Số trường hợp nhiễm virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc có thể lên tới hàng nghìn
Một số nhà khoa học tin rằng số người lây nhiễm virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc có thể lên tới hàng nghìn người thay vì con số vài chục người mà giới chức nước này công bố.
Giới chức Trung Quốc trước đó xác nhận loại virus này đã tấn công ít nhất 41 người ở nước này với trung tâm bùng phát dịch tập trung xung quanh một khu chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Tuy nhiên, báo cáo được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phân tích Bệnh truyền nhiễm Toàn cầu tại Đại học Hoàng gia ở London cho biết số người bị ảnh hưởng trong thành phố có thể lên tới hơn 1.000 trường hợp.
Giới chức Trung Quốc lo ngại loại bệnh viêm phổi lạ sẽ dễ lây lan trong mùa Xuân vận này. (Ảnh: AP)
Các nhà khoa học ước tính số trường hợp nhiễm bệnh tại Vũ Hán lên tới 1.723 trường hợp kể từ ngày 12/1.
Tính tới ngày 16/1, 2 trường hợp được xác nhận thiệt mạng vì chứng viêm phổi do virus corona mới. Thái Lan mới đây phát hiện 2 trường hợp nữ du khách Vũ Hán mắc bệnh viêm phổi lạ. Nhật Bản hôm 15/1 cũng ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus này.
“Việc thành phố Vũ Hán phát tán 3 trường hợp nhiễm bệnh tới các nước khác cho thấy các trường hợp nhiễm sẽ còn nhiều hơn so với báo cáo“, Giáo sư Neil Ferguson, một trong những tác giả của báo cáo cho hay.
“Tôi cảm thấy lo ngại hơn rất nhiều so với cách đây một tuần”, ông này cho hay dù thừa nhận còn quá sớm để đưa ra cảnh báo.
Giới chức Trung Quốc cho tới nay khẳng định không có trường hợp nào virus lây từ người sang người mà chỉ ghi nhận các ca bệnh nhiễm virus từ động vật bị nhiễm bệnh tại chợ hải sản ở Vũ Hán.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ferguson cho rằng Bắc Kinh nên xem xét khả năng lây nhiễm từ người sang người một cách nghiêm túc hơn.
“Hiểu được loại virus mới lây lan thế nào là điều tối quan trọng để đánh giá mối đe dọa của nó”, ông khẳng định.
Hôm 15/1, Ủy ban y tế của Vũ Hán thông báo một trong số 41 bệnh nhân tại Vũ Hán có thể đã bị lây bệnh từ chồng. Theo đó, người đàn ông làm việc tại chợ hải sản được chẩn đoán mắc bệnh, vợ người này cũng được cho là đã nhiễm virus dù “không có tiền sử tiếp xúc” với khu chợ.
Bác sĩ Chuang Shuk-kwan đến từ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong cũng thông báo trong số ca nhiễm bệnh tại Vũ Hán, có hai trường hợp là các thành viên gia đình: một trường hợp là vợ chồng và một trường hợp khác là cha, con trai và cháu trai cùng ở với nhau.
Ông Chuang nói thêm rằng các bác sĩ đại lục tin rằng cả ba người trong trường hợp thứ hai có thể đã nhiễm virus tại chợ hải sản.
SONG HY (Nguồn: Aljazeera)
Theo vtc.vn
Con sốt cao, ảnh hưởng đến tim vì mẹ tin vào bác sĩ Google, không đưa con đi khám
Vì mẹ chữa bệnh cho con bằng bác sĩ Google mà bé trai phải uống thuốc tim mạch trong một thời gian dài do bệnh đã diễn biến quá nặng.
Hôm 17/1 vừa qua, Tiến sĩ Chen Murong chuyên khoa nhi người Đài Loan, đã chia sẻ về trường hợp một bà mẹ lên Google tìm cách chữa bệnh cho con khi con trai chị bị sốt. Và sau khi đọc nhiều trang web, bà mẹ phát hiện ra "sốt chỉ là phản ứng của cơ thể để chống lại các vi khuẩn, virus, nên không cần phải quá lo lắng. Mẹ chỉ cần theo dõi con vài ngày là mọi thứ sẽ ổn". Do đó, chị quyết định làm theo hướng dẫn của "bác sĩ Google".
Dù con bị sốt nhưng bà mẹ vẫn để con ở nhà tự khỏi bệnh.
Tuy nhiên, sau hai ngày, bé trai bắt đầu có một triệu chứng gọi là "lưỡi dâu tây". Người mẹ này lại tiếp tục lên Google hỏi ý kiến. Kết quả chị tìm ra hai loại bệnh là: Adenovirus và Kawasaki - đều có triệu chứng lưỡi đỏ như nhau. Đứng giữa hai căn bệnh, bà mẹ này nghĩ rằng con bị Adenovirus, và vì bệnh này không điều trị được bằng thuốc nên chị tiếp tục cho con ở nhà để theo dõi, chứ nhất quyết không đi khám bác sĩ.
Hai ngày sau, bé trai xuất hiện tình trạng "lưỡi dâu tây".
Hai ngày sau, đứa trẻ bắt đầu bị phát ban khắp người cũng không lay chuyển được quyết định của người mẹ.
Cho đến 6 ngày sau, cậu bé bắt đầu bị sốt rất cao. Sau khi lên tìm thông tin trên Internet một lần nữa, chị mới nghi ngờ rằng có thể con mình mắc bệnh Kawasaki. Ngay lập tức, chị vội đưa bé đến bệnh viện để điều trị.
Thậm chí đến khi con phát ban toàn thân, chị vẫn không cho con đi bác sĩ khám bệnh.
Tiến sĩ Chen Murong cho biết khi đến bệnh viện, cậu bé có đôi môi nứt nẻ, lòng bàn tay và bàn chân sưng đỏ, mắt đỏ và lưỡi đỏ như quả dâu tây. Kết quả siêu âm tim cho thấy bé trai bị mắc bệnh Kawasaki nặng đến mức nó đã ảnh hưởng đến tim khiến đứa trẻ phải uống thuốc tim mạch trong thời gian dài.
Theo Mayo Clinic - một trung tâm y tế học thuật tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, bệnh Kawasaki là là bệnh sốt cấp tính, kèm phát ban toàn thân với tình trạng sưng viêm ở các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.
Bệnh Kawasaki thường gây ra các triệu chứng sau:
- Sốt kéo dài trên 5 ngày.
- Kết mạc mắt sung huyết, đỏ.
- Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ.
- Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ.
- Phát ban trên cơ thể.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Bệnh Kawasaki thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng trẻ lớn hơn vẫn có khả năng mắc bệnh. Hiện nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được làm rõ, cũng không có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán căn bệnh này.
Tuy nhiên, cho dù con có mắc bệnh gì đi chăng nữa thì khi thấy con có các dấu hiệu như: sốt, ho, phát ban... tốt nhất các cha mẹ vẫn nên đưa con đi khám bác sĩ để được khám, điều trị đúng bệnh và kịp thời.
Nguồn: W.O.B, ChinaPress
Theo Helino
Kaspersky tại Việt Nam 2 năm liên tiếp lập kỷ lục với mức tăng trưởng 3 con số Trong bối cảnh giảm chung của nhóm sản phẩm Cá nhân, khối sản phẩm B2C của Kaspersky vẫn giữ vững kết quả ổn định trong 3 năm liên tiếp. Khối sản phẩm dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) tăng trưởng chậm hơn so với mảng Enterprise nhưng cũng đạt 2 con số. Năm 2019 tiếp tục là năm Kaspersky Việt Nam...