Sốc: Loài người từng suýt tuyệt chủng như khủng long

Theo dõi VGT trên

Một thảm họa cổ xưa khiến cả loài người chỉ còn 1.280 cá thể sống sót đã được phơi bày trong chính bộ gien của người hiện đại.

Cộng đồng bé nhỏ ấy đã gần như không thể sinh sôi trong khoảng 100.000 năm, bấp bênh bên bờ vực tuyệt chủng. Nhưng đó cũng có thể là điều thúc đẩy sự ra đời của 3 loài người “cao cấp” nhất trong cây gia đình phức tạp của tông Người.

Đoạn lịch sử gây rùng mình nói trên đã được tìm thấy thông qua một nghiên cứu dựa trên phân tích bộ gien của hơn 3.150 người hiện đại đến từ 10 quần thể châu Phi và 40 quần thể ở các châu lục khác, theo Live Science.

Sốc: Loài người từng suýt tuyệt chủng như khủng long - Hình 1

Ảnh đồ họa mô tả việc con người từng suýt tuyệt chủng nhưng lại lợi dụng điều đó để tiến hóa nhảy vọt – Ảnh: CAS

Phân tích này đã phơi bày sự đa dạng của tổ tiên chúng ta trong từng thời kỳ và chỉ ra “nút thắt” dân số đáng sợ gần 1 triệu năm trước.

“Tổ tiên của chúng ta đã trải qua tình trạng tắc nghẽn dân số nghiêm trọng trong thời gian dài đến mức họ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao” – đồng tác giả Wangjie Hu từ Trường Y khoa Icahn ở Mouth Sinai (TP New York – Mỹ) cho biết.

Giai đoạn “nút thắt dân số đó kéo dài từ 930.000 đến 813.000 năm về trước, bắt đầu bằng một thảm họa bí ẩn khiến con người mất đi tới 98,7% dân số sinh sản, chỉ còn khoảng 1.280 người rải rác trên hành tinh.

Đại thảm họa này có thể là do một sự kiện lạnh đột ngột dẫn đến sự xuất hiện của sông băng, nhiệt độ bề mặt đại dương giảm kèm hạn hán kéo dài ở châu Phi, châu Âu và châu Á.

Chưa rõ chi tiết mà nó tác động, nhưng đó phải là một thảm họa toàn diện gần giống sự kiện đã giết chết loài khủng long – biến đổi khí hậu sau va chạm tiểu hành tinh Chicxulub. Tuy nhiên, con người may mắn hơn vì còn sót lại hơn 1.000 cá thể.

Hơn nữa, các cá thể này đã nhảy vọt tiến hóa.

Video đang HOT

Đó là sự ra đời của một nhóm người đặc biệt: Tổ tiên chung của Homo sapines, Neanderthals và Denisovans, là 3 loài cao cấp nhất của chi Homo (chi Người), theo bài công bố trên tạp chí Science.

Trong đó, Homo sapiens chính là chúng ta, còn 2 người họ hàng còn lại đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.0000 năm trước.

Sự xuất hiện của vị tổ tiên chung này là bước nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, bởi 3 loài sinh sau đẻ muộn này thông minh và có kỹ năng vượt rất xa so với các loài người cổ hơn.

Đó cũng là quãng thời gian mà một nghiên cứu trước đây chỉ ra 2 nhiễm sắc thể cổ xưa đã hợp nhất thành cái gọi là nhiễm sắc thể 2 ở người hiện đại, điều cũng chỉ ra sự xuất hiện của một vị tổ tiên.

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương

Vì phổi thường không tồn tại qua quá trình hóa thạch, người ta có thể thắc mắc làm thế nào các nhà khoa học có thể xác định chắc chắn bất cứ điều gì về khả năng hô hấp của các loài đã tuyệt chủng.

Và câu trả lời nằm trong xương của của chúng.

