thí sinh đạt giải cá nhân và 4 giải toàn đoàn Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho 4 đơn vị Phòng GD-ĐT.
Video đang HOT
Nội dung thi viết chữ đẹp tiếng Việt, khối lớp 1, thí sinh Ong Bảo Thư (TX Vĩnh Châu) đạt giải Nhất, giải Nhì là thí sinh Mai Thị Thùy Trang (huyện Cù Lao Dung) và giải Ba là thí sinh Nguyễn Bảo Thy (huyện Long Phú).
Ở khối lớp 2,các thí sinh Lê Bảo Châu (TX Vĩnh Châu), Nguyễn Thị Mai Thi (huyện Châu Thành) và Danh Dương Hưng Thịnh (huyện Trần Đề) đạt giải Nhất, Nhì, Ba.
Ở khối lớp 3, thí sinh đạt giải Nhất là Nguyễn Thành Lợi (huyện Mỹ Tú), giải Nhì thuộc về thí sinh Nguyễn Lê Ngọc Đan (huyện Châu Thành), giải Ba là thí sinh Lý Thị Cẩm Tú (huyện Thạnh Trị).
Ở khối lớp 4, thí sinh Nguyễn Tâm Như (huyện Long Phú) đạt giải Nhất, giải Nhì là thí sinh Trần Minh Khoa (huyện Mỹ Tú), giải Ba được trao cho thí sinh Nguyễn Thị Phi Nhung (huyện Thạnh Trị).
Ở khối lớp 5, thí sinhTrần Thị Thảo Nghi (huyện Thạnh Trị) giành giải Nhất, thí sinh Huỳnh Xuân Duy (huyện Thạnh Trị) đạt giải Nhì và thí sinh Trịnh Tuyết Linh (TX Vĩnh Châu) đạt giải Ba.
Nội dung thi viết chữ đẹp tiếng Khmer, các giải Nhất, Nhì, Ba ở khối lớp 3 được trao cho các thí sinh Danh Nhật Ánh (huyện Thạnh Trị), Trần Huy (huyện Kế Sách) và Thạch Thị Loan (huyện Trần Đề).
Khối lớp 4, giải Nhất và giải Nhì được trao cho hai thí sinh thuộc đơn vị TX Vĩnh Châu là Sơn Thị Thu Ngân và thí sinh Lý Thị Tuệ Như; giải Ba thuộc về thí sinh Sơn Thị Tuyết Nhung (huyện Thạnh Trị).
Ở khối lớp 5, thí sinh Thạch Thị Mộng Tuyền (TX Vĩnh Châu) đạt giải Nhất, thí sinh Thạch Thị Sô Phia (huyện Mỹ Tú) đạt giải Nhì, thí sinh Kim Thị Na Ry (TX Vĩnh Châu) đạt giải Ba.
Về tập thể, đơn vị Phòng GD-ĐT thị xã Vĩnh Châu đạt giải Nhất, Phòng GD-ĐT huyện Thạnh Trị đạt giải Nhì, Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành đạt giải Ba và Phòng GD-ĐT huyện Long Phú đạt giải Khuyến khích.
Cao Xuân Lương
Theo giaoducthoidai
Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Trẻ em hạnh phúc khi được đáp ứng nhu cầu vui chơi, học hỏi, khám phá nhiều khía cạnh trong cuộc sống bên cạnh kiến thức lý thuyết được truyền thụ. Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Nhu cầu học hỏi toàn diện của học sinh
Học sinh có nhu cầu vui chơi, học hỏi, khám phá những điều mà các em yêu thích, những điều thuộc về sở trường và năng khiếu của các em. Hay nói cách khác, nhu cầu của con trẻ sẽ không chỉ dừng lại ở việc được khuyến khích viết chữ đẹp, đọc thuộc lòng bài vở, giải nhiều bài tập toán trên lớp, chăm chỉ làm bài tập về nhà, cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ thi thay cho việc "học để hiểu biết và vận dụng, học để phát triển thể chất, học để làm người".
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống mà học sinh cần phải học, chứ không chỉ có những kiến thức hàn lâm, chỉ xem trọng những "môn chính", như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ.
Các em cũng cần được "nuôi dưỡng" niềm yêu thích, thậm chí quan tâm và tạo điều kiện để phát triển tối đa tiềm năng với ngay cả những "môn phụ", như: Thể dục, Sử, Địa, Giáo dục Công dân, các bộ môn Nghệ thuật, Tin học. Ngoài ra, các em cũng có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi sau giờ tan trường thay vì chạy theo những lớp học thêm, những giờ ôn luyện cho kỳ thi cuối cấp THCS, kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học.
Sự phân bổ thời gian cho môn học quan trọng, như: Tiếng Anh, Tin học hoặc các môn năng khiếu, nghệ thuật, thể chất - những môn học quan trọng của nền giáo dục thế kỷ 21 - lại chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.
Nếu tích hợp được những yếu tố trên sẽ giúp học sinh có thể thực sự hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Các em có thêm động lực để học tập và xa hơn nữa là có thể chủ động trong việc chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình, biết mình là ai, biết mình thực sự muốn gì.
Làm thế nào tạo dựng những ngôi trường mang lại hạnh phúc cho mọi học sinh?