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương - Hình 1

Ở đâu đó trong quá khứ của Trái Đất, một số nhánh trên cây sự sống đã áp dụng một phương pháp đặc biệt giúp cho việc thở và hạ nhiệt hiệu quả hơn đáng kể so với cách cơ thể của động vật có vú như của chúng ta thực hiện.

Bề ngoài, sự phát triển này có vẻ không nhiều cho đến khi các nhà khoa học khám phá ra rằng nó có thể đã tồn tại ở một số loài khủng long lớn nhất mà hành tinh của chúng ta từng biết đến. Nó thành công đến mức được duy trì bởi 3 nhóm loài đã tuyệt chủng khác nhau và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở hậu duệ còn sống của loài khủng long.

Trong một bộ bài báo được xuất bản vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, các nhà cổ sinh vật học đã kiểm tra vi cấu trúc hóa thạch bên trong một số loài khủng long được biết đến sớm nhất để xác định xem các bộ phận ban đầu của hệ thống này đã phát triển như thế nào.

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương - Hình 2

Nhiều xương được kiểm tra trong quá trình nghiên cứu nằm gần phổi

Ở các loài như chim, hệ thống đó chứa các khoang, còn được gọi là "túi khí", nằm trong xương khắp toàn bộ cơ thể. Không giống như quá trình thở của động vật có vú, nơi hít vào và thở ra là 2 quá trình riêng biệt, những xương này giúp cho phép thở một chiều: hít vào và thở ra cùng một lúc. Được gọi là khí nén của xương sau sọ, nó là một phần của một hệ thống cực kỳ hiệu quả giúp nhanh chóng đưa oxy vào máu và lấy nhiệt ra khỏi cơ thể.

Ngày nay, hệ thống túi khí đó chỉ được biết đến ở loài chim. Chim và cá sấu đều là những loài có nguồn gốc ban đầu từ thằn lằn, họ hàng còn sống của khủng long và thằn lằn bay không phải chim. Mặc dù cá sấu ngày nay có cơ chế thở một chiều qua phổi, nhưng khả năng xử lý không khí của chúng không kéo dài đến xương, bởi chúng không có bất kỳ khoang túi khí nào. Một bài báo được đăng tải trên PLOS One năm 2012 đã kiểm tra các hệ thống túi khí của các loài khủng long trong kỷ Trias và các tác giả đã xác định rằng "không có loài thằn lằn nào thuộc dòng cá sấu thể hiện bằng chứng rõ ràng về tính khí nén của bộ xương sau sọ".

Tito Aureliano, người không tham gia nghiên cứu nói trên, giải thích về kết luận của các tác giả: "Không có dấu hiệu giải phẫu nào của bất kỳ đặc điểm khí nén thực sự nào có liên quan đến túi khí trước sự tiến hóa của thằn lằn bay và khủng long saurischian".

Ông giải thích rằng, là động vật có vú, chúng ta có thể trở nên khó thở hoặc quá nóng do hoạt động thể chất cường độ cao hoặc nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu có một hệ thống túi khí xâm lấn, chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng đó.

Vậy những túi khí này phát triển từ khi nào? Chúng đã có mặt từ khoảng 145 đến 66 triệu năm trước trong các loài theropod kỷ Phấn trắng (khủng long hai chân là loài ăn thịt hoặc ăn cỏ), thằn lằn bay và sauropod (khủng long cổ dài khổng lồ).

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương - Hình 3

Không phải tất cả động vật đều sử dụng kỹ thuật và cơ quan giống nhau để thở. Trong khi con người co giãn phổi để hô hấp, chim có các túi khí bên ngoài phổi để bơm oxy vào nên phổi của chúng không thực sự chuyển động. Trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh vật học tin rằng tất cả các loài khủng long đều thở như chim, vì chúng có cấu tạo giải phẫu hô hấp giống nhau

Do đó, để tìm ra nguồn gốc của chúng, Aureliano, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Liên bang Brazil do Rio Grande do Norte, là tác giả chính của 3 bài báo gần đây đã tìm kiếm xa hơn về kỷ Trias (khoảng 252 đến 201 triệu năm trước).

Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm câu trả lời dựa trên hai loại sauropodomorphs (sauropoda sơ khai trước khi chúng tiến hóa thành cổ dài và kích thước khổng lồ) có tên là Buriolestes và Pampadromaeus, và một loại khủng long ăn thịt có tên là Gnathovorax.

Dấu vết trên mô xương hóa thạch khớp với dấu vết được tìm thấy ở các loài chim còn sống ngày nay cho thấy sự hiện diện của sự thích nghi hô hấp này. Tuy nhiên không loài khủng long nào trong số những loài ban đầu có những dấu vết này, cho thấy rằng khí nén của bộ xương sau sọ vẫn chưa tiến hóa ở thời điểm đó. Điều này có nghĩa là nó không thể có mặt trong tổ tiên chung của khủng long.

Đồng tác giả Aline Ghilardi, một nhà cổ sinh vật học và trợ lý giáo sư có nhiệm kỳ, cũng tại Đại học Liên bang Brazil do Rio Grande do Norte, cho biết: "Vì những con khủng long đầu tiên không có cấu trúc khí nén xâm lấn, nên túi khí chắc chắn đã phải tiến hóa sau đó. Và nếu nó tiến hóa sau đó, thì về mặt logic, loài thằn lằn bay phải tiến hóa nó theo một cách song song".

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương - Hình 4

Khủng long và họ hàng gần của chúng dường như đã tiến hóa xương với các khoang khí ít nhất 3 lần

Nói cách khác, những kết quả này cho thấy 3 dòng loài đã tuyệt chủng đã tiến hóa cùng một hệ thống hô hấp một cách độc lập. Hiện tượng này được gọi là tiến hóa hội tụ.

Nhưng các hóa thạch cũng gợi ý rằng sự phát triển của các túi khí đã bắt đầu vào thời điểm này. Aureliano giải thích rằng 2 con sauropodomorph và 1 con herrerasaurid mà họ nghiên cứu sống cách đây khoảng 233 triệu năm có sự xuất hiện của túi khí, nhưng loài khủng long pampadromaeus "được thu thập trong một nền đá cao hơn một chút" cũng xuất hiện những dấu vết này. Khoảng cách về thời gian này mặc dù tương đối nhỏ về mặt địa chất, nhưng đã tạo ra "một sự thay đổi lớn" trong bộ xương sauropodomorph. Pampadromaeus có một loại mô mới mà nhóm nghi ngờ có thể là một bước tiến tới sự tiến hóa của túi khí.

"Toàn bộ hệ thống mạch máu ở pampadromaeus đều khác", Aureliano nói. "Nó ít đậm đặc hơn và có các fractal bên trong - những khoang rất nhỏ để nhận máu và các mô mỡ". Ông nói thêm, điều này sẽ giúp "trong tương lai các túi khí xâm lấn sẽ được hình thành".

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương - Hình 5

Ali Nabavizadeh là nhà cổ sinh vật học và trợ lý giáo sư lâm sàng về giải phẫu học tại Trường Thú y thuộc Đại học Pennsylvania, người không tham gia vào nghiên cứu này. Ông ủng hộ các kết luận được tìm thấy trong các bài báo này, bao gồm ý tưởng rằng hệ thống đã phát triển 3 lần riêng biệt. Tiến hóa hội tụ là "phổ biến ở các loài động vật có xương sống", Nabavizadeh nói

Cả Aureliano và Ghilardi đều chỉ ra rằng khí hậu nóng trong kỷ Tam Điệp là một lý do tiềm ẩn khiến sự thích ứng này phát triển. Ghilardi đề xuất: "Có lẽ nếu sinh lý học của bạn cung cấp một cơ thể đối phó với nhiệt hiệu quả, thì bạn sẽ có lợi thế hơn các đối thủ của mình. Có lẽ đây là chìa khóa để thành công của loài khủng long trong thời đại đó".

Nhóm sau đó đã chuyển sang một loại sauropodomorph khác từ Brazil được gọi là Macrocollum itaquii. Aureliano nói: Macrocollum xuất hiện trên hành tinh "8 triệu năm sau Buriolestes, và loài vật này lớn gấp 3 lần".

Nhóm nghiên cứu đã so sánh các thành phần xương khác nhau của những con khủng long sơ khai với những người khổng lồ cổ dài sau này. Họ ghi nhận sự vắng mặt của hệ thống túi khí ở những loài khủng long đầu tiên, chẳng hạn như Gnathovorax đã nói ở trên. Nhưng vào cuối kỷ Jura (khoảng 154 triệu năm trước), loài khủng long sauropoda khổng lồ đã có hệ thống túi khí khắp cơ thể, khiến máu chúng ít đậm đặc hơn và phân phối oxy và nhiệt hiệu quả hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xinNgười đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin
22:21:59 12/12/2024
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kếtTài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết
18:06:56 12/12/2024
Cụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờCụ ông 70 quyết cưới vợ trẻ 19 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
18:01:20 12/12/2024
Hình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giớiHình ảnh gây chấn động của chú gấu cô đơn nhất thế giới
13:01:34 13/12/2024
Thuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung QuốcThuê trai trẻ cùng leo núi ở Trung Quốc
10:24:51 12/12/2024
'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải'Phát cuồng' xem chú gấu nâu giống chó ở vườn thú Thượng Hải
21:17:24 13/12/2024
Nhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồngNhân viên đi toilet ngã bị thương, công ty phải bồi thường 700 triệu đồng
16:35:10 13/12/2024
Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung QuốcBa chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc
11:21:18 12/12/2024

Tin đang nóng

Bị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vongBị gọi dậy đi học, con trai tức giận đẩy mẹ ngã tử vong
21:50:54 13/12/2024
Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?Sốc: Sao nữ Vbiz lộ ảnh được cầu hôn, đàng trai không phải người đồn đoán bấy lâu?
23:13:42 13/12/2024
Tiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cướiTiết mục gây tranh cãi của Hoa hậu Khánh Vân trong ngày cưới
20:34:58 13/12/2024
Tình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đờiTình trạng hiện tại của NS Thương Tín: Chỉ còn da bọc xương, nguy cơ tàn tật suốt đời
20:43:47 13/12/2024
Tình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mớiTình cờ gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và thái độ của vợ mới
20:37:14 13/12/2024
Cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình tròn 7 tháng tuổi, số cân nặng hiện tại gây bất ngờCặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình tròn 7 tháng tuổi, số cân nặng hiện tại gây bất ngờ
20:55:02 13/12/2024
Cách G-Dragon đưa thời hoàng kim của Kpop trở lại chỉ trong 1 thángCách G-Dragon đưa thời hoàng kim của Kpop trở lại chỉ trong 1 tháng
21:39:29 13/12/2024
Chí Trung sụt 10kg sau ly hôn vợ NSND Ngọc Huyền, Doãn Hải My hạnh phúc bên chồngChí Trung sụt 10kg sau ly hôn vợ NSND Ngọc Huyền, Doãn Hải My hạnh phúc bên chồng
23:10:01 13/12/2024

Tin mới nhất

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

Những quy định kỳ quặc chốn công sở Trung Quốc

19:49:27 13/12/2024
Nằm rạp chào sếp, ép nhân viên giữ dáng hay ăn ớt vì không hoàn thành công việc là một số nghi thức kỳ quặc phổ biến chốn công sở Trung Quốc.
Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

Kết quả sau 350.757 lần tung đồng xu tiết lộ: Xác suất không phải 50/50 như bạn tưởng

19:47:51 13/12/2024
Từ thực nghiệm sau 350.757 lần tung đồng xu, khả năng đồng xu xuất hiện cùng mặt với mặt ban đầu mà nó được tung ra cao hơn chúng ta tưởng.
Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