Để giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập và ngày một say mê khám phá, các em cần được học theo sở thích, sở trường và năng khiếu của mình; cần được thấy môn học này, kiến thức kia có ích cho mình như thế nào. Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn được trang bị những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm sinh lý lứa tuổi cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống hiện tại và tương lai, như: giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề, phản biện, xử lý thông tin, bơi lội, sơ cứu cơ bản, phát triển tâm sinh lý cơ thể tuổi dậy thì, hiểu biết về giới tính và sinh sản...
Hơn 45 năm công tác trong ngành giáo dục và là nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp phát triển, đổi mới giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM nhấn mạnh: "Làm giáo dục không phải là cứ xây xong một ngôi trường rồi chọn lấy một học trình để dạy; mà ngược lại, làm giáo dục trước tiên phải tạo dựng được một học trình xuyên suốt, sau đó mới bắt tay vào xây dựng một ngôi trường đáp ứng được các tiêu chí giáo dục của học trình đó."
Theo đó, trường học ngày nay cần chú trọng giảng dạy không những điều học sinh cần và thiếu mà còn hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm say mê học tập. Đó là kim chỉ nam cho nhiều trường học hiện nay ở nước ta đầu tư phát triển toàn diện chương trình học, cơ sở vật chất, phương pháp sư phạm và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học hỏi, khám phá của các em, giúp các em trở nên thích thú, hạnh phúc trải nghiệm toàn thời gian ở trường.
Có thể kể đến cách thức mà Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI đang thực hiện ở chương trình học tiên phong từ các nước phát triển, phương pháp sư phạm đa chiều tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giáo viên tinh nhuệ để tập trung toàn diện cho các thế hệ học sinh thân yêu của mình. EMASI đã chính thức ra mắt vào ngày 7/3 và sẽ khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 8/2019 tới với hai cơ sở trường học đẳng cấp ở Nam Long (Quận 7) và Vạn Phúc (Quận Thủ Đức).
Hội đồng cố vấn chuyên môn cùng hơn 300 gia đình TP.HCM và các khu vực lân cận đã tham gia Lễ công bố Học hiệu của trường EMASI vào ngày 7/3 vừa qua
Chương trình học tại EMASI tập trung trọng điểm vào Tiếng Anh (E), Toán Học (M), các môn Nghệ Thuật (A), các môn Khoa Học (S) và Công Nghệ Thông Tin (I), với một chương trình Giáo dục Thể Chất chuyên nghiệp, kết hợp cùng các Hoạt Động Ngoại Khóa đa dạng. Với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân, dù các em yêu thích hoặc có năng khiếu ở bô môn nào từ Khoa học đến Nghệ thuật hay Thể thao thì nhà trường đều mang đến những chương trình học tập đầy hứng khởi với hàng loạt các dự án thực tế bổ ích, các hoạt động khám phá - trải nghiệm hấp dẫn, góp phần nuôi dưỡng những phẩm chất và thái độ tích cực cho thế hệ trẻ để sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị bất kỳ một rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay kỹ năng. Ngoài ra, học sinh cuối cấp sẽ được nhà trường định hướng tư vấn đại học, giúp các em lựa chọn ngành nghề cũng như các trường đại học phù hợp trong và ngoài nước.
Trợ lực hiệu quả cho chương trình học đầy cảm hứng này là phương pháp tiếp cận sư phạm đa chiều tại trường EMASI sẽ khuyến khích đối thoại và trao đổi, như: lấy học sinh làm trung tâm, học theo chủ đề, làm việc theo dự án, phát triển kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng làm việc độc lập.v.v., và đặc biệt là phát huy khả năng tự học.
Trường EMASI sở hữu cơ sở vật chất chuẩn quốc tế, được xây dựng có chủ đích cho chương trình học tiên phong, nhất là các môn Nghệ thuật, Công nghệ thông tin và Thể dục thể thao.
Song song đó, hệ thống cơ sở vật chất thể thao đẳng cấp, như: tường leo núi hiện đại, nhà thi đấu chuẩn quốc tế, hồ bơi nước mặn và nước ấm dài 25m, sân thể thao dành cho điền kinh và bóng đá....cùng nhiều mảng xanh cây cối, sân cỏ, vườn treo, đồi cỏ phủ xanh toàn khuôn viên trường chính là kế hoạch dài hạn mà EMASI dành cho các thế hệ học sinh tương lai nhằm xây dựng môi trường học tập xanh mát, an toàn, yên tĩnh, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động học hỏi, khám phá tri thức và tích lũy kỹ năng.
Như vậy, bằng tâm huyết của những nhà hoạt động và các chuyên gia giáo dục hàng đầu của Việt Nam và Quốc tế, nền giáo dục Việt Nam đang dần có sự chuyển mình tích cực, bắt kịp xu thế giáo dục tiên tiến của thế giới. Trong tương lai, sẽ càng có nhiều "mô hình trường học mang lại hạnh phúc và hứng khởi cho học sinh" được hình thành. Đó sẽ là bước tiến mới của ngành giáo dục - đào tạo nước ta trước nhu cầu ngày càng lớn về đầu tư học thuật cho con cái trong các gia đình hiện nay.
Theo Dân trí
Ước mơ của cô học trò lớp 3 không tay, không chân 'Con sẽ ráng học, học tới cùng, làm bác sĩ để sau này trị bệnh cho ngoại. Có sức khỏe, bà sẽ ở với con tới già', cô học trò không tay, không chân Trần Thị Hiếu Thảo chia sẻ. Hiếu Thảo tự làm mọi việc, khi thật sự cần thiết mới nhờ ông bà ngoại hỗ trợ - Ảnh: KHẮC TÂM Về...