16:21:36 13/12/2024
Khi đang đi dạo, cô gái 27 tuổi tình cờ tìm thấy cây nấm nặng gần 5kg. Gia đình 3 người của cô chế biến thành nhiều món ăn từ nấm.
Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

11:00:18 13/12/2024
CANADA - Một người đàn ông ở thị trấn Fort Severn First Nation, đã bị thương nặng sau khi đối đầu với gấu trắng Bắc Cực để cứu vợ.
Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

Đôi mắt buồn của đại dương: Câu chuyện đằng sau vẻ đẹp tuyệt mỹ

10:31:24 13/12/2024
Đánh bắt cá voi thương mại có thể không còn là mối nguy hạinhư trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là cá voi an toàn trước các tàu biển.
66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"

66% người trẻ Hàn Quốc thuộc "bộ tộc kangaroo"

10:27:56 13/12/2024
Tình cảnh này đến từ rất nhiều vấn đề xã hội, và cũng tạo ra đủ kiểu vấn đề khác. Gần đây, Gangaroo House , một chương trình thí điểm phát sóng trên kênh truyền hình cáp, đã trở nên nổi tiếng tại Hàn Quốc.
Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

11:26:12 12/12/2024
Từ các đại dương trên những hành tinh xa xôi đến bản đồ chi tiết về bộ não ruồi giấm, những phát hiện này đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới.
Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

Những 'sự kiện' kỳ diệu không thể bỏ lỡ trên bầu trời đêm trong năm 2025

11:24:20 12/12/2024
Một năm của những điều kỳ diệu trên bầu trời bắt đầu bằng một cặp hành tinh tuyệt đẹp. Vào ngày 18/1, hai thế giới lân cận là Sao Kim và Sao Thổ sẽ xuất hiện cách nhau chưa đến nửa độ trên bầu trời, khoảng 30-45 phút sau khi Mặt Trời lặ...
Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

Phát hiện nhiều động vật quý hiếm ở Kẻ Gỗ

11:21:45 12/12/2024
Quá trình đặt bẫy ảnh phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm.
"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

"Người đầu to" - bí ẩn thời cổ đại

22:30:19 11/12/2024
Có thể một nhóm người cổ đại chưa từng được biết, đã sống cùng thời với người tinh khôn ở Đông Á cách đây hơn 100.000 năm.
Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới

16:57:35 11/12/2024
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2000. Khi ấy, nữ công nhân tên là Lữ Thiên Mai đang sống tSếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Sếu đầu đỏ sống hiền hòa và còn được coi là sứ giả của môi trường. rong ...
Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi

16:56:45 11/12/2024
Một bước tiến trong y sinh đã được ghi nhận khi kỹ sư y sinh và cựu thợ lặn Hải quân Hoa Kỳ, Joseph Dituri, hoàn thành thí nghiệm sống dưới nước trong 100 ngày liên tục.

Có thể bạn quan tâm

Danh ca Hương Lan hợp tác với nhạc sĩ Đức Trí trong đêm nhạc xuân

Danh ca Hương Lan hợp tác với nhạc sĩ Đức Trí trong đêm nhạc xuân

Nhạc việt

06:35:21 14/12/2024
Đối với nhạc sĩ Đức Trí, anh từng làm việc với danh ca Hương Lan từ năm 1997 nên việc hợp tác lần này không có gì khó khăn.
Taylor Swift dập tắt tin đồn rạn nứt tình bạn với Selena Gomez

Taylor Swift dập tắt tin đồn rạn nứt tình bạn với Selena Gomez

Sao âu mỹ

06:33:21 14/12/2024
Taylor Swift và Selena Gomez bị cư dân mạng đồn đoán đã nghỉ chơi sau thời gian dài không tương tác. Nhưng mới đây, giọng ca Fortnight đã dập tắt mọi tin đồn rạn nứt.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Taeyeon và SM Entertainment đã chạm mốc đỉnh điểm?

Mối quan hệ căng thẳng giữa Taeyeon và SM Entertainment đã chạm mốc đỉnh điểm?

Nhạc quốc tế

06:32:32 14/12/2024
Việc Taeyeon không tham gia chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập SM Entertainment đã gây ra làn sóng phẫn nộ từ khán giả.
Màn ảnh Hàn lại có thêm siêu phẩm lãng mạn: Nữ chính đã đẹp còn sang, visual tuổi 42 đáng ngưỡng mộ

Màn ảnh Hàn lại có thêm siêu phẩm lãng mạn: Nữ chính đã đẹp còn sang, visual tuổi 42 đáng ngưỡng mộ

Phim châu á

06:31:30 14/12/2024
Đây là dự án phim lãng mạn chứng kiến màn kết hợp giữa mỹ nhân đình đám Han Ji Min và nam diễn viên điển trai Lee Joon Hyuk.
10 mỹ nhân hot nhất Trung Quốc 2024: Lưu Diệc Phi xếp sau Dương Tử, số 1 là cái tên không ai dám phản đối

10 mỹ nhân hot nhất Trung Quốc 2024: Lưu Diệc Phi xếp sau Dương Tử, số 1 là cái tên không ai dám phản đối

Hậu trường phim

06:29:31 14/12/2024
Mới đây, bảng xếp hạng 10 mỹ nhân hot nhất Trung Quốc năm 2024 của Sohu được công bố và kết quả này đã đem đến nhiều bất ngờ.
Chỉ mua được mấy đùi gà, đem làm kiểu này từ người già đến trẻ nhỏ đều mê mẩn ăn hết sạch

Chỉ mua được mấy đùi gà, đem làm kiểu này từ người già đến trẻ nhỏ đều mê mẩn ăn hết sạch

Ẩm thực

06:27:54 14/12/2024
Đùi gà nướng kiểu này mềm và béo, khi chín kỹ lại rất dễ nhai, đặc biệt thích hợp cho người và trẻ nhỏ. Đùi gà được nướng cùng mật ong, tạo màu sắc đỏ óng, bóng mượt cực kỳ hấp dẫn!
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump

Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump

Thế giới

06:27:17 14/12/2024
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, mới đây đã xác nhận khoản quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Nhận được lời cầu hôn từ người yêu mà tôi hãi hùng khi anh muốn vợ gánh vác kinh tế nuôi cả nhà mình từ bố mẹ đến em gái

Nhận được lời cầu hôn từ người yêu mà tôi hãi hùng khi anh muốn vợ gánh vác kinh tế nuôi cả nhà mình từ bố mẹ đến em gái

Góc tâm tình

05:53:58 14/12/2024
Tôi thì vẫn cứ yêu, vẫn cứ thương, nhưng liệu rằng tôi có hạnh phúc nổi với 1 loạt tính toán ăn bám này không? Tôi có bà chị đồng nghiệp lấy chồng rõ sớm
Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như "bảo tàng sống": Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như "bảo tàng sống": Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật

Du lịch

05:35:52 14/12/2024
Công trình này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Hội An.
Người trẻ Việt chuộng yêu ngắn, không ràng buộc

Người trẻ Việt chuộng yêu ngắn, không ràng buộc

Netizen

23:52:54 13/12/2024
Theo báo cáo mới của Tinder, mối quan hệ mập mờ không còn là xu hướng nổi bật. Thay vào đó, chuyện tình cảm rõ ràng hay những cuộc gặp ngắn ngủi, không kỳ vọng lên ngôi .
Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim Việt chưa chiếu đã bị chê khác xa nguyên tác, từ lời thoại đến diễn xuất đều khiến netizen "tụt mood"

Phim việt

23:21:50 13/12/2024
Trước thềm công chiếu còn chưa đầy 2 tuần, Kính Vạn Hoa phiên bản điện ảnh đã trình khán giả với đoạn trailer dài 3 phút